Xót thương cùng Huế qua một bài thơ

08:48 01/11/2009
NHẬT CHUNG       (Đọc bài thơ XÓM LỤT của anh Phạm Xuân Phụng)Anh Phụng là bác sĩ ở Bệnh viện Trung ương Huế. Tôi tìm hết trong tuyển tập HAI THẬP KỶ THƠ HUẾ, chỉ duy nhất bài thơ này viết về cảnh lụt lội hàng năm vẫn xảy ra ở mảnh đất nghèo khó. Trong những ngày đau buồn, khi nước vừa rút, trắng bợt trước mắt tôi những bài thơ tình èo uột nỉ non ẻo lả, và đứng dậy trước mắt tôi một bài thơ XÓM LỤT.

Hình ảnh về trận lụt tháng 11 - 1999 ở Huế

 "Kính tặng bà con Tây Linh" - phải đây là cái xóm mà Hoàng Đình Thạnh đã chèo xuồng bươn bả trong nước xoáy một ngày để cứu bà con lối xóm, và cuối ngày anh đã hy sinh cùng bà mẹ già và đưa con thơ dại?

                        "Mỗi năm đến tháng lụt
                        cả xóm tôi đều lo
                        chạy heo gà gạo củi
                        lụt lần nào cũng to

                        Ôi! cái xóm tội tình
                        mưa chỉ vài ba trộ
                        đất đá đã nổi sình
                        người đua nhau chổng vó

                        Trăm người làm trăm nghề
                        đến ngày lụt, tháng lụt
                        đều làm lính Thủy Tề
                        lội ì à ì ộp

                        Chó cuống cuồng chạy chỗ
                        gà táo tác tìm cây
                        chuột hết đường nhí nhố
                        ruồi ướt cánh ngừng bay

                        Có điều vui vẻ nhất
                        thường ngày gặp, ít chào
                        đến ngày lụt, tháng lụt
                        í ới gọi tìm nhau

                        Chỉ buồn không hiểu sao
                        dù năm nào cũng lụt
                        phù sa không bám đất
                        nên xóm tôi không giàu!"


Một bài thơ ngũ ngôn tự sự, viết như nói, nói như kể, kể như nửa khóc nửa mếu nửa cười. Đây là bài thơ viết trước khi có trận lũ lụt kinh hoàng vừa xảy ra tại Huế, nên chưa thấy cái không khí kinh hoàng trong từng câu chữ, nhưng nó cũng đủ nhói vào ta những cảnh tả thực về lụt ở một xóm trũng, xóm nghèo. Ở đời "nước chảy chỗ trũng", nhưng đây là nước lũ, nước lụt, chứ đâu phải tiền của gì cho cam! "Cái xóm tội tình" ấy, "mưa chỉ vài ba trộ" đã ngập lê mê, nói chi tới lũ quét, lụt tràn? "Chó cuống cuồng chạy chỗ- Gà táo tác tìm cây- Chuột hết đường nhí nhố...", chao ôi là cảnh chạy lụt, tả như thế sinh động đến muốn khóc, dù có câu thơ lại như cái nhếch mép cười cay đắng. Người Huế là vậy, bao nhiêu nỗi đau, bao nhiêu cay đắng lặn vào trong, nuốt vào trong, để cố nở một nụ cười. Cái nụ cười khiến ta chết lặng.

                        "Có điều vui vẻ nhất
                         thường ngày gặp, ít chào
                        đến ngày lụt, tháng lụt
                        í ới gọi tìm nhau"


Đấy là cái tình làng nghĩa xóm, cái tình của người đồng bào không chỉ một xóm một làng. Đó là điều lạ lùng đến kỳ diệu của người Việt mình, mỗi khi một vùng nào trong nước gặp tai ương, cả nước chợt bừng tỉnh, siết chặt vòng tay quanh vùng hoạn nạn, chia sẻ đến từng miếng ăn miếng uống, chia sẻ cả tính mạng vì đồng bào, đồng loại. Riêng điều đó đủ cho ta tự hào mình là người Việt. Những "í ới gọi tìm nhau" ấy đang diễn  ra trong cả nước giờ đây, trước tai ương và nỗi đau khôn cùng của Thừa Thiên Huế, của Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Ngãi... Miền Trung của tôi, giống như cái xóm nhỏ của anh Phạm Xuân Phụng, "chỉ buồn không hiểu sao, dù năm nào cũng lụt" mà "phù sa không bám đất", nên lá đã rách càng rách thêm. Dù có những "lá lành bất ngờ" cứ ăn vào lá rách, thì ở dải đất nghiệt ngã này, "lá rách" vẫn là đa số, vẫn 90%, vẫn "nhất trí"... nghèo khổ. Bao giờ cho tới... bao giờ, cho cây lúa trỗ ngập bờ nắng lên... Thơ không chỉ có tiếng cười, thơ còn là tiếng khóc, là nỗi đau. Dù ít, nhưng trong thơ Việt Nam chưa bao giờ ngưng "dòng thơ chạy lụt", kể từ những câu thơ nổi tiếng thương dân, thương người của Nguyễn Khuyến:

            "Quay Mễ Thanh Liêm đã vỡ rồi
            Làng ta thôi lại lụt mà thôi..."

