(SH) - Người dân sống khu vực Thượng thành Huế đã phải sống treo 20 năm chờ giải tỏa. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến môi trường sống bị ô nhiễm trầm trọng, nhếch nhác với rác thải và chuột. Đây là vấn đề nhức nhối cho cả người dân và cơ quan chức năng, khi khu vực Thượng thành nằm trong Quần thể di tích Cố đô Huế cần được trùng tu và bảo tồn.
Căn nhà lụp xụp của bố con anh Hà Phiên
Rác phủ ngập di sản
Hiện nay, quanh bờ thành Huế nhếch nhác rác thải từ sinh hoạt của những người dân sống ở trên Thượng thành. Có thời điểm, những đống rác cao lên tận bờ thành làm choáng ngợp cả khu di tích này. Chúng tôi có mặt tận nơi để chứng kiến mức độ "khủng kiếp" của rác, những đống rác cao quá đầu người, tỏa ra mùi hôi thối đến rợn người. Bà Trần Thị Tuyết, người dân sống đối diện với khu vực Thượng thành cho biết: "Sáng mở mắt ra đã nhìn thấy những đống rác khổng lồ, buổi chiều tà ngồi hóng gió trước của nhà thì bị mùi hôi thối bốc lên. Lâu lâu, người dân bên đó có đốt rác, vừa khói lại thêm mùi tanh của rác rất khó chịu".
Không chỉ rác ngập lên tận bờ thành mà hồ nước quanh khu vực kinh thành Huế cũng ô nhiễm trầm trọng. Phải tận mắt chứng kiến mới thấy không ở đâu mà nhiều chuột như ở đây. Hàng đàn chuột to nhỏ, hiên ngang chạy qua chân người và tập trung sống quanh khu vực hồ này. Có những con to lù lù, lông thì chỗ có chỗ không, đi rất bình thản ở dưới gầm nhà tạm của người dân. Trước đây, dưới chân tường thành hồ được đào để trồng sen cho vua chúa thưởng ngoạn, nhưng giờ đây quanh hồ chỉ toàn bao nilon nổi lềnh phềnh trên mặt nước, dòng nước đen ngầu. Hồ sen giờ đã trở thành hồ bèo và rau muống, vậy mà cứ sáng sáng người dân vẫn hái rau muống mang ra chợ bán.
Nước sinh hoạt của người dân sống ở khu vực Eo Bầu, Thượng thành TP.Huế thải trực tiếp xuống hồ, chảy qua các bức tường ở bờ thành. Những viên gạch qua năm tháng đã đủ rêu phong, nhưng nay lại càng rêu phong hơn bởi nguồn nước bẩn thải ra, ngấm vào từng viên gạch trong bờ tường. Hầu hết người dân sống ở khu vực này đều là lao động nghèo và do thuộc diện giải tỏa nên cuộc sống rất tạm bợ. Do đó, việc không có nhà vệ sinh và nhà tắm là chuyện "rất bình thường" và họ tự nhiên mà "xả" ra đống rác và hồ.
Sống "treo" hơn 20 năm chờ... giải tỏa?
Tình trạng ô nhiễm trầm trọng trong khu vực Thượng thành Huế đang ở mức báo động, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của chính người dân đang sinh sống ở đây mà cả người dân sống gần khu vực kinh thành. Đặc biệt, từ khi Cố đô Huế đăng cai là "Thành phố Festival", hàng năm diễn ra rất nhiều sự kiện văn hóa - nghệ thuật đặc sắc, nhằm thu hút khách du lịch và quảng bá hình ảnh của đất Cố đô ra ngoài thế giới, chuyện nhếch nhác rác thải, ô nhiễm môi trường sống, cảnh sống chật chội tạm bợ trên tường thành ảnh hưởng tới mỹ quan của khu di tích. Vậy mà vấn đề nhức nhối này đã tồn tại hơn 20 năm qua!
Từ khi Di tích cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1993, người dân đã có thông báo sẽ được đền bù và giải tỏa đến một nơi khác sinh sống. Vậy mà 20 năm qua, người dân khu vực Thượng thành chờ "mòn mắt" mà vẫn chưa thấy giải tỏa. "Có an cư mới lập nghiệp được, chính quyền nói chúng tôi đi thì chúng tôi phải đi, nhưng đã 20 năm nay chờ hoài mà vẫn chưa được đi? Đi hay ở thì phải nói cho rõ để người dân còn làm ăn sinh sống cho ổn định, cứ họp lên rồi lại họp xuống xong đâu lại vào đó. Mong các cơ quan chức năng "dứt khoát" để chúng tôi không phải sống trong cảnh thấp thỏm chờ đợi", chị Nguyễn Thị Hoa bức xúc về việc di dời quá lâu của chính quyền.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, khu vực Thượng thành và Eo Bầu, vẫn còn trên 800 hộ dân sinh sống đang chờ để được di dời giải toả. Theo lộ trình từ giai đoạn 2012-2016, chính quyền TP.Huế tiếp tục xây dựng 27 chung cư để di dời giải tỏa các hộ dân sống tại đây. Trong tổng thể dự án tu bổ Kinh thành Huế 1.200 tỷ đồng, trong đó hợp phần giải phóng mặt bằng 780 tỷ đồng. Trong hợp phần này phải xây dựng 27 khối nhà chung cư 4 tầng và trong năm 2012 mới thực hiện 3 chung cư 4 tầng tại Hương Sơ, số chung cư còn lại sẽ xây dựng tại khu quy hoạch phía Tây phường An Hoà, thành phố Huế.
