Xe chạy tầm 45 phút thi tới đỉnh điểm đậu xe gần Vọng Hải Đài, xuống xe bắt đầu đi bộ ra. Vọng Hải Đài là điểm cao nhất Bạch Mã, từ đây có thể nhìn được vịnh Lăng Cô, Hồ Truồi…
Quê tôi ở Quảng Trị, trước đây đi biển cũng nhiều, nên bây giờ tôi muốn nhắm điểm rừng để đi, thế là vườn quốc gia Bạch Mã – Huế được đưa vào tầm ngắm vì vừa gần, núi rừng còn hoang sơ.
Hẹn một người bạn từ Đà Nẵng chạy ra, tôi xuất phát từ Quảng Trị lúc 4h sáng, chạy một mạch 5h30 tới Thành Phố Huế, nghỉ ngơi uống cafe một lúc rồi chạy lên Bạch Mã, tới nơi tầm 7h.
Tôi đi chuyến này chưa hề tìm hiểu cách đi và lên kế hoạch trước. Khi vừa vào cổng thì có mấy anh chị ngồi đó rủ đi xe ghép. Hỏi chuyện mới biết đường lên dốc là 16km chứ không phải 1.600 m trên mực nước biển theo suy nghĩ ban đầu của tôi...
Lúc này tôi bắt đầu nhẹ nhõm hơn, bắt đầu màn giao lưu. Trong đoàn có 2 anh chị người Huế, còn 2 anh chị đi xuyên Việt bằng xe máy từ Hà Nội vào.
Nhờ đứa bạn tôi tới muộn nên mọi người bắt được 1 xe của công ty du lịch dẫn khách lên đảo. Xe 12 chỗ mà chỉ có một khách, một anh hướng dẫn viên và tài xế nên chúng tôi xin ghép xe ngay. Chi phí được rút từ 900 ngàn xuống còn 500 ngàn/6 người. Mà kể cũng lạ, thường những chuyến đi không có kế hoạch từ trước của tôi toàn gặp may mắn chứ không có trắc trở nào đáng kể.
Tầm khoảng gần 9h xe bắt đầu chạy lên đỉnh, đường đi lên đỉnh Bạch Mã khá quanh co và dốc, càng lên cao thì khung cảnh núi rừng hiện ra rất đẹp. Tôi bắt đầu thấy mê nên cứ nghiêng đầu ra ngoài ngắm cảnh.
Xe chạy tầm 45 phút thi tới đỉnh điểm đậu xe gần Vọng Hải Đài, xuống xe bắt đầu đi bộ ra. Vọng Hải Đài là điểm cao nhất Bạch Mã, từ đây có thể nhìn được vịnh Lăng Cô, Hồ Truồi… Nhìn đồi núi trùng trùng trong tầm mắt tôi chỉ ước có thể ghi lại được hết được cảnh ở đây về khoe với mọi người.
Sau khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp và chụp hình ở Vọng Hải Đài xong, cả đoàn lên xe chạy xuống cách đó 5km để đi Ngũ Hồ và Thác Đỗ Quyên. Để đi vào Ngũ Hồ tầm gần 2km, đi bộ trong rừng hơn 30 phút là tới.
Ngũ hồ là tập hợp gồm 5 hồ nước ở 5 điểm cao khác nhau, hồ thứ 3 là đẹp nhất nên cả đoàn nghỉ ngơi ăn trưa, tắm ở đó. Nước ở hồ rất trong và lạnh, chúng tôi mua bia mang để xuống dưới hồ chờ bia lạnh uống luôn khỏi phải dùng đá. Trên hồ có thác đổ xuống nhìn đẹp mê hồn, tắm xong thì qua ăn uống nghỉ ngơi rồi xuất phát đi thác Đỗ Quyên.
Vườn quốc gia Bạch Mã, chuyến đi không cần lên kế hoạch
Từ Ngũ Hồ đi thác Đỗ Quyên khá xa, đi đường mát nên tôi không thấy mệt, đi gần 1 giờ thì tới Thác.
Thác Đỗ Quyên cao tầm 300 m, vì đoàn phải về sớm nên không thể đi bộ xuống dưới thác được. Ở trên thác nhìn ra thì toàn thấy núi trập trùng, hai bên thác là cây hoa Đỗ Quyên, tháng 3 thì hoa Đỗ Quyên nở trắng cả 2 bên, tôi rất hy vọng sẽ đến đây được vào mùa hoa nở để ngắm cái cảnh tuyệt vời đó.
Vì không ở lại, và phải xuống sớm theo lịch của xe anh trong đoàn, nên cả nhóm không thể thăm thú thêm. Nếu có thời gian tôi chắc sẽ cố đi hết mấy con đường mòn trong Bạch Mã để khám phá thêm nơi này.