Quảng Ngãi 11-11-1999
N.C
(130/12-1999)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Theo định nghĩa hiện nay, trường ca là một tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình.

  • (Phát biểu ý kiến góp phần vào nội dung Đề án Nghị quyết về “Xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH...” của Ban Tuyên giáo Trung ương).

  • 1. Cuốn sách về nhà tình báo nổi tiếng - anh hùng Phạm Xuân Ẩn (PXÂ) của giáo sư sử học người Mỹ Larry Berman, khi được xuất bản bằng tiếng Việt có thêm phụ đề “Cuộc đời hai mặt không thể tin được của Phạm Xuân Ẩn”.

  • Lâm Thị Mỹ Dạ là một nhà thơ trưởng thành trong phong trào chống Mỹ. Nhắc đến thơ chị, người ta thường nhớ đến những bài thơ mang đậm âm hưởng sử thi như Khoảng trời, hố bom, hoặc dịu dàng, nữ tính nhưng không kém phần thẳng thắn như Anh đừng khen em, hoặc nồng cháy yêu đương như Không đề…

  • "Không có cách khác, thưa ngài. Tất cả cái gì không phải văn xuôi thì là thơ; và tất cả cái gì không phải thơ thì là văn xuôi"(Gã tư sản quý tộc, Molière). Trên đây là định nghĩa "thâm thúy" của thầy dạy triết cho ông Jourdain, người mà đã hơn bốn mươi năm trời vẫn sai bảo người ăn kẻ làm, vẫn hằng ngày trò chuyện với mọi người bằng "văn xuôi" mà không tự biết.

  • Trong những vấn đề mới của lý luận văn học hiện nay, các nhà nghiên cứu thường nói đến chức năng giao tiếp của văn học. Khi nói văn học có chức năng giao tiếp thì cũng có nghĩa cho rằng văn học ở ngoài giao tiếp.

  • PHONG LÊ …Không đầy hai thập niên đầu thế kỷ, trong những thức nhận mới của đất nước, nền văn chương- học thuật của dân tộc bỗng chuyển sang một mô hình khác- mô hình quốc ngữ, với sức chuyên chở và phổ cập được trao cho phong trào báo chí, xuất bản bỗng lần đầu tiên xuất hiện và sớm trở nên sôi nổi như chưa bào giờ có trong ngót nghìn năm nền văn chương học thuật cổ truyền…

  • Vừa qua bà văn sĩ Nguyễn Khoa Bội Lan ở Phú Thượng (Huế) đột ngột gọi dây nói cho tôi than phiền về những chi tiết sai với lịch sử trong bài Phạn Bội Châu với Hương Giang thư quán của  Chu Trọng Huyến đăng trên Tạp chí Sông Hương số 116 (10. 1998)

  • Chúng tôi cho rằng trong lịch sử văn học Việt chỉ có Chí Phèo mới là một hình tượng đích thực. Chí Phèo là hiện thân của sự tồn tại vĩnh cửu của bản ngã VÔ CAN. 

  • Đó là bản đàn Thúy Kiều đàn cho Kim Trọng nghe lần cuối trong ngày tái hợp. Bản đàn chứa đầy những mâu thuẫn nghịch lý, bởi vì cũng như bao lần trước, lần này vẫn là bản “bạc mệnh” năm xưa. Nhập hồn Kim Trọng, Nguyễn Du bình luận:                Lọt tai nghe suốt năm cung                Tiếng nào là chẳng não nùng (*) xôn xaoTác quyền và nghệ nhân biểu diễn vẫn là nàng Kiều chứ không còn ai khác, nhưng thật lạ:                Xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy?Kim Trọng, tri âm và trong cuộc vẫn không khỏi "hồ đồ", huống gì chúng ta, những người đến sau Nguyễn Du muộn hơn hai thế kỷ? 

  • Có thể nói, học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết, là học tập cách viết và cách lập luận chặt chẽ qua từng câu chữ, mỗi trang văn chính luận. Những văn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Tuyên truyền”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn Độc lập” luôn là những áng văn mẫu mực về phong cách ngôn ngữ ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác và giàu cảm xúc. 

  • NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP1. Đội ngũ các nhà văn trẻ mà tôi nói tới trong bài viết này là những cây bút sinh ra sau 1975. Biết rằng trong văn chương, khái niệm trẻ/ già chỉ là một khái niệm có tính “tương đối” vì già hay trẻ đều phải nỗ lực để tạo nên những tác phẩm xuất sắc, vị trí của họ phải được đánh giá thông qua tác phẩm chứ không phải từ những chiếu cố ngoài văn học. 

  • NGUYỄN KHẮC PHÊTrong văn chương, cách gọi “chủ nghĩa” này hay “chủ nghĩa” khác đều không ổn, thậm chí có hại vì vô hình trung như thế là cách buộc nhà văn theo “một con đường” vạch sẵn mà từ hơn nửa thế kỷ trước, Hải Triều đã lên án...