(SH) - Tạp chí Sông Hương tổ chức kỷ niệm 30 năm ra đời có thể nói là rất hoành tráng. Hơn 200 cộng tác viên của tạp chí từ các miền của đất nước đổ về Huế.
Áo Thơ đêm trước ngày khai mạc ( Ảnh: TCSH)
Các họa sĩ quê Thừa Thiên lâu nay tha phương nhân dịp này đã đem tranh về mừng Sông Hương, tổ chức triển lãm ngay trong tòa soạn.
Các tạp chí Bắc miền Trung, gồm: Xứ Thanh, Sông Lam, Hồng Lĩnh, Cửa Việt, Sông Hương đã tổ chức cuộc hội thảo "Đóng góp của các tạp chí địa phương trong dòng chảy văn học Việt Nam". Mỗi tham luận đều đánh giá định hướng vẻ vang của mình.
Được sự hưởng ứng của đông đảo quần chúng Huế là vườn thơ Tứ Tượng. Tứ Tượng là một vườn cây cổ thụ nằm trong hệ thống công viên bờ nam sông Hương. Nhân 30 năm Sông Hương, các biên tập viên đã tuyển chọn các bài viết trong tạp chí của mình, in được 4 đầu sách, một cuốn thơ, một cuốn văn hóa Huế, một cuốn truyện ngắn và một cuốn phê bình văn học. Ưu tiên cho cuốn thơ, các biên tập viên đã chọn trong đó 120 câu thơ hay. Mỗi câu hay ấy được viết lên áo, rồi đem treo trên khắp vườn Tứ Tượng.
Các nhà thơ đã tôn vinh Huế là Huế thơ, đúng như vậy, hầu như ai đến Huế, dòng Hương Giang và Huế đã thức dậy ngay một từ thơ trong tâm hồn tác giả.
Huế hiên ngang trong thơ Cao Bá Quát:
"Trường giang như kiếm lập thanh thiên"
Huế thăm thẳm trong thơ Nguyễn Du:
"Hương Giang nhất phiến nguyệt Kim cổ hứa đa sầu"
Còn Văn Cao và Nguyễn Bính thì mơ màng:
"Một đêm đàn lạnh trên sông Huế / Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh"
"Hôm nay có một người du khách / Ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên"
Và Bùi Giáng thì vẫn chưa hết ngỡ ngàng:
"Dạ thưa xứ Huế bây giờ / Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương".
Ngay từ thời Nguyễn, khi xây dựng cung điện của mình, nhà Nguyễn cho tất cả cung điện ngoảnh mặt về phía Nam, lấy sông Hương làm minh đường và núi Ngự Bình làm tiền án cho Hoàng Cung. Chiều sâu tâm linh thì khỏi nói, còn thực trạng núi Ngự sông Hương đập vào mắt nhà thơ đều làm cho các nhà thơ giật mình.
Có lẽ nhà thơ Huy Tập đã nói đúng:
"Nếu như chẳng có dòng Hương / Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi".
Mỗi người nhìn Huế bằng một cảm xúc của mình. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có thể thả mình trong rượu từ tối đến sáng, anh nhìn sông Hương như một thực thể ngay trong tầm tay:
"Sông Hương hóa rượu ta đến uống / Ta tỉnh đền đài ngả nghiêng say"
Nguyễn Khoa Điềm sinh ra và lớn lên bên bờ sông Hương, vậy mà sông Hương lúc nào cũng làm anh như phát hiện:
"Nhưng chiều nay vô tình trong nắng / Mắt tôi nhìn trong suốt nước Hương giang"
Đọc Nguyễn Duy ta bắt gặp anh ngỡ ngàng như chàng trai xứ Quảng xưa ra Thừa Thiên gặp cô gái Huế:
"Chợ chiều Bến Ngự chưa tan / Ai đi ngược dốc Phú Cam một mình"
Huế có một đặc sản, đó là màu tím Huế, mỗi khi mặt trời lặn vào Trường Sơn thì màu tím dâng lên làm du khách chếnh choáng. Trần Hữu Lục, Quang Hà, Nhất Lâm ngợi ca màu tím của Huế của sông Hương không ngớt lời:
"Em mặc áo vàng mơ hay tim tím / Chỉ một thoáng thôi đã Cố đô"
"Tím những con đường, tím những hàng cây / Cầu Trường Tiền như xây bằng mực tím"
"Nhìn ga nhìn Huế nhìn nhau / Huế thu tím cả con tàu chia ly"
Trần Tịnh Yên lại rung động với mưa dầm của Huế. Tôi đã chứng kiến thời ấy Huế mưa dầm tới 21 ngày liền, cho nên rất cảm thông rung động của Trần Tịnh Yên:
"Tôi về trong phố mưa dầm / Cầm tay núi Ngự thương thầm Huế mưa"
Nhà thơ Nguyễn Thị Phước từ Nghệ An vào Huế, lúc nào ta cũng thấy nhà thơ thao thức với Huế, đến cả đêm nằm ngay tại Huế cũng không yên:
"Chẳng có gì sao như là đã Huế / Sao như là mất ngủ với Hương giang"
Còn Hồ Đắc Thiếu Anh từ Huế ra đi, hiện ở Sài Gòn, nhưng không lúc nào dứt được tình giữa Huế. Hình như đó là món nợ của cái nhà thơ đã gặp Huế:
"Nợ sông Hương một lời thề / Đành xin hẹn lại mai tê đáp đền"
Rõ ràng là nhà thơ nào đến Huế cũng có thơ về Huế. Những người đang nợ Huế, chưa trả thì chưa yên. Cho nên sông Hương lúc nào cũng đầy thơ về "Huế đẹp và thơ". Chính vì vậy, trong vườn thơ Tứ Tượng, các biên tập viên có trích những câu thơ khác, song thơ Huế đã làm say lòng người.
