Tháng 3 năm nay, tên tuổi Vương Hồng Sển trở lại với bạn đọc qua quyển di cảo Chuyện cũ ở Sốc Trăng.
Ảnh: L.ĐIỀN
Lại bắt gặp giọng kể chuyện nhẩn nha dây cà ra dây muống mà vẫn rất duyên của ông già gốc lục tỉnh. Qua từng trang sách, người đọc cảm như mình đang đối diện với một ông già vừa "lợi hại" vừa xuề xòa, thế nên sẵn sàng lót dép ngồi hóng chuyện. Mà toàn chuyện hay, chuyện có ích cho sự học.
Cụ Vương Hồng Sển viết quyển này từ năm 1986, đến nay đã ngót 34 năm sách mới xuất bản, đây cũng là một câu chuyện.
Duyên cớ để tác giả khởi thảo quyển sách này - viết về nơi nhau rún của ông - là lời đề nghị của những bạn đồng hương, muốn có một công trình khảo cứu về Sốc Trăng (Sóc Trăng - theo cách viết của tác giả).
Thế nhưng không như cái nhan đề gói hẹp ấy, có đọc cụ Vương mới biết chính cái sự dông dài trong trang viết của cụ hóa ra không thừa thãi chút nào.
Chẳng hạn, cụ Vương không chỉ viết chuyện Sốc Trăng, mà nhân đó cụ thuật lại hành trình Nam tiến của nước Việt.
Thuật chuyện xa mà vẫn thấy gần, bởi chính mảnh đất Nam Kỳ mà cụ thể là miệt Srok Khléang, Srok Bassac (tức vùng từ Cần Thơ, Sốc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau) khi chính thức nhập thành đất nước Việt Nam, quá trình Nam tiến mới hoàn tất, và hình hài Tổ quốc mới có "hình chữ S" như cách ví lâu nay.
Câu chuyện của Sốc Trăng vì thế hóa thành câu chuyện của cả Nam Kỳ lục tỉnh. Từ thuở xưa, đất này thuộc người Chăm, rồi người Khmer đến ở, sau đó lịch sử biến động đến chừng họ Mạc làm chủ, rồi chúa Nguyễn sở hữu và sáp nhập để thành phần lãnh thổ cuối cùng của Tổ quốc...
Nhưng thú vị nhất phải kể đến các đoạn cụ Vương Hồng Sển lý giải các địa danh Nam Kỳ. Những cách cắt nghĩa đôi khi sẽ trở thành đề tài cho học giới bàn tiếp, nhưng có hề gì, trong mạch chuyện của cụ ở đây, người đọc tưởng mình như đang đối diện với một pho từ điển sống.
Như Rạch Giá tên Khmer là Kra Muon Sor, nghĩa là sáp ong trắng, từ đây mới biết chữ Giá chỉ cây giá - một loại cây cùng họ với tràm tiêu biểu của xứ này mà ong làm tổ cho ra loại mật, sáp màu trắng...
Hay như cái cà ràng người miền Tây lâu nay vẫn hiểu là cái bếp củi, nó vốn mang tên Khmer là châng-kran - là cái lò lửa dời đi được.
Càng đọc càng thấy cái biết của mình về đất Nam Kỳ được mở ra...
Theo Lam Điền - TTO
Cảm hứng thi ca gợi lên từ những dòng sông lâu nay đã đeo, đã bám vào nhiều nhà thơ. Và quả thật, cũng có nhiều bài thơ hay được hình thành. Nhưng làm hẳn 108 bài thơ về một dòng sông - sông Thương - như Nguyễn Phúc Lộc Thành vừa công bố, thì quả là hiếm.
Các tập truyện vừa "tái ngộ" bạn đọc gợi nhớ phong vị văn chương đặc sắc của làng viết hơn 20 năm trước.
Những ồn ào, náo nhiệt dừng sau cánh cửa. Phan Hồn Nhiên bước vào quán cà phê, ít nhiều gợi liên tưởng tới hình ảnh của phụ nữ Hà Nội xưa, nhưng ẩn trong dáng vẻ ấy là đam mê văn chương đầy mãnh liệt.
Diệu Ái (31 tuổi) là một trong những tác giả trẻ hiện nay của Quảng Trị, đang nỗ lực không ngừng để dần khẳng định tên tuổi của mình trong lòng bạn đọc yêu văn chương.
Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2018, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam uỷ quyền cho Liên chi hội Nhà văn Việt Nam khu vực phía Bắc tổ chức Hội thảo: “Tác phẩm hay - đích đến và giải pháp”. Hội thảo diễn ra ngày 7/9/2018 tại Nhà khách Đoàn 16 - Khu du lịch Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên.
Nét chữ áo thơ hiện dáng người là tên buổi tọa đàm về cuốn sách Đốt lò hương cũ của cố thi sĩ Đinh Hùng nhân dịp cuốn sách được tái bản và ra mắt tại Hà Nội vào sáng 6/9. Buổi tọa đàm có sự tham gia của Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Tiến sĩ văn học Nguyễn Thanh Tâm, Tiến sĩ ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ.
"Miếng ngon nhớ lâu". Đọc câu thơ hay cũng tựa như được ăn miếng ngon. Khó quên. Thơ về hạt mưa, xưa nay thiên hạ đã tìm cảm hứng và đã viết.
Tác phẩm tái hiện kỷ niệm, tình bạn của những đứa trẻ sống trong khu tập thể cũ ở Hà Nội.
Cuộc tình và sự nghiệp của cặp vợ chồng nhà thơ Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh đã nổi tiếng và được ngưỡng mộ như một hiện tượng trong giới văn nghệ sĩ Việt Nam. Dù thời gian chia xa đã 30 năm nhưng người thân, bạn bè và công chúng vẫn chưa bao giờ nguôi quên tài năng của cặp đôi này.
Tập truyện ngắn “Đạo sắc màu máu” của tác giả Từ Khôi do NXB Thanh Niên vừa xuất bản gồm 7 truyện viết về 5 nhân vật lịch sử. Mỗi tác phẩm đều có những chi tiết tạo nên dư ba. Những chi tiết này có thể rất ít người biết.
10 năm sau ngày nhà văn Sơn Nam rời cõi tạm, những di sản mà "ông già Nam bộ" để lại khiến nhiều người ngưỡng mộ. Không chỉ những người thân thiết với ông, độc giả khắp nơi cũng chung tay vì những di sản mà ông để lại.
Cầm bút từ khi còn mặc áo lính nhưng Trung Trung Đỉnh tự nhận thuộc lớp nhà văn trưởng thành sau 1975. Bên cạnh mảng đề tài lớn về cuộc sống và chiến đấu của đồng bào Tây Nguyên (Lạc rừng, Lính trận, Ngược chiều cái chết...) là những tác phẩm viết về đề tài hậu chiến, với Ngõ lỗ thủng, Tiễn biệt những ngày buồn... đi sâu vào guồng quay âm thầm mà khốc liệt của hiện thực đời sống mới với “trăm chiều dở dang”.
NXB Trẻ tái bản sách, trao học bổng cho học trò nghèo, mở cuộc thi bình văn Sơn Nam và nhiều hoạt động tưởng nhớ "Ông già Nam bộ".
Nhà văn Trung Trung Đỉnh thuộc thế hệ các nhà văn trưởng thành sau năm 1975 với những tiểu thuyết viết về đề tài Tây Nguyên và cuộc sống, xã hội thời hậu chiến được giới chuyên môn và bạn đọc yêu thích. Sáng 21/8 tại Hà Nội, Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu và ra mắt bộ 7 cuốn sách của nhà văn Trung Trung Đỉnh cùng buổi trò chuyện mang tên: Những khoảnh khắc đời người.
32 truyện ngắn, cực ngắn của Nguyễn Hoàng Anh Thư dùng hình ảnh siêu thực để khắc họa ẩn dụ về đời sống.
Nhằm góp phần khẳng định tầm vóc của Á Nam Trần Tuấn Khải, hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của ông đã diễn ra ngày 18-8 tại Hà Nội với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu và đông đảo những người yêu thơ Việt Nam.
Bên cạnh mảng đề tài chiến tranh cách mạng, nhà văn quân đội Hữu Mai (1926 – 2007) còn là cây bút viết truyện trinh thám hàng đầu nước ta.
Môi trường thiên nhiên đang bị xâm hại nghiêm trọng trong nhiều năm qua. Ngoài báo chí, không ít tác phẩm văn chương của các nhà văn Việt Nam và thế giới đã cất lên tiếng nói, những lay trở trong đời sống nhân sinh cũng như những mối lo lắng về bầu khí quyển.
Ngày 6-8, sau khi rà soát lại toàn bộ cuốn Gạc Ma - Vòng tròn bất tử, NXB Văn học đã công bố 17 đính chính của cuốn sách này, trong đó phần lớn là những lỗi do sai sót về mặt chính tả.
Sống ở nhiều nơi, trải nghiệm nhiều nền văn hóa, các trang viết của nhà văn Pháp gốc Việt Thuận không chỉ dừng lại ở vấn đề quê hương hay hiện thực nơi đang sống.