Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2017), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật vừa cho ra mắt ấn bản tiếng Anh cuốn tiểu thuyết “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” của nhà báo - nhà văn Trần Mai Hạnh. Theo nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, sự thật trong cuốn sách là thứ kim cương của văn học tư liệu.
Bản thảo bị bỏ dở
Cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” dày hơn 500 trang, vừa có giá trị về văn học, vừa có giá trị về lịch sử và báo chí. Những tài liệu nguyên bản được xem là tuyệt mật ở thời điểm đó của phía bên kia (phía Việt Nam Cộng hoà và phía Hoa Kỳ) cùng những tư liệu tác giả viện dẫn trong cuốn sách gắn với sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước đòi hỏi độ chính xác và tin cậy cao, nên việc dịch sang Anh ngữ có những khó khăn nhất định.
Nhà báo Trần Mai Hạnh cho biết, khi bắt đầu viết cuốn sách, rất nhiều tai họa ập đến với ông. “Năm 1981, nhà tôi bị cháy hết cả nhà. Lúc này lại phải đi tìm lại những tư liệu đó”- Trần Mai Hạnh kể.
Tiếp đó, từ năm 2002 đến 2012, trong suốt 10 năm đó có nhiều biến cố xảy ra trong cuộc đời khiến ông không viết được một chữ nào. “Cứ mở ra rồi đóng lại, nhiều lúc tôi muốn đốt những tài liệu đó. Có tới hàng nghìn trang tài liệu bày bừa bộn ra khắp nhà cửa” - tác giả tiết lộ.
Tuy nhiên, khoảng năm 2012, ông chuyển nhà về phố Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội), nên thi thoảng có gặp Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh. Vì trước đó, khi còn làm Tổng biên tập báo Văn nghệ, nhà thơ Hữu Thỉnh đã trích đăng 2 chương trong bản thảo cuốn sách nên vẫn nhớ và đã tiếp tục thúc giục nhà báo Trần Mai Hạnh hoàn thành cuốn sách.
Thế là nhà báo Trần Mai Hạnh lại ngồi vào bàn viết, và sau đó, đã viết lại một số chương, bằng một tâm thế mà trước đó ông chưa hề có. Chính điều này khiến cho cuốn sách trở nên khách quan.
Theo tác giả, khó nhất trong lúc viết là giữ được sự điềm tĩnh, để không có bất cứ nhận xét, đánh giá nào. Nếu đưa tình cảm của mình vào thì cuốn sách sẽ không còn là “Biên bản” nữa mà sẽ rẽ sang hướng khác, na ná với những cuốn sách khác.
Chính vì thế, khi cuốn sách “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” ra mắt, nhà thơ Hữu Thỉnh đã đánh giá, “sức mạnh của sự thật là không gì có thể chống lại được, vượt qua sự hoen gỉ của thời gian. Sự thật trong cuốn sách là thứ kim cương của văn học tư liệu”.
Ngày 4/1/2016, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã có Quyết định số 01/QĐ-HNV về việc dịch “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” sang tiếng Anh “nhằm giới thiệu, quảng bá các tác phẩm văn học viết về sự nghiệp đấu tranh giữ nước, giải phóng dân tộc và khát vọng hoà bình của nhân dân Việt Nam tới bạn đọc trên thế giới”.
Nhà thơ Hữu Thỉnh từng đưa ra nhận định: Hội Nhà văn Việt Nam có hơn 1.000 hội viên, nhưng số tác phẩm viết về chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch 30-4-1975 không nhiều, nếu không muốn nói là rất ít. “Chúng ta còn mắc nợ lớn với bạn đọc, với lịch sử”, nhà thơ Hữu Thỉnh nói.
Theo Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, với “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”, nhà báo Trần Mai Hạnh đã lấp một khoảng trống vô giá về văn học tư liệu, về Chiến dịch Mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tác phẩm được viết với một góc nhìn điềm tĩnh, khách quan và đầy nhân văn. Ông cho rằng, trước đây chúng ta có cụm từ “văn - sử - địa bất phân” thì cuốn sách của nhà báo Trần Mai Hạnh là “văn - sử - báo bất phân”.