Có thể nói: Vườn thơ Tứ Tượng là một thành công của sông Hương và một vẻ đẹp không dễ có trong kỷ niệm 30 năm Sông Hương tưng bừng trên đất Huế.
Theo Nguyễn Quang Hà ( Thừa Thiên Huế online)
Tối ngày 02/10, tại công viên văn hóa và khu lưu niệm đồng chí Tố Hữu (thôn Tân Xuân Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, UBND huyện Quảng Điền phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình đêm thơ “Bài ca quê hương”.
Theo thống kê của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế, bão số 5 đã gây thiệt hại nặng tại địa bàn các huyện ven biển Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, thị xã Hương Trà, Hương Thủy và TP Huế.
Tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, về mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì năm 2019, tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương dẫn đầu trong toàn quốc.
Ngày 25/8, ông Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã gửi Thư chức mừng Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo Trường THPT chuyên Quốc Học Huế và cá nhân em Hồ Việt Đức học sinh lớp 12 sinh Trường THPT chuyên Quốc Học Huế đạt Huy chương vàng tại Kỳ thi Olympic sinh học quốc tế lần thứ 31 năm 2020 tổ chức tại Nhật Bản.
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ vừa ký ban hành quyết định 2111 /QĐ-UBND ngày 18/08/2020 về việc tặng Bằng chứng nhận cho 367 học sinh đạt danh hiệu “Học sinh Danh dự toàn trường” tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2019-2020.
Chiều ngày 17/8, văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Đà Nẵng có công văn phúc đáp, cảm ơn tỉnh Thừa Thiên Huế đã chung tay trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Sáng ngày 16/8, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức bàn giao nhà ở cho 25 hộ nghèo thuộc Dự án di dời dân cư khu vực 1 kinh thành Huế.
Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Lê Khả Phiêu, sinh năm 1931, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã từ trần vào hồi 2 giờ 52 phút ngày 7-8-2020 tại Hà Nội.
Tối 19/5, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh đã khai mạc tuần phim chào mừng kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Rạp Đông Ba.
Chiều ngày 19/5, Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm “Hình tượng Bác Hồ trên báo chí cách mạng ở miền Nam, giai đoạn 1945 đến 1975” nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2020). Tham dự triển lãm cố ông Bùi Thanh Hà - Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Ông Phan Thiên Định - Phó chủ tịch UBND tỉnh.
Chào mừng kỷ niệm 130 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh ( 19/05/1980 – 19/05/2020). Sáng ngày 18/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh cùng các sở, ban, ngành đã tổ chức trọng thể lễ dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và triển lãm chuyên đề: “ Hồ Chí Minh – Những nét phác họa chân dung”.
Tại buổi công bố trực tuyến Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2019 do Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với một số đơn vị tổ chức công bố diễn ra ngày 28/4, Thừa Thiên Huế đã có bước nhảy vọt khi đứng vào nhóm cao nhất, vươn lên xếp thứ 5 toàn quốc.
UBND tỉnh vừa có cuộc họp bàn với các sở, ban, ngành, địa phương về xây dựng đề án tổ chức “Ngày hội Áo dài Huế”.
Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sự kiện “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” nhân kỷ niệm 90 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 110 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
Sáng ngày 09/11/2019, tại hội trường Đại học Huế đã diễn ra Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX, năm 2019.
Sáng ngày 05/11, Văn phòng UBND tỉnh tổ chức lễ phát động và kêu gọi các cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng quan tâm, chia sẻ, phát huy tinh thần tương thân tương ái tham gia ủng hộ người nghèo thuộc dự án di dân kinh thành Huế. Tham gia lễ phát động có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung; Nguyễn Văn Phương; Phan Thiên Định và hơn 90 cán bộ công chức, viên chức của Văn phòng UBND tỉnh
Sáng ngày 22/10, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin Tỉnh, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Văn hóa – Thể thao và du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc Hội diễn Đội Tuyên truyền Văn hóa tuyến biên giới biển đảo lần thứ X, khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2019.
Sáng ngày 9/10, Hội Đông Y Thừa Thiên Huế phối hợp với công ty Đại Nam Thái Y Viện tổ chức khai trương không gian Đại Nam Thái Y Đường tại số 2 Đoàn Thị Điểm – Thành phố Huế.
Chiều ngày 5/10, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh, Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc "Ngày hội Công nhân - Phiên chợ nghĩa tình" năm 2019.