TRU SA
Tôi chưa từng nghĩ rằng sẽ theo văn chương. Trước đây là thế và bây giờ vẫn vậy, những gì tôi làm chỉ là viết xuống giấy những thứ sinh sôi trong cơ thể mình.
Ảnh: internet
Không có sự bén duyên giữa tôi với sự viết, đây có lẽ là sự chọn lựa lẫn nhau. Văn chương chẳng bao giờ lựa chọn ai dù làm người hầu hay ông chủ của mình, mỗi người tự ướm mình vào cõi thiêng liêng này. Tôi chọn việc viết văn vì tôi là kẻ phù phiếm, thích nghĩ ngợi, tưởng tượng và bằng đủ mọi cách ném mình khỏi lốt trần tục, qua những giấc mơ. Đọc sách với tôi cũng là một phương pháp để trí tưởng được mở ra, loại bỏ hết ấn phong, khiến mọi lỗ chân lông giãn nở, tiếp nhận hết sức mạnh từ thiên nhiên, vũ trụ. Tôi từng cầm cọ, để vẽ. Sau này tôi thôi cây cọ để cầm bút viết, nhưng cọ hay cây viết cũng là bút, viết văn hay vẽ cũng đều là nghệ thuật. Chọn lấy việc viết, tức là tôi đã tự chọn cho mình một số phận khác, khó khăn, đầy bất trắc.
Trong đầu tôi luôn sinh sôi đủ thứ kỳ quái, những hình khối hỗn độn, các khuôn mặt mờ tỏ cắm xuyên vào nhau đòi hỏi được lên tiếng. Tôi cũng nghĩ rằng nếu mình chỉ sống cuộc đời duy nhất, sẽ thật thiệt thòi dù có thọ trăm năm. Cái tôi này cần phải đi thêm nhiều con đường, sống nhiều cuộc người, thỏa chí trong mọi vai diễn trên sân khấu cuộc đời này. Mộng mơ chưa đủ, tưởng tượng chưa đủ, tôi viết. Sáng tạo ra những hình hài mới từ mình vẫn chỉ là một phần nhỏ trong việc viết của tôi. Đam mê và lớn hơn thế, là sự lên tiếng, nhát búa công lý giáng xuống kết án đủ thứ tội lỗi của mình. Đời sống này, ai cũng thế thôi, luôn có những tội lỗi bằng nhiều lý do khác nhau, chúng ta phủ nhận. Làm sao để có trách nhiệm với không chỉ những người mình thân, quen biết hoặc có cảm tình. Khi cứu một người trên đường, sẽ thiệt hại đến thời gian, lắm khi mất đi công việc béo bở, để cứu một con chim dưới móng vuốt mèo, ta sẽ phải đánh đuổi con mèo mà không biết rằng đã khiến con vật bị đói. Vừa rồi trên mạng xã hội có phát tán một video, đám người mổ trâu giữa đường lớn sau khi con vật chết vì tai nạn xe tải. Phải đánh giá vấn đề này thế nào? Một bầy người đói khát, man rợ giữa đường lớn. Tôi không nghĩ những người này thích/đã quen chuyện này, có thể họ đói thật hoặc không biết làm gì với con trâu đã chết nên đành xẻ xác để giao thông không ách tắc. Con vật thì chết rồi, còn đám đông này, liệu sẽ kết tội họ thế nào đây? Hô hoán đừng làm thế hay xông xáo vào đám người, đoạt lại từng miếng thịt còn nóng để đắp lại cho con vật, mong nó được toàn thây? Tôi đã không biết phải ứng phó thế nào, thế thôi, đành viết xuống. Những dòng dài, như điếu văn cho chú trâu tội nghiệp, những dòng dài để kết tội mình đã im lặng và những dòng dài hơn như một lời sám hối cho đám người đã “không biết việc mình làm”.
Rất nhiều người khuyên tôi bỏ viết, tôi vẫn viết. Cũng nhiều người bảo tôi đừng viết như thế này nữa, tôi vẫn viết theo ý mình. Có lẽ viết đã trở thành công việc của riêng tôi. Một trách nhiệm khó rũ bỏ chăng? Tôi cũng quên mình bắt đầu viết từ bao giờ. Rõ ràng không từ việc đọc quá nhiều sách hay từng học ở nơi có liên quan đến văn chương (thời gian đấy, viết với tôi chỉ là sự trả bài, tôi không quan trọng, chẳng quan tâm cho đến khi rời khỏi môi trường đấy). Có lẽ, hãy vứt béng sự kiểm thảo về thời gian, hoàn cảnh hay những thôi thúc dẫn dắt. Quan trọng là tôi đang cầm bút và chưa lúc nào lười biếng.
