Waka giới thiệu mô hình sáng tác theo nhóm

09:55 27/11/2018

Dự án Nhóm 4. 0 của Nền tảng Xuất bản Điện tử Waka, là dự án sáng tác theo mô hình nhóm đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng và triển khai với kỳ vọng tạo ra một sân chơi hỗ trợ các tác giả trẻ yên tâm phát triển sự nghiệp sáng tác của mình.

 

Một số tác phẩm văn học đầu tay của Nhóm 4.0 được Waka liên kết với các nhà xuất bản trong nước xuất bản và giới thiệu đến bạn đọc

Dự án Nhóm 4.0 được Waka đã khởi động cách đây một năm, đã liên kết với các nhà xuất bản trong nước, giới thiệu đến độc giả Việt Nam 5 tác phẩm đầu tay, bao gồm: Không thể chạm vào em (viết về cộng đồng LGBT - đề tài khá gây tranh cãi ở Việt Nam), Nơi giấc mơ em thuộc về, Cái chết ảo, Kết giới (truyện giả sử, giả tưởng được viết theo dạng bộ lớn gồm nhiều tập) và Nàng Lọ Lem và chàng Hoàng Tử Béo. Các tác phẩm đều thu về số lượt đọc lên đến hàng trăm nghìn và nhận được nhiều phản hồi tích cực của độc giả.

Nhóm ra đời với ba mục tiêu đó là: Thứ nhất, các tác giả sẽ sáng tác theo nhóm thay vì làm việc đơn lẻ. Các tác giả sẽ sáng tác theo nhóm, mỗi cây viết là một mắt xích trong chuỗi giá trị hình thành nên tác phẩm, họ sẽ cân bằng với nhau về văn phong, hợp tác với nhau về định hướng triển khai nội dung và bổ trợ cho nhau về tổng thể để mang lại sự hài hòa cho tác phẩm.

Thứ hai, Nhóm nhắm vào thị trường văn học mạng, chuyên viết truyện dài kỳ và khai thác đa dạng các thể loại khác nhau. Đây là mảng tác phẩm có dung lượng thị trường lớn và thu hút được nhiều độc giả nhất.

Thứ ba, Nhóm sẽ đào tạo các tác giả trẻ trở thành những tay viết chuyên nghiệp, làm việc chuyên nghiệp theo kế hoạch và theo nhóm. Sự va chạm, yêu cầu phải phối hợp và thích nghi với đồng nghiệp cũng như đòi hỏi phải đa dạng hóa văn phong, chủ đề khai thác sẽ giúp các tác giả trẻ mài giũa tài năng, tôi rèn ý chí và định hình rõ rệt niềm đam mê của mình. Một khi các tác giả dù làm việc một mình hay cùng nhau,  họ cũng sẽ đóng góp cho văn đàn Việt Nam những tác phẩm giá trị.

Tác giả Trương Thanh Thùy, Trưởng nhóm Nội dung của Nhóm 4.0 cho biết: “Mô hình sáng tác nhóm vốn đã có trên thế giới khá lâu rồi, nay Việt Nam mình mới có; chúng tôi lại là nhóm đi tiên phong nên gặp khá nhiều khó khăn trong thời gian đầu. Tuy nhiên, các tác giả trẻ đến với nhóm này đều thừa "lửa", đủ ham muốn học hỏi... nên các bạn tiến bộ rất nhanh; và minh chứng rõ ràng nhất có thể thấy là ở các tác phẩm của nhóm. Đến thời điểm hiện tại, chưa thể nói chúng tôi đã thành công; nhưng tôi dám cam đoan Nhóm 4.0 sẽ luôn giữ được tinh thần này và không ngừng học hỏi để cùng nhau tiến bộ. Tôi thật sự tự hào khi được là một thành viên trong nhóm đặt viên gạch đầu tiên cho con đường biến sáng tác văn chương thành một nghề nghiệp ổn định.”

Hiện tại, Nhóm 4.0 có 20 thành viên, làm việc tại văn phòng Waka ở cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Đến thời điểm này, có thể khẳng định việc thành lập và vận hành Nhóm 4.0 là một bước đi chiến lược của Nền tảng Xuất bản Điện tử Waka trên hành trình chinh phục thị trường sách điện tử tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức. Sẽ cần thêm thời gian để Nhóm 4.0 có thể sáng tác thêm nhiều tác phẩm lớn và thực sự ghi dấu thành công trên văn đàn Việt Nam.