Chính vì lý do đó, Hội Nhà văn Việt Nam quyết định dịch “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” sang tiếng Anh. “Đây là cuốn sách đầu tiên trong số những tác phẩm nhận giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam được dịch ra tiếng nước nước ngoài”, nhà thơ Hữu Thỉnh nói.
Nhà báo - nhà văn Trần Mai Hạnh tặng chữ ký cho bạn đọc.
Câu chuyện người dịch sách
Dịch giả Mạnh Chương là người được chọn để đảm nhiệm công việc dịch sang tiếng Anh cuốn sách dày dặn này. Lâu nay, dịch giả Mạnh Chương được biết tới là người hàng tuần dịch truyện ngắn cho tờ Vietnam News của Thông tấn xã Việt Nam. Ông từng công tác tại Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, Bộ Tổng Tham mưu (Bộ Quốc phòng), Ủy ban về hợp tác Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch - Đầu tư).
Ông được nhà nước cử đi phiên dịch cho đoàn Trung ương trong Ủy ban Liên hiệp quân sự 4 bên, thi hành Hiệp định Paris, đóng tại trại David, Tân Sơn Nhất... Được chọn dịch “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”- theo dịch giả Mạnh Chương, đó là “một may mắn”.
Mặc dù cuốn sách ra mắt lần đầu từ năm 2014, được giải thưởng Hội Nhà văn VN rồi được giải thưởng văn học ASEAN, nhưng Mạnh Chương cũng chưa đọc cuốn sách này.
Chỉ đến khi được mời dịch, ông mới đọc, đọc liền một mạch. Ông lui về căn nhà ở Hà Nam mua cách đây hơn 10 năm để có sự yên tĩnh cần thiết ngồi dịch cuốn sách.
Thời gian có thể kéo dài 6 tháng, nhưng cuối cùng hơn 3 tháng Mạnh Chương đã dịch xong cuốn sách. Với ông, đây là một cuốn sách “lớn”, dù không phải dạng văn học cao siêu nhưng lại rất lớn về chủ đề và sự kiện lịch sử mà tác phẩm tái hiện.
Tác giả đã vận dụng tất cả các tài liệu quý giá mình thu thập được trong quá trình tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, trong đó có rất nhiều tài liệu nguyên bản tuyệt mật và các văn bản gốc của phía bên kia, rồi hoá thân phục dựng lại trung thực sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn trong những ngày tháng cuối cùng của chiến tranh trong khuôn khổ một tác phẩm văn học rất sinh động, tin cậy và như thật.
Về khó khăn khi dịch cuốn sách này, theo dịch giả Mạnh Chương, đó là văn phong của nhà văn - nhà báo Trần Mai Hạnh là thứ văn phong nghiền ngẫm, rất có chiều sâu, nên việc chuyển sang Anh ngữ không phải dễ dàng, thứ nữa là có rất nhiều tư liệu như thư từ, điện văn của Tổng thống Mỹ Nicxon và G.Ford gửi Nguyễn Văn Thiệu từ tiếng Anh dịch sang tiếng Việt rồi bây giờ lại dịch ngược sang tiếng Anh…
Từng là người lính nên những ngôn ngữ của lính Mỹ, của chiến tranh, quân sự… dịch giả Mạnh Chương đã rất quen thuộc, chỉ có đoạn nào ngôn ngữ của tác giả thì ông mới cảm thấy khó khi phải lột tả chân thật phẩm chất văn chương của nó.
Bây giờ bản tiếng Anh của cuốn sách đã được xuất bản. Dịch giả Mạnh Chương hi vọng độc giả thế giới, đặc biệt là độc giả Mỹ đọc cuốn sách này. Để họ có thể hiểu hơn về cuộc chiến, hiểu hơn về người Việt Nam.
