Thi thể nạn nhân đầu tiên trong số 17 công nhân gặp nạn tại công trình thủy điện Rào Trăng 3 đã được lực lượng chức năng đưa ra khỏi hiện trường bằng đường sông.
19 người đang làm việc tại Rào Trăng 3 được đưa về an toàn
Tìm thấy thi thể đầu tiên
Liên quan đến vụ việc sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 tại Thừa Thiên Huế, nguồn tin của PV Báo TN&MT đang có mặt tại hiện trường thì công an cùng lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể đầu tiên trong số những người mất tích, không liên lạc được (gồm 17 công nhân nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 và 13 người của đoàn cứu hộ).
Thi thể vừa tìm thấy là anh Nghĩa (quê Thanh Hóa) - nhân viên lái máy cẩu tháp của nhà máy thủy điện Rào Trăng 3. Thi thể được phát hiện tại một vũng nước, bùn lầy do sạt lở vùi xuống, đang trong quá trình phân hủy.
![]() |
Nạn nhân đầu tiên được tìm thấy |
Phải rất vất vả, hàng chục cán bộ chiến sĩ mới vớt được thi thể lên khỏi vị trí, vệ sinh sạch sẽ sau đó đưa lên chiếc võng, sử dụng cây gỗ rồi buộc chặt để khiêng vượt đồi núi, khe suối đưa xuống thuyền để chuyển vào bờ…
Thi thể nạn nhân trong chiều 14/10 được đưa về bệnh viện đa khoa Bình Điền (thị xã Hương Trà) để cơ quan pháp y thực hiện các thủ tục theo quy định.
Cứu được 19 người
Đoàn công tác cứu hộ cứu nạn do ông Phan Thiên Định - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế dẫn đầu và Thượng tá Nguyễn Thanh Tuấn – Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cùng hàng trăm cán bộ chiến sĩ công an trong ngày 14/10 đã vượt đường rừng, di chuyển bằng canô, ghe thuyền từ lòng hồ thủy điện Hương Điền đến khu vực các nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 và Rào Trăng 4.
Đoàn đã gặp được 19 người (gồm 2 chuyên gia người Ấn Độ và 17 người Việt Nam (trong đó có một phụ nữ). Mọi người vẫn an toàn, không ai bị thương. Tuy nhiên, lương thực thực phẩm, nước sạch cũng vừa hết, đoàn đã tiếp ứng kịp thời.
Sau khi sơ cấp cứu, tiếp tế thức ăn, nước uống, 19 người được đưa lên ca nô đưa ra. Hiện họ đã được đưa lên bờ, di chuyển về bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.
Theo lời kể của những người này, ngay trong đêm phát hiện ra những nguy hiểm tại công trình, họ đã cùng nhau cắt rừng khỏi thủy điện Rào Trăng 3, đi bộ khoảng 10km băng qua thủy điện Rào Trăng 4. Trong số này có 2 chuyên gia người Ấn Độ mới đến làm việc từ 1-2 tháng.
Công tác tìm kiếm những người mất tích còn lại vẫn đang được chính quyền, lực lượng công an tỉnh Thừa Thiên Huế và các lực lượng Quân khu 4, Tỉnh đội, Bộ đội Biên phòng, các cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện với tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao.
Được biết, nhiều nạn nhân bị vùi lấp trong đống đất đá rất lớn hoặc bị đẩy ra xa xuống vực, xuống hồ nước…
Theo ghi nhận của PV, khu vực đường vào thủy điện hiện tại tập trung đông đảo người dân, trong đó nhiều người thân của các nạn nhân cũng có mặt trông ngóng với hi vọng những công nhân và cán bộ chiến sĩ sống sót trở về.
![]() |
Người dân và người thân các nạn nhân mong ngóng tình hình |
Trước đó vào ngày 12/10, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế nhận được một cuộc điện thoại của người dân gọi thông báo tại thủy điện Rào Trăng 3 đang gặp sự cố sạt lở, nhiều công nhân bị vùi lấp, mắc kẹt. Người báo tin trên phải trèo lên đỉnh núi mới có sóng để gọi điện báo. Ngay sau khi nhận tin, lãnh đạo tỉnh đã gọi lại cho người cung cấp tin nhưng không liên lạc được.
Trong chiều 12/10, đoàn công tác 21 người do ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4 dẫn đầu cùng chiến sĩ của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã lên đường vào rừng xác minh, ứng cứu. Lúc 23h, đoàn tiếp cận báo về còn cách thủy điện Rào Trăng 3 khoảng 3km. Tuy nhiên do thời tiết xấu, trời tối và địa hình sạt lở nên việc tiếp cận khó có thể diễn ra tiếp tục; đoàn quyết định vào Trạm Kiểm lâm số 7 thuộc tiểu khu 67 (đóng trên đường di chuyển) nghỉ ngơi để sáng sớm tiếp tục lên đường.
Đến khoảng gần 1h sáng hôm sau, sạt lở và lũ bất ngờ quét qua khu vực này khiến đoàn công tác gặp nạn, hiện 8 người đã về, còn 13 người mất tích.
