Ý nhỏ trong việc lớn

16:27 04/09/2008
THÁI BÁ LỢIMột nhà văn lớp đàn anh của tôi tâm sự: Chỉ có miền Trung mới có văn xuôi thôi, vì ở đây từ đất đai, khí hậu con người luôn luôn được thử thách, được cọ xát, được tôi rèn, với hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy mới bật ra tư tưởng, mà văn xuôi là tư tưởng.

Tôi chăm chú nghe ông nói, chỉ nghe mà không dám đàm đạo gì. Thực lòng tôi cũng không biết có phải miền Trung là mảnh đất của văn xuôi hay không? Mà cũng không thể nói ở đâu có điều kiện cho văn xuôi và ở đâu thì không có điều kiện đó. Tôi giữ thái độ lễ phép trước bậc đàn anh khi nghe những lời tâm sự cực đoan của ông.
Một dải đất từ Bỉm Sơn đến Hàm Tân, xe chạy phải tính hàng ngày. Địa hình thay đổi qua hàng trăm cây số: từ Thanh Hoá, vùng đất đã sinh ra hai triều vua đến làng tôi ở Quỳnh Lưu Nghệ An, nơi là bối cảnh mà nhà văn Bùi Hiển viết truyện ngắn đặc sắc "Nằm vạ" cách nhau chưa đầy một trăm cây số mà đã có biết bao nhiêu điều khác biệt, mỗi điều khác biệt đó là một chi tiết lạ làm nên xương thịt của các truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết.
Trong những năm chiến tranh tôi có điều kiện đi đến nhiều nơi, từ vùng đất vĩ tuyến 17, đường 9 ác liệt đến chiến trường Huế trong Tết Mậu Thân và chiến trường khu năm từ năm 1969 đến năm 1975, tuy lúc đấy chưa có ý thức tích luỹ chi tiết để làm tăng vốn sống cho mình để trợ giúp viết văn sau này, nhưng những chi tiết đời sống, những cảnh sắc thiên nhiên cứ dần dà nhập vào mình, tích tụ lại và cũng tự nhiên chúng sẽ hiện ra trên các trang giấy mỗi khi chủ đề xuất hiện.
Hiện nay người ta đang bàn cãi rất nhiều về những điều mà đời sống đang đặt ra, đang vận động một cách chóng mặt với các phương tiện mà khoa học đem lại ngày một tinh vi hơn thì văn xuôi phải thay đổi như thế nào để bắt kịp và phản ánh được cuộc vận động đó. Thời gian đang dồn ép lại. Nhưng các thế hệ có sự xích xa nhau hơn quy trình sự phân biệt giàu nghèo, mà kinh tế thị trường đang mang đến. Nhiều điều của những người 20 tuổi, người 40 tuổi thậm chí 50 tuổi cũng không thể hiểu hết. Tiếng nói chung của các tầng lớp trong xã hội không còn giữ được sự đồng nhất trên nhiều phương diện. Con người ngày càng ít quan tâm đến những giá trị nhân văn vì giá trị đó không phục vụ cho nhu cầu cấp thiết trước mắt họ. Vì vậy, họ sẽ hành động rất bộc phát và nhiều khi không có tính toán gì nhiều. Trước một bối cảnh như vậy văn xuôi phải làm gì?
Phải nói một cách thẳng thắn rằng trong những chục năm gần đây văn xuôi trong địa bàn miền Trung chúng ta và trên cả nước, chưa có những tác phẩm làm xao động đời sống xã hội, nói được những điều mà đời sống xã hội đang quan tâm, đang đặt câu hỏi, đang cần lời giải đáp. Điều đó không có nghĩa là các nhà văn không làm việc, và cũng không phải là không có những tác phẩm đặc sắc. Nhưng với một quỹ thời gian có hạn sau những việc kiếm sống để tồn tại, con người lại có nhiều phương tiện để tiếp thu kiến thức, để giải trí tiện lợi khác thì các tác phẩm văn xuôi phải tung được những đòn mạnh hơn nữa vào đời sống xã hội. Đó là các tác phẩm hay để người đọc không thể xa lánh nó được.
Theo tôi công việc của người viết văn hiện nay cũng chẳng có gì khác mấy so với những người đi trước, có khác chăng thì có người vẫn viết tay và có người làm việc trên máy vi tính. Lại vẫn là phải đề cao những giá trị tinh thần vốn có của con người mà họ chưa bộc lộ hết, hoặc bị vùi lấp dưới những thói hư tật xấu do điều kiện xã hội tạo ra. Các nhà điêu khắc chỉ cần đục bỏ những phần thừa của tảng đá để có tác phẩm tuyệt hảo. Còn những người viết văn xuôi chúng ta dù viết về tiêu cực hay tích cực, viết về điển hình anh hùng hay các vụ án, viết về người lớn hay trẻ con, viết về