Đã không làm thì thôi, đã theo thì phải tận cùng. Trong những lúc viết, tôi luôn đặt cho mình nhiều rào cản, thách đố mình bằng việc đặt trước mặt một quân bài úp ngược rồi suy đoán về những điều sẽ xảy ra sau đấy. Nhà văn Đặng Thơ Thơ, người đọc nhiều nhất những sáng tác của tôi đã định nghĩa rằng, thể loại tôi đang viết là truyện âm. Còn dịch giả Nguyễn Hồng Nhung sau khi đọc một số truyện của tôi, đã nhận định “Nếu muốn hiểu văn phong của em, suy nghĩ của em cần biết rõ hơn thứ văn học em đọc, thứ văn hóa em bị ảnh hưởng... Tất cả những điều này có thể để thỏa mãn những người đọc em thì đúng hơn. Vì hình như em không quan tâm. Em cũng vẫn đi theo lối viết, cách suy nghĩ của em thôi, cô có thể nói chắc chắn như vậy. Cho đến bao giờ cái áo này chật đối với em. Một lối suy nghĩ đi từ dưới lên, chứ không phải đi từ trên xuống. Cứ như em là một kẻ bị chôn sống cùng những kho vàng làm thần giữ của, chẳng may một lúc nào đó em bỗng nhiên lộn vào vòng tái sinh thành người, nhưng chỉ trong thân xác.”.
Đừng bận tâm vào những gì tôi viết, hãy nói cho tôi xem bạn thấy gì sau khi đọc của tôi. Có những thứ không nói ra sẽ rất chán nhưng khi nói ra sẽ càng chán. Và nếu chẳng thấy gì làm mình hào hứng, hãy vứt sách tôi vào lửa để ít nhất nó còn có giá trị dọn dẹp lá rơi ngoài sân nhà.
Văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm hay với nhiều cách tân và giá trị nhưng có lẽ, ngay đến lúc này dù đã có nhiều sách được dịch, quảng bá khắp châu Á và một phần châu Âu, vẫn khiêm nhu. Lý do từ tầm ảnh hưởng nhiều hơn về vấn đề chuyển ngữ. Văn học Việt đã luôn và chỉ luôn biến đổi từ những nền văn hóa bên ngoài chứ chưa thực sự tác động, gây chấn sang ngược lục địa. Việt Nam thiếu nền tảng về kiến trúc thượng tầng, triết học, thần học, tôn giáo. Thiếu đi những nền móng lớn, thành ra văn học Việt Nam chỉ có hay, ít lớn, rồi khi có tác phẩm lớn thì chưa có thứ nào vỹ đại, tầm cỡ đến mức tạo thành một trào lưu toàn cầu hóa.
Tôi không có nhiều thầy và chẳng có mấy ai thực sự là thầy của mình. Nhà văn Võ Thị Hảo là người đã phát hiện và tán thưởng những thứ khỉ gió nhưng khốn nỗi ai cũng phủ định của tôi. Cô Hảo chẳng dạy dỗ tôi nhiều, chỉ truyền lửa và chắc chắn chẳng phải thầy, theo đúng nghĩa đội lễ bái sư. Tôi cũng nghĩ rằng văn chương chẳng ai dạy được ai, càng không cần một tượng đài để suốt đời chỉ tôn thờ. Ai tự đội lên đầu một thần tượng, sẽ chẳng làm được gì. Tôi cũng thế thôi, từng một thời gian tôi rất sùng Kafka nhưng tôi vẫn ném ông ta sang một bên. Tôi chỉ nhai nuốt, hấp thụ những gì tốt nhất của người khác. Có thể khốn đốn, tức tưởi trong một lão tiên chỉ nào đấy nhưng rồi vẫn phải thoát ra, về với thế giới của mình sau khi đã học được cách ăn thịt những nỗi đau. Yukichi Fukuzawa viết trong “Khuyến học” rằng “Con người sinh ra đều bình đẳng, khác nhau là do học vấn”, mỗi người viết hãy nên là một cá thể riêng, không hơn ai và không dưới ai. Đi theo cái bóng người khác, ngoài việc luôn thụt lùi, sẽ bị chính cái bóng đấy xóa sổ. Việc đọc rồi bị ảnh hưởng đơn thuần là sự học hỏi lẫn nhau. Người thầy tốt nhất và xứng đáng nhất phải là người giúp học trò mình thức tỉnh về bản thân, cả chỗ yếu lẫn thế mạnh, đặc biệt đừng nên giới hạn ai dù bằng ranh giới gì, lịch sử, văn hóa, chính trị hay màu da… Tiếc thay, tôi thiếu quá những người thầy “sống”, đành phải tìm đến những sensei “chết” mà không chết trong thung lũng sách. Những người viết trẻ hiện nay nhiều đam mê, lắm khát vọng cùng sự cầu tiến. Khác với thế hệ cũ, những người trẻ (bao gồm cả tôi hoặc loại trừ tôi đi) không bị nhiều chấn thương tâm lý từ chiến tranh, không hề bị chia rẽ bởi ý thức hệ. Sống trong thời đại thông tin, mỗi người sẽ dễ dàng tìm đọc mọi danh tác trên thế giới. Sách luôn sẵn có, vấn đề là chịu đọc và chịu hiểu không. Người viết trẻ không bị ảnh hưởng chiến tranh và đấy cũng là chỗ thiệt thòi khi họ sẽ rỗng một khoảng lớn trong đầu, bị đứt gãy về quá khứ. Thiếu lắm những trang viết dám đào xới lịch sử để phủi hết bụi ám nghìn năm. Trong lớp viết mới, từ Hạnh Nguyên, Huỳnh Trọng Khang, Đinh Phương… tôi đặc biệt chú ý (và ghi nhớ) hai cây viết đầy tiềm năng là Pháp Hoan (thơ) và Trần Băng Khuê (truyện ngắn). Họ mới mẻ và không chịu theo khuôn khổ, có nền tảng kiến thức rộng mà không khoe mẽ, khả năng ứng dụng kiến thức vào trang viết cũng rất bản lĩnh, hay nhất là hai người chẳng e dè gì khi cầm bút viết, không có rào chắn, không lo sợ, rụt rè, viết mạnh và bén như dao róc xương rồng. Thơ Pháp Hoan trong trẻo, chứa nhựa trầm mặc nhưng cũng đầy đau đáu, vết thương nhân sinh. Những sáng tác của Trần Băng Khuê mạnh về ngôn ngữ, các dòng chữ chảy xõa, lâu lâu lại thấy kẹt các miểng băng, khả năng sử dụng ẩn ngôn, phân tích những vấn đề nghiêm trọng từ dấu vết cực tiểu. Tất nhiên, đấy chỉ là những nhận xét cá nhân, đầy chủ quan và sơ hở của tôi. Nhưng hãy cứ thế, lớp trẻ phải mạnh bạo, đừng ngại bóp phanh khi thấy vực thẳm.
Truyện ngắn không hoàn toàn là thể loại tôi quá ưu ái. Hiện giờ tôi sẵn sàng cho một truyện dài hoặc tiểu thuyết, nên cứ tạm viết truyện ngắn. Thực sự thì tôi vẫn thường viết nối tiếp nhau qua từng truyện. Ví dụ, về chủ đề tóc, tôi có thể viết nhiều truyện khác có liên quan đến mái tóc, nhưng trong một chừng mực khác, có móc xích hoặc không với truyện đầu tiên. Tôi không phải người siêng đọc, cũng chẳng chọn lọc hay theo một hệ thống từ kinh điển đến hiện đại. Tôi đọc ngẫu nhiên, hễ thấy dòng viết này chảy vào mình là đọc, lắm lúc tôi còn nhắm mắt, vớ đại một cuốn trên tủ hay trong thư viện. Thời gian này, tôi đọc “Giải Phẫu Tự Ngã” của Takeo Doi, và phải ngừng lại trước khi đọc lần hai. Khi xong xuôi, có lẽ tôi sẽ chấp bút.
Đời tôi, nếu không phải cái mình nghĩ thì là cái mình viết, nếu không phải cái mình viết thì là cái người khác viết. Chẳng có gì đáng băn khoăn ngoài một thế giới luôn mong mỏi đánh thứ, từ một cá thể bệnh tật và bệnh hoạn, viết tên Tru Sa.
T.S
(TCSH335/01-2017)
Phan Thắng thực hiện
ĐỖ LAI THÚY
Ngồi buồn lại trách ông xanh
Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
(Nguyễn Công Trứ)
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Không biết ngẫu nhiên hay cố ý mà tập thơ sẽ in riêng của nhà thơ Trần Lan Vinh lại mang tên với chữ đầu là Lục (sáu) – Lục bát đồng dao? Thôi thì cứ nói theo khẩu ngữ nhà Phật là tùy duyên nhưng điều quan trọng lại không phải ở phần cứng đó mà ở phần mềm hoặc không ở chỗ thể mà ở chỗ dụng của danh xưng.
LTS: Thời gian qua, thơ Tân hình thức Việt đã bắt đầu được nhiều bạn đọc, bạn thơ quan tâm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về việc làm sao để đọc một bài thơ Tân hình thức? Làm sao để giữ nhịp điệu của thơ?... Bài viết dưới đây của Biển Bắc, nhằm giới thiệu cách đọc-diễn một bài thơ Tân hình thức Việt. Vì muốn làm sáng ý nguyện ngôn ngữ đời thường nên bài viết sử dụng ngôn ngữ rất THT Việt. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
ĐẶNG TIẾN
Xuân đã đem mong nhớ trở về
Lòng cô gái ở bến sông kia
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
Trên bến cùng ai đã nặng thề…
(Nguyễn Bính)
DÂN TRÍ
Không học chữ Nho, nghe qua hai câu thơ Hán Việt vừa dẫn thì cũng có thể hiểu được nghĩa lý một cách mang mang hồn sử thi.