Ba hướng cứu hộ, cứu nạn đã được cơ quan chức năng tiếp cận. Hướng thứ nhất sẽ tiếp tục thông tuyến đường 71 vào thủy điện Rào Trăng 3. Hướng thứ hai theo đường thủy do lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai sẽ sử dụng xuồng và ca nô vượt qua lòng hồ thủy điện Hương Điền tại xã Hương Bình, huyện Phong Điền để vận chuyển hàng hóa tiếp ứng cho công nhân đang bị cô lập ở Thủy điện Rào Trăng 4 và triển khai đưa những người mắc kẹt tại đây ra ngoài. Hướng thứ ba là sử dụng trực thăng...
Đến thời điểm này, còn 29 người đang mất tích và công tác tìm kiếm hết sức khẩn trương.
Theo Báo Tài nguyên và Môi trường
Trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Áo dài Cộng đồng Huế 2024, Sở Văn hóa và Thể thao đã phối hợp với Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức Tọa đàm và Giới thiệu sách “Áo dài truyền thống – Hành trình trở lại” vào chiều ngày 25/06/2024.
Trong khuôn khổ Festival Huế 2024, Tuần lễ Áo dài cộng đồng sẽ là chuỗi hoạt động cuối cùng của Lễ hội mùa Hạ.
Nhân kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra những cuộc gặp gỡ thân mật của lãnh đạo ban ngành các cấp trong tỉnh.
Chiều 19/06, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức trao giải Báo chí Hải Triều năm 2024 và tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp báo chí cho các nhà báo lão thành, nhân kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 (1925 – 2024), đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy đã có buổi nói chuyện thân mật với đông đảo các văn nghệ sĩ của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hội đồng nhân dân tỉnh đã khai mạc kỳ họp chuyên đề lần thứ 18, khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vào sáng 17/06, thảo luận nhiều vấn đề về kinh tế xã hội, phát huy trí tuệ, dân chủ để xem xét thông qua các nghị quyết.
Đó là một trong số các các kết luận được ban tổ chức Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 vui mừng chia sẻ, trong cuộc họp báo tổng kết chiều 13/06, do UBND tỉnh tổ chức. Ước tính, 6 ngày đêm lễ hội đã thu hút trên 100.000 lượt du khách trong nước và quốc tế.
Tối 12/06, chương trình nghệ thuật đặc sắc tại sân khấu điện Kiến Trung, Đại Nội đã khép lại Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế 2024. Đọng lại trong giây phút giã bạn là rất nhiều luyến lưu. Nỗ lực của lãnh đạo tỉnh, ban tổ chức và người dân Thừa Thiên Huế đã để lại rất nhiều ấn tượng với du khách bốn phương cùng một mùa Festival thành công.
Sáng ngày 10/6/2024, tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra buổi giới thiệu sách và trao tặng quà cho học sinh mồ côi của nhà thơ, chuyên gia ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh – Phó giám đốc Trung tâm UNESCO văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Trước khi sự kiện bắt đầu diễn ra, tại cổng Ngọ Môn, khán giả đã xếp hàng nối hàng khá dài ở cửa soát vé, cùng nhau tiến vào phía bên trong Đại Nội, đến gần điện Kiến Trung. Tâm trạng của hàng người ấy háo hức như đang hình dung sẽ được thưởng thức một bữa tiệc âm nhạc đặc sắc, thứ âm nhạc đã đi vào lòng người nhiều thế hệ của Trịnh Công Sơn.
Tối 9/6, 20 chiếc thuyền rồng thả hoa đăng trên sông Hương, như nối kết truyền thống và hiện đại trong niềm tin tâm linh. Lễ hội với ý nghĩa “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc” và “hộ quốc an dân” thể hiện sự gắn kết sâu sắc giữa Phật giáo và đời sống con người.
Theo dòng sự kiện Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tể Huế 2024, lễ hội đường phố với chủ đề “Sắc màu văn hóa” đã khai mạc và bắt đầu quảng diễn vào chiều 08/6; từ 16h00 - 18h00 tại các trục đường chính của Thành phố Huế.
“Dạo chơi vườn Huế” là cuộc triển lãm mỹ thuật tiếp theo trong chuỗi sự kiện chào mừng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, diễn ra trong một khu vườn - không gian xanh mát đầy sắc màu.
Trong đêm khai mạc tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 tối 7/6. Điện Kiến Trung, Đại Nội trở thành một không gian ánh sáng với rất nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc, mãn nhãn, hòa trộn giữa truyền thống và hiện đại. Mùa lễ hội đã chính thức bắt đầu.
Trong chuỗi sự kiện chào mừng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán cũng đã hoan hỉ khai mạc triển lãm Văn hóa Phật giáo vào sáng ngày 07/06/2024, tại 15A Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 06/06/2024 tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị - 17 Lê Lợi Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật “Nét đẹp Phú Lộc qua nghệ thuật Ký họa”. Triển lãm hưởng ứng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 với chủ đề “Di sản văn hóa với Hội nhập và Phát triển”.
Thừa Thiên Huế tiếp tục có những nỗ lực bền bỉ trong tiến trình xanh hóa đô thị, cải tạo cảnh quan môi trường, hướng tới mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong dịp này, nhiều hoạt động sôi nổi đã được tổ chức, nhân dịp hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động vì môi trường và đồng hành cùng Festival sắp khai mạc.
Di sản văn hóa cung đình được xem là hạt nhân, có ý nghĩa kết nối văn hóa Huế, trong một hệ thống đa dạng, đặc sắc, có giá trị quốc gia và mang tầm quốc tế. Mỗi dịp Festival, hệ thống di sản trở thành trung tâm trong nỗ lực bảo tồn, phát huy và sáng tạo.