 

     

 

Waka là nền tảng xuất bản điện tử trực thuộc Công ty Cổ phần Bạch Minh (Vega Corporation). Tính đến nay, Waka có 3,5 triệu người đọc, và con số này đang trên đà tăng trưởng với tốc độ 40-50% mỗi năm. Bên cạnh việc triển khai mô hình kinh doanh nền tảng để chia sẻ hạ tầng điện tử đã dày công phát triển với nhiều nhà xuất bản khác trong cả nước, Waka còn tiên phong nghiên cứu và thực hiện những ý tưởng sáng tạo để đóng góp tích cực cho sự phát triển của lĩnh vực xuất bản sách điện tử tại Việt Nam. Dự án Nhóm 4.0 là một trong những sáng kiến đó, thể hiện tầm nhìn và giá trị cốt lõi mà Waka theo đuổi: hoạt động vì sự phát triển tri thức của người dân Việt Nam

 

     

 


Phương Anh (tổng hợp)

 

 


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • . Hai năm sau kể từ khi Julia Kristeva đưa ra khái niệm liên văn bản (intertextuality), Roland Barthes đã đi xa hơn nhiều qua một tuyên bố gây sốc: Cái chết của tác giả (The Death of the Author, 1968). Những quan niệm mới mẻ của các nhà khoa học một thời từng là trụ cột của chủ nghĩa cấu trúc đã chính thức khép lại vai trò của isme này và mở ra giai đoạn hậu cấu trúc. Trong quan niệm mang tính gây hấn của họ, người đọc, từ chỗ là kẻ bên lề, đã chính thức bước vào vị thế trung tâm với tư cách là kẻ có quyền năng tối thượng trong việc thiết lập mối quan hệ và ý nghĩa giữa văn bản và liên văn bản, giữa văn bản và các thiết chế văn hóa đã tạo ra nó(1).

  • Tiểu thuyết về giải phóng miền Nam Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.1975 của nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh đã vượt qua tiểu thuyết về chiến tranh biên giới phía Bắc Mình và họ của Nguyễn Bình Phương, tác giả xuất sắc của văn học đương đại.

  • “Tay chơi” Nguyễn Quang Sáng rời xa cõi tạm, “trưởng lão” Tô Hoài về với “Cát bụi chân ai,” nhà văn của đất và người phương Nam - Anh Đức về với đất Mẹ, tác giả của “Biển và chim bói cá” - nhà văn Bùi Ngọc Tấn kết thúc hành trình sống và viết…

  • "Những đỉnh núi du ca" là công trình nghiên cứu mới nhất về tộc người H'mông của nhà nghiên cứu trẻ Nguyễn Mạnh Tiến (ảnh bên), người đã cố công lang thang suốt ba năm trên khắp miền núi phía Bắc mà trọng tâm là cao nguyên đá Đồng Văn để tìm kiếm cho mình một lối tiếp cận khả dĩ nhất để giải mã những phản ứng phức tạp của tộc người vừa đặc biệt, vừa hấp dẫn nhưng cũng không ít bí ẩn.

  • "Có một phố vừa đi qua phố" - tập di cảo của cố tác giả Đinh Vũ Hoàng Nguyên - là một trong bốn tác phẩm văn học đoạt giải "Văn học Nghệ thuật Thủ đô 2014".

  • Nhà văn quân đội có tiếng Đình Kính (Hải Phòng) viết ở nhiều lĩnh vực: Tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, kịch bản phim. Mảng chủ đề lớn mà ông đeo đuổi là biển và những người lính biển, với các tác phẩm “Sóng cửa sông” (1976), “Đảo mùa gió” (1978), “Lính thủy” (1978), “Người của biển” (1985) - Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng, “Sóng chìm” (2002), “Huyền thoại tàu không số” (2012) - 2 tác phẩm này đều đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn VN. Phóng viên Báo Lao Động đã phỏng vấn ông…

  • Trong tiểu thuyết Xác phàm, nhà văn Nguyễn Đình Tú dùng hình ảnh “mùi buồn” để gợi lại ẩn ức về một cuộc chiến tranh.

  • Bất kỳ người cầm bút nào cũng đều mơ ước rằng tác phẩm của mình sẽ trở thành sách gối đầu giường của hàng triệu người. Sao chúng tôi - những nhà văn, nhà thơ Việt Nam lại không mong muốn một ngày tác phẩm của mình hiện diện trên các ngôn ngữ của dân tộc khác chứ?

  • NGUYỄN NHẬT ÁNH

                   Tạp văn

  • Nhà văn Tô Hoài - tác giả của cuốn sách "Dế mèn phiêu lưu ký"  khiến bao thế hệ bạn đọc Việt Nam say mê - đã từ trần vào trưa 6.7.2014 tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 95 tuổi. 

  • Nobel Văn học là đỉnh cao nhưng không phải đỉnh cao nào cũng làm hoan hỉ tất cả mọi người. Việc lựa chọn của viện Hàn lâm Thuỵ Điển những năm gần đây chắc chắn sẽ làm chạnh lòng những ai đã trót yêu thích thế giới văn chương của Kafka, Jorge Louis Borges, Umberto Eco, Robbe – Grillet, Italo Calvino…

  • Ngày nay, nhìn lại chủ trương cách mạng của Phan Châu Trinh cách đây hơn một thế kỷ, một lần nữa chúng ta lại thấy tầm nhìn của một người mang khát vọng Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh

  • Lần nào ra Hà Nội, dù dài ngày hay chỉ là thoáng chốc, nhà văn Trần Thùy Mai cũng tới ngồi uống cà phê ở nhà hàng Thủy Tạ nhìn ngắm hồ Gươm và hẹn bạn bè tới gặp gỡ chuyện trò. Hỏi vì sao chị chỉ chọn mỗi chỗ này, Trần Thùy Mai bảo: “Là vì ở đây là “Hà Nội nhất”, lại có thiên nhiên bao quanh, giống như  bờ sông Hương ở Huế vậy…”.