thiên nhiên được bảo vệ hay đang bị phá hoại, viết về bất cứ đề tài nào thì cũng đạt được mục đích cuối cùng là tôn vinh con người, tôn vinh Con Người viết hoa luôn luôn tiến hoá, bút pháp có lạnh lùng đến đâu sự thật về cái xấu cái ác có được bộc lộ sâu sắc đến đâu thì cái đích đến của văn xuôi cũng như các nghệ thuật khác là làm bộc lộ phần trong trắng, phần sáng suốt nhất, phần nguyên vẹn nhất của con người. Còn tất cả những thứ như thể loại đề tài, chủ đề chỉ là phương tiện. Tất nhiên nhà văn phải dũng cảm. Trong những năm 50 của thế kỷ trước có cuộc đối thoại giữa nhà văn Mỹ Wiliam Faulkner và nhà văn Pháp Allbet Camus, hai nhà văn được giải thưởng Nôben vẫn còn giá trị thời sự bây giờ (đại ý).
A.Camus: Ông nghĩ gì về văn chương hiện nay?
W.Faulkner: Sẽ chẳng có gì cả, muốn có nền văn chương chân chính nhà văn phải thâm nhập vào sự đau khổ, phải có lòng trắc ẩn, có sự thông cảm và một tình thương lớn lao với con người. Các nhà văn lớp trước thành công vì họ đã làm như vậy.
A.Camus: Cái gì cản trở con người làm nên những kiệt tác?
W.Faullkner: Sự sợ hãi, khi con người hết sợ hãi, khi ấy họ sẽ khởi sự viết những kiệt tác.
Quay về hiện thực về mảnh đất và con người miền Trung mà nhiều tác phẩm văn học xuất sắc từ đầu thế kỷ đến nay đã khắc họa một diện mạo văn xuôi với những nét độc đáo riêng. Tuy không được bác học, thanh nhã với ngôn ngữ đẹp như văn xuôi phương Bắc, không được phóng khoáng tươi vui như văn xuôi phương Nam, văn xuôi miền Trung được cái mộc mạc, mạnh mẽ, chắt lọc. Đó là những viên ngọc quý của lớp lớp nhà văn để lại cho hậu thế. Việc tiếp tục sự nghiệp ấy là của thế hệ nhà văn hôm nay. Tôi xin kể chuyện về một con người, mà bản chất cuộc sống của ông rất văn xuôi. Ông là một Thượng tướng, Anh hùng quân đội, trong suốt chặng đường chiến đấu của ông, người ta hình dung ra ông là một người kiên cường, dũng cảm, quyết đoán, có nhiều cách đánh sáng tạo để chiến thắng quân thù. Ông thường nói nếu nhân dân giao lực lượng vũ trang cho tôi dù một tiểu đội hay đến cả quân đoàn tôi đều tìm mọi cách để chiến thắng kẻ thù với thời gian ngắn, hiệu suất cao, tiết kiệm xương máu. Tất cả những điều trên đều đúng về con người ông. Một hôm khi đang làm việc với ông về kinh nghiệm của một trận đánh, trong bản tổng kết có ghi: Thương vong không đáng kể. Ông đưa bản thảo cho tôi và hỏi: "Này ông nhà văn, ông nghĩ gì về mấy chữ này? "Tôi chưa kịp trả lời thì ông nói: "Không thể nói không đáng kể được. Thương vong nào dù nhỏ nhất cũng rất đáng kể phải không ông". Sau đó tôi cầm bút chữa lại thành: thương vong thấp.
Những con người như vậy và vô vàn con người khác quanh ta với đầy đủ bản chất nhân văn của họ đang chờ chúng ta thể hiện lên trang viết. Nhưng anh chị em cầm bút chúng ta đã biết phải có một cơ duyên nào đó, có thể là cảm hứng, phần lớn là do lao động, thì những suy nghĩ, cảm nhận của ta mới truyền đạt một cách thuyết phục đến người đọc qua những con chữ để cùng chúng ta suy ngẫm về những con người sống trên mảnh đất được ví như cái đòn gánh gánh hai đầu đất nước và nếu như tất cả anh chị em chúng ta ngồi đây cùng với những bạn viết đang có mặt ở khắp nơi của đời sống xã hội chân tình giúp đỡ nhau, trân trọng sự lao động của nhau, nói như Maxim Gorki hãy bỏ đi sự chỉ huy nhau và giành lấy quyền dạy bảo nhau tôi tin rằng chúng ta không sợ thiếu những tác phẩm văn xuôi đặc sắc về miền Trung.
T.B.L
(nguồn: TCSH số 164 - 10 - 2002)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • MAI HOÀNGCẩm cù không nổi tiếng bằng một số truyện ngắn khác của Y Ban như Thư gửi mẹ Âu cơ, I am đàn bà, Đàn bà xấu thì không có quà… Không có những vấn đề hot như sex, nạo phá thai, ngoại tình… tóm lại là những sự vụ liên quan đến “chị em nhà Eva”.