Lúc về trong đầu tôi cứ nghĩ: “Tại sao có những điểm gần quê mình đẹp như vậy mà hồi xưa mình không đi nhỉ, phải có kế hoạch đi hết những điểm xung quanh mới được”.
Tạm biệt vườn quốc gia Bạch Mã, chuyến đi thật tuyệt vời lại kết thêm được 4 được người bạn mới.
Theo khamphahue.com.vn
Sáng 10/03 (nhằm ngày 11 tháng 02 Âm lịch), Thành phố Huế tổ chức lễ tế đàn xã tắc tại Di tích Đàn Xã Tắc – phường Thuận Hòa, Quận Phú Xuân. Đây là nghi lễ truyền thống được duy trì để bày tỏ lòng thành kính đối với thần Đất (Xã) và thần Ngũ Cốc (Tắc).
Chiều 5/3, UBND thành phố đã tổ chức buổi họp báo thường kỳ tháng 2 năm 2025 với nhiều thông tin quan trọng về kinh tế xã hội trên địa bàn. Đáng chú ý, nhiều dự án trọng điểm của Huế đang tăng tốc về đích với tiến độ khả quan.
Sáng ngày 03/3, tại trụ sở UBND thành phố Huế, Ban Chấp hành Đảng bộ UBND thành phố đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Văn Phương – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thành phố chủ trì.
Sáng 26/2, tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 22, Hội đồng nhân dân thành phố Huế đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập tổ chức lại các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Huế và công bố các quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý.
Sáng ngày 22/2, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Huế tổ chức Hội nghị nhằm triển khai các nội dung quan trọng về sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác cán bộ; thảo luận dự thảo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; đồng thời cho ý kiến về Đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng từ 10% trở lên.
Sáng 19/2, tại thôn Vân Cù - Nam Thanh, xã Hương Toàn, UBND thị xã Hương Trà (TP Huế) tổ chức lễ đón bằng công nhận nghề làm bún Vân Cù là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sáng ngày 16/2/2025, Ban Thường vụ Thành Đoàn tổ chức Lễ phát động 06 tuần cao điểm thực hiện phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Huế (26/3/1975 - 26/3/2025) và hưởng ứng năm Du lịch quốc gia 2025 do Thành Đoàn Huế tổ chức.
Tối ngày 11/2, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức đêm thơ Tết Nguyên Tiêu Ất Tỵ - 2025 với chủ đề “Tổ Quốc bay lên”.
Sáng 10/2, tại Trường THPT chuyên Quốc Học - Huế, UBND Thành phố Huế tổ chức lễ tuyên dương và khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2024 – 2025.
Chiều ngày 6/2, tại phiên họp Tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, Bộ Thông tin và Truyền Thông đã công bố kết quả Chỉ số chuyển đổi số (DTI) năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) xếp thứ 3 trong toàn quốc, tăng 1 bậc so với năm 2022.
Sáng ngày 06/2 (mùng 09 tháng giêng, năm Ất Tỵ), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (phường An Tây, quận Thuận Hoá, thành phố Huế), Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Huyền Trân - Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm tri ân công lao to lớn của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân trong việc mở mang bờ cõi đất nước về phương Nam.
Ngày 4/2 (mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Triệu Miếu và Thế Miếu, thuộc khu di sản Hoàng cung Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức lễ hạ nêu và khai ấn tân niên.
Sáng 3/2, lãnh đạo thành phố đã dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Huế nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Tại không gian nghệ thuật Sông Như Art, chiều 22//01/2025 (nhằm ngày 23 tháng chạp) đã khai mạc triển lãm tranh con giáp với chủ đề “Rắn lục lộ - chộ mà đi” của Họa sĩ Đặng Mậu Tựu và bạn bè.
Sáng ngày 23/01, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh thành phố Huế, Hội Nhà báo phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội báo Xuân Ất Tỵ – 2025 với chủ đề: “Báo chí Huế - Đồng hành cùng sự phát triển của thành phố”.
Sáng 22/1 (23 tháng chạp âm lịch), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ dựng nêu (Thướng Tiêu) tại Triệu Miếu, Thế Miếu.
Chiều 21/1, tại Tạp chí Sông Hương diễn ra buổi khai mạc triển lãm “Mùa xuân - Con giáp Ất Tỵ 2025” do Hội Mỹ thuật thành phố Huế tổ chức.
Sáng ngày 24/11/2024, Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với CLB Sách và Văn hóa Huế tổ chức buổi giới thiệu, ra mắt sách “100 năm Văn học Quốc ngữ xứ Huế (1920 - 2020) – Một góc nhìn” tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao, Tp. Huế. Đây là sự kiện văn hóa văn học rất có ý nghĩa, trùng với thời điểm Huế đang được quốc hội thảo luận về việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.