Trao đổi với PV, ông Trần Đức Thủy - chủ tịch UBND phường Thuận Thành, TP. Huế cho biết: "Vì không có đủ điều kiện về tài chính, chưa có ngân sách nên cơ quan chủ quản đầu tư phải làm từng phần. Hiện, chúng tôi vẫn đang tiến hành đo đạc, kiểm tra, áp giá đền bù và chia ra nhiều đợt để thực hiện, cố gắng để người dân có một cuộc sống mới, chấm dứt tình trạng môi trường sống bị ô nhiễm như hiện nay".
Theo Hoàng Yến (Báo Người Đưa Tin)
(SH) - Đây là một trong những hoạt động thực hiện chương trình đã ký kết giữa 5 vùng kinh đô cũ của Việt Nam.
(SH) - Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, Đội Công tác xã hội thanh niên TT Huế ( thuộc Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi TT Huế) tổ chức chương trình “Vui Tết thiếu nhi cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”.
(SH) - Chiều ngày 27/5, tại 20 Lê Lợi ( Huế) Trung tâm học liệu - Đại học Huế đã tổ chức buổi tọa đàm đàm “Bảo tồn và gìn giữ kho tư liệu văn hóa lịch sử Huế cho thế hệ mai sau”. Tham dự tọa đàm có các nhà nghiên cứu Huế, những người quan tâm đến Huế và sinh viên Đại học Huế.
(SH) - “Nỗi niềm đấng quân vương” là tác phẩm do Nhà hát nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế dàn dựng đã được trao giải Bạc trong lễ bế mạc cuộc thi Nghệ thuật sân khấu Tuồng và Dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2013 diễn ra tại Trung tâm văn hóa tỉnh Quảng Nam, thị xã Tam Kỳ vào tối 26/5.
(SH) - Huế đang mùa sen và đại lễ Phật đản (2557), đâu đâu cũng thấy hình bóng hoa sen. Sen trên các poster, hoa đăng trang trí. Trong biển hoa sen ấy còn có những tranh sen của họa sĩ trẻ Lại Thanh Dũng.
(SH) - Ngày 25/5/2013, tại 26 Lê Lợi, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã chủ trì cuộc họp nhằm giải quyết và đưa ra kết luận cuối cùng xung quanh chuyện chiếc huy chương vàng không “chính chủ” gây xôn xao dư luận trong Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Bắc miền Trung tổ chức tại Huế vừa qua.
(SH) - Sáng ngày 22-5, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã chính thức khởi công trùng tu các công trình Dũ Khiêm Tạ, Xung Khiêm Tạ, Khiêm Cung Môn thuộc lăng vua Tự Đức. Đây là dự án do Ban Quản lý dự án di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư, Công ty CP Tu bổ di tích Trung ương thi công.
(SH) - Ngày 18/5, tại chái đông Điện Thái Hòa (Đại Nội), Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm Phiên bản ấn vàng triều Nguyễn và văn bản hành chính.
(SH) - Khi 7 đóa sen hồng được thắp sáng trên dòng Hương thơ mộng cũng là lúc báo hiệu mùa Phật Đản năm 2013 (Phật lịch 2557) đã về.
(SH) - Sau khi được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô (TTBTDTCĐ) Huế đồng ý cho sửa chữa nhà (là quyết định trái thẩm quyền), 2 hộ dân sinh sống tại khu vực 1 của Di tích Lục Bộ đã đập bỏ nhà cấp 4 đang thuê ở để xây dựng nhà 2 tầng kiên cố.
(SH) - Huế đang nỗ lực xây dựng một môi trường du lịch tươi đẹp, thân thiện nhằm tạo ra ấn tượng đối với khách du lịch bốn phương. Tuy nhiên, hàng ngày vẫn có nhiều hành vi của những người làm du lịch đi ngược với mục tiêu này.
Tiếp nối những thành công từ chương trình “Ngôi nhà mơ ước” đã thực hiện tại Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế trong năm 2012, Công ty Bia Huế tiếp tục đến với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, tiếp thêm nguồn lực để họ sớm “an cư, lạc nghiệp”.
Chiều ngày 12/5/2013, tại khuôn viên lăng Tự Đức, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Khai mạc triển lãm mỹ thuật tổng kết trại sáng tác “Dấu thời gian”.
Đi trên quốc lộ 1A , khi qua thị trấn Lăng Cô, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, bạn sẽ nhìn thấy đầm Lập An. Cảnh đẹp thanh bình nơi đây mỗi khi chiều về sẽ khiến lòng bạn xao xuyến.
Tại thống Festival Nghề truyền Huế 2013, lần đầu tiên một cặp đèn pháp lam khổng lồ và hết sức độc đáo đã được trưng bày tại khu vực công viên Tứ Tượng (TP.Huế).
Đây là Liên hoan ảnh nghệ thuật do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp Liên hiệp Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức đã khai mạc sáng nay 28-4 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Tại thành phố Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa cùng với Văn phòng Di sản Thế giới Luangprabang (Lào) ký kết thỏa thuận trao đổi hợp tác trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Nhịp sống biển Đông là cuộc thi diễn ra trên chuyên trang tuoitre.vn/Nhipsongbiendong từ ngày 5-10-2012 đến 15-3-2013.
Nhà sưu tập Dương Phú Hiến đến từ Hà Nội và đem đến Huế những hiện vật vô cùng quý giá nằm trong số 40 nghìn hiện vật vô giá mà ông đang sở hữu.
Theo Ban Tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế 2013 cho biết, với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt,” Festival lần này đã nhận được đăng ký của 33 làng nghề (trong đó có 12 làng nghề của các địa phương trên cả nước, còn lại là của các địa phương trong tỉnh), với trên 170 nghệ nhân