  • INRASARATham luận tại Hội thảo “Nhà văn với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước”, Hội Nhà văn Việt Nam, Đồng Nai, 8-1-2009.

  • HOÀNG NGỌC HIẾNWallace Stevens ví hành trình của những nghệ sĩ Tiên phong (hoặc Tiền vệ) của chủ nghĩa hiện đại những thập kỷ đầu thế kỷ XX như những cuộc phiêu lưu của những nhà thám hiểm núi lửa, họ đã đến núi lửa, “đã gửi về tấm bưu ảnh cuối cùng” và lúc này không có ước vọng gì hơn là trở về nhà.

  • TRẦN HOÀI ANH1. Nhà thơ - Người đọc: Niềm khắc khoải tri âmKhi nói về mối quan hệ giữa nhà thơ và độc giả, Edward Hirsch đã viết: “Nhiều nhà thơ đã nắm lấy ý Kinh Thánh Tân Ước “Khởi thuỷ là lời”, nhưng tôi thích ý kiến của Martin Buber trong “Tôi và bạn” hơn rằng: “Khởi thuỷ là những mối quan hệ” (1).

  • VIỆT HÙNGCông tác lý luận phê bình văn học nghệ thuật đang là mối quan tâm lo lắng của giới chuyên môn, cũng như của đại đa số công chúng, những người yêu văn học nghệ thuật. Tình trạng phê bình chưa theo kịp sáng tạo, chưa gây được kích thích cho sáng tạo vẫn còn là phổ biến; thậm chí nhiều khi hoặc làm nhụt ý chí của người sáng tạo, hoặc đề cao thái quá những tác phẩm nghệ thuật rất ư bình thường, gây sự hiểu nhầm cho công chúng.