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Khi mới học cấp 2, tôi đã thấy trong tủ sách nhà tôi có hai cuốn Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan và Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân do một người dượng mua về từ Sài Gòn.
THÁI KIM LAN
Bài viết này chỉ là một phác thảo gợi ý về sự nghiệp và ảnh hưởng của hai nhà nữ trí thức miền Nam trong những thập niên 60, 70. Phùng Thăng tạ thế cuối thập niên 70. Phùng Khánh đã là Ni sư giữa thập niên 60 và trở nên một Ni sư Trưởng lỗi lạc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam trước và sau 1975, liễu sinh 2003.
YẾN THANH
“Vĩnh biệt mày, cái thằng không biết tưởng tượng. Mày tự mà đốt đuốc cho cuộc hành trình thăm thẳm của mày đi”
ĐỖ LAI THÚY
Trong một vài năm gần đây, nhiều nhà phê bình và nghiên cứu văn học đã có những cố gắng đáng kể để thoát ra khỏi tình trạng tiếp cận văn học một cách xã hội học có phần dung tục, hướng đến cách tiếp cận mới xuất phát từ đặc trưng của chính bản thân văn học. Một trong nhiều đường hướng nghiên cứu có triển vọng đó là phong cách học.
Cần phải nói ngay, Tưởng tượng & Dấu vết là cuốn tiểu thuyết khó đọc. Nó khó đọc vì hai lẽ: thứ nhất, nền tảng logic văn bản không nằm trong phương pháp tạo dựng hay trong tri thức thực hành của tác giả, mà nó nằm sâu trong yếu tính[2] thời gian.
ĐINH VĂN TUẤN
Thi hào Nguyễn Du khi sáng tác “Truyện Kiều” đã đặt tên cho tác phẩm nổi tiếng này là gì? Cho đến nay, giới nghiên cứu Kiều vẫn còn phân vân, chưa dứt khoát hẳn một nhan đề nào là khởi đầu do cụ Nguyễn Du đặt.
KHẾ IÊM
Tặng nhà thơ Biển Bắc và Hồ Đăng Thanh Ngọc
Nhà thơ và nhà nghiên cứu Mỹ Timothy Steele, trong bài viết “Phép làm thơ cho những nhà thơ thế kỷ 21”, nhấn mạnh, cách làm thơ trong thế kỷ tới sẽ là tuôn nhịp điệu ngôn ngữ nói vào thể luật, để hình thành nhịp điệu thơ.
HOÀNG DŨNG, BỬU NAM
(Phỏng vấn nhà sử học Nguyễn Hồng Phong, nhà văn Huy Phương và nhà phê bình văn học Phương Lựu)
HỒ TIỂU NGỌC
Thế kỷ XXI là thế kỷ của internet và truyền thông, nơi mọi chân lý và định luật đều gói gọn ở trong hai con số 0 và 1 của ngôn ngữ lập trình mạng.
VŨ THỊ THƯỜNG
Gần đây, nhân công việc tìm nhặt tư liệu xung quanh vụ án Lệ Chi viên để viết một cái gì đó bằng văn xuôi, tôi có đọc một số sách viết về Nguyễn Trãi. Trong số sách tôi đã đọc ấy, có hai cuốn: Văn chương Nguyễn Trãi và Chủ nghĩa yêu nước trong văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn của tác giả Bùi Văn Nguyên.
VŨ TRỌNG QUANG
I. HÀNH TRÌNH TẤT YẾU
Bước chân bắt đầu từ khởi điểm Octavio Paz “Giữa im lặng và tiếng nói, đó là thơ”. Vậy thì im lặng hay lên tiếng, có người nói thơ là tiếng nói, và có người cho vô ngôn là một giá trị.
ROLAND BARTHES
Trong cuộc chiến giữa bạn với thế giới, hãy đặt thế giới ở hàng thứ cấp (Franz Kafka)
LÊ QUANG THÁI
Việt Nam đã có thơ mới sánh cùng với thơ mới của các nước Nhật Bản, Trung Hoa, Indonesia; khác nhau ở chỗ phong trào thơ mới dậy lên sớm hơn hoặc muộn hơn ba năm mà thôi. Còn các nước Thái Lan, Lào và Campuchia không có chuyện thơ mới bởi lẽ tình hình văn nghệ thiếu điều kiện phát triển.
PHẠM TẤN XUÂN CAO
Cầm tay chưa muộn nối lời
Nghiêng mình gửi mộng mây trời lang thang
(Bùi Giáng)