  • HẢI TRUNGVũ Duy Thanh (1811 - 1863) quê ở xã Kim Bồng, huyện An Khánh, tỉnh Ninh Bình là bảng nhãn đỗ đầu trong khoa thi Chế khoa Bác học Hoành tài năm Tự Đức thứ tư (1851). Người đương thời thường gọi ông là Bảng Bồng, hay là Trạng Bồng.

  • NGUYỄN SƠNTrên tuần báo Người Hà Nội số 35, ra ngày 01-9-2001, bạn viết Lê Quý Kỳ tỏ ý khiêm nhường khi lạm bàn một vấn đề lý luận cực khó Thử bàn về cái tôi trong văn học. Anh mới chỉ "thử bàn" thôi chứ chưa bàn thật, thảo nào!... Sau khi suy đi tính lại, anh chỉnh lý tí tẹo tiêu đề bài báo thành Bàn về "cái tôi"trong văn học và thêm phần "lạc khoản": Vinh 12-2001, rồi chuyển in trên Tạp chí Văn (Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh), số 4 (Bộ mới, tháng 3-4)-2002. Trong bài trao đổi này chúng tôi trích dẫn căn cứ theo nguyên văn bài báo đã in lần đầu (và về cơ bản không khác với khi đưa in lại).

  • TRƯƠNG ĐĂNG DUNGCùng với sự phát triển của một thế kỉ văn học dân tộc, lí luận văn học ở Việt Nam cũng đã có những thành tựu, khẳng định sự trưởng thành của tư duy lí luận văn học hiện đại.

  • NGUYỄN NGỌC THIỆNTrong vài ba thập niên đầu thế kỷ XX, trung xu thế tìm đường hiện đại hóa văn xuôi chữ quốc ngữ, các thể tài tiểu thuyết, phóng sự được một số nhà văn dụng bút thể nghiệm.

  • L.T.S: Trong ba ngày từ 03 đến 05 tháng 5 năm 2005, tại thành phố Huế đã diễn ra hoạt động khoa học quốc tế có ý nghĩa: Hội thảo khoa học Tác phẩm của F. Jullien với độc giả Việt Nam do Đại học Huế và Đại học Chales- de-Gaulle, Lille 3 tổ chức, cùng sự phối hợp của Đại sứ quán Pháp ở Việt Nam và Agence Universitaire  francophone (AUF). Hội thảo có 30 tham luận của nhiều giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu Việt Nam, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc.

  • NGUYÊN NGỌC1- Trong các tác phẩm của F. Jullien đã được giới thiệu ở Việt , tới nay đã được đến mười quyển, tôi chỉ dịch có một cuốn “Một bậc minh triết thì vô ý” (Un sage est sans idée). Tôi dịch cuốn này là theo gợi ý của anh Hoàng Ngọc Hiến. Khi in, cũng theo đề nghị của anh Hiến và của nhà xuất bản, cuốn sách đã được đổi tên ở ngoài bìa là “Minh triết phương Đông và triết học phương Tây”, các anh bảo như vậy “sẽ dễ bán hơn” (!).

  • ĐÀO HÙNGTrước khi dịch cuốn Bàn về chữ Thời (Du temps-éléments d′une philosophie du vivre),  tôi đã có dịp gặp François Jullien, được nghe ông trình bày những vấn đề nghiên cứu triết học Trung Hoa của ông và trao đổi về việc ứng dụng của triết học trong công việc thực tế. Nhưng lúc bấy giờ thời gian không cho phép tìm hiểu kỹ hơn, nên có nhiều điều chưa cảm thụ được hết.

  • NGUYỄN VĂN DÂNTheo định nghĩa chung, xã hội học là khoa học nghiên cứu về các sự việc mang tính chất xã hội. Mặc dù cội nguồn của nó phải kể từ thời Aristote của Hy Lạp, nhưng với tư cách là một ngành khoa học, thì xã hội học vẫn là một bộ môn khoa học khá mới mẻ. Ngay cả tên gọi của nó cũng phải đến năm 1836 mới được nhà triết học người Pháp Auguste Comte đặt ra.

  • MAI VĂN HOANƯớc lệ được xem là một đặc điểm thi pháp của văn học Trung đại. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du sử dụng khá nhiều bút pháp ước lệ. Có điều nhà thơ sử dụng một cách hết sức linh hoạt, sáng tạo nên tránh được sự sáo mòn, nhàm chán. Không những thế bút pháp ước lệ của Nguyễn Du còn góp phần diễn tả một cách tinh tế, sâu sắc tâm trạng nhân vật. Điều đó thể hiện rất rõ qua cảnh Thuý Kiều đưa tiễn Thúc Sinh về tự thú với Hoạn Thư.

  • HÀ VĂN LƯỠNG  Thơ haiku Nhật bản là một sản phẩm tinh thần quý giá của đời sống văn hoá đất nước Phù Tang. Nó là một thể thơ đặc biệt trong thơ cổ truyền của Nhật bản. Phần lớn các nhà thơ haiku đều là các thiền sư. Chính những nhà thơ thiền sư này đã đưa thiền vào thơ. Vì thế, họ nhìn đời với con mắt nhà sư nhưng bằng tâm hồn của người nghệ sĩ.

  • TRẦN THANH HÀVăn học bao giờ cũng gắn bó với thời đại và con người. Đặc biệt trong tiến trình đổi mới hôm nay, xu thế hoà nhập với văn hoá phương Tây đã ảnh hưởng không nhỏ đến văn học Việt . Bởi nó đang tác động tới "ý thức chủ thể" của nhà văn.

  • HOÀNG TẤT THẮNG                1. Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải chỉ là một vị lãnh tụ, một người thầy kiệt xuất của phong trào cách mạng Việt mà còn là một nhà thơ, nhà văn xuất sắc trong nền văn học Việt hiện đại. Bác Hồ chưa bao giờ có ý định trở thành nhà thơ, nhà văn, song các tác phẩm thơ văn ngôn ngữ của Người đã trở thành một mẫu mực, một phong cách đặc biệt cho các thế hệ người Việt tiếp tục nghiên cứu và học tập.

  • NGUYỄN DƯƠNG CÔNĐề tài và chủ đề là hai trạng thái cơ bản nhất, bao dung hết thảy làm nên cấu trúc tổng thể tác phẩm tiểu thuyết. Hai trạng thái đó trong liên kết tương tác gây dẫn nên tất cả những yếu tố ý nghĩa nội hàm tiểu thuyết. Chúng còn đồng thời gây dẫn nên những yếu tố ý nghĩa liên quan nảy sinh trong tư duy tiếp nhận ngoài ý nghĩa nội hàm tiểu thuyết. Nhưng dẫu có như thế, chỉ có thể hình dung cho đúng đắn được đề tài, chủ đề theo định hướng duy nhất thấy chúng trong cấu trúc nội bộ tổng thể tác phẩm tiểu thuyết.

  • NGUYỄN HỒNG DŨNGQuá trình “hiện đại hoá” văn học Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945 diễn ra dưới sự tác động trực tiếp của văn học phương Tây. Gần một thế kỷ nay, khi nghiên cứu những tác động từ bên ngoài vào Việt Nam giai đoạn này các nhà ngữ văn chỉ chủ yếu nhấn mạnh đến ảnh hưởng của văn học Pháp. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến ảnh hưởng của nhà thơ Mỹ Edgar Poe đối với Hàn Mặc Tử, một đỉnh cao của phong trào “thơ mới”.

  • PHẠM PHÚ PHONG            Tiểu thuyết, đó là một trong những sáng tạo kỳ diệu của con người, đó là một đồ dùng, một vũ khí của con người để tìm hiểu, chinh phục dần thế giới và để tìm hiểu nhau và sống với nhau.                                                                                       Nguyễn Đình Thi