Với “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”, nhà báo Trần Mai Hạnh cho rằng, ông không có bất cứ nhận xét hay đánh giá nào, cũng không biểu lộ bất cứ tình cảm nào của mình trong tất cả những vấn đề được trình bày trong cuốn sách. Ông dành việc đó cho độc giả và xã hội. Tác giả chia sẻ, để viết được cuốn sách với hệ thống 273 nhân vật là người thật - việc thật, không đơn giản một chút nào. Nói về nguồn tài liệu, tác giả tiết lộ: có tài liệu do đi tìm mà thấy, nhưng cũng có tài liệu “tự tìm đến với mình”. |
Theo Hà Khanh - ĐĐK
Liên tục những tin vui đến với văn chương Việt Nam: nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nhận Giải thưởng LiBeraturpreis 2018 do Hiệp hội Litprom (Hiệp hội quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin ở Đức) trao tặng cho tác phẩm Cánh đồng bất tận.
Những bài viết ngắn trong cuốn sách Đủ nắng thì hoa nở (Phương Nam Book và NXB Văn hóa - Văn nghệ ấn hành) cũng chính là những trải nghiệm cả về đời lẫn đạo của tác giả Ba Gàn. Nhờ đó, cuốn sách mang đến những giá trị hữu ích cho độc giả, nhất là những người đang đi tìm mục tiêu để sống.
Hướng tới kỷ niệm 10 năm ra số đầu tiên (2010 - 2020), ngày 28/11, tại Hà Nội, tờ Thời Nay (Báo Nhân dân) phối hợp Ban Nhà văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức buổi ra mắt 2 cuốn sách “Giấc mơ trên những cánh rừng”, và “Nơi ta đã qua, người ta đã gặp”.
Dự án Nhóm 4. 0 của Nền tảng Xuất bản Điện tử Waka, là dự án sáng tác theo mô hình nhóm đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng và triển khai với kỳ vọng tạo ra một sân chơi hỗ trợ các tác giả trẻ yên tâm phát triển sự nghiệp sáng tác của mình.
Đối thoại với hoa (NXB Văn hóa - Văn nghệ TPHCM, tháng 11-2018), tập tiểu luận phê bình thứ 7 của Nguyễn Thị Minh Thái, là cuốn sách kỷ niệm 45 năm bước vào nghề văn của tác giả.
Cảm hứng viết văn ở chính trong cuộc sống của mỗi chúng ta, việc viết văn phải tải chứa một điều gì đó chứ không viết chung chung. Trong tác phẩm văn học cũng phải truyền tải những giá trị nhân văn, định hướng tích cực để người đọc biết trân quý những gì mình đang có.
Là vùng đất quen thuộc trong miền sáng tạo, vẻ đẹp Hà Nội không chỉ được diễn tả bằng hình ảnh mà còn hiển hiện vô cùng tinh tế, sống động trong nghệ thuật ngôn từ. Với vô số tác phẩm văn học viết về Thủ đô từ xưa tới nay, để khai phá, phát lộ những điều mới mẻ về thành phố này là thử thách không nhỏ với mỗi nhà văn.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn Nguyên Hồng (5/11/1918 - 5/11/2018), lần đầu tiên, “Nhật ký Nguyên Hồng” ra mắt bạn đọc. Hơn 600 trang nhật ký Nguyên Hồng viết từ năm 1941 đến trước khi ông mất (1982) đã được công bố. Những trang viết hiển hiện cả một thời kỳ, sống động và chân thực. Đặc biệt là đời sống văn nghệ của đất nước trong suốt hơn nửa đầu thế kỷ XX. Được sự đồng ý của NXB Trẻ và đại diện gia đình nhà văn Nguyên Hồng, chúng tôi trích giới thiệu một số trang nhật ký của ông.
Rời "cõi tạm" khi tuổi đời còn rất trẻ (24 tuổi) song cha đẻ của bài thơ Hôm qua em đi chùa Hương - tác giả Nguyễn Nhược Pháp đã để lại khối lượng những sáng tác đáng kinh ngạc và thán phục, một tài năng đã chớm nở từ rất sớm và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Sáng 5/11 tại Trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp hợp với gia đình nhà văn Nguyên Hồng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn Nguyên Hồng (5/11/1918 - 5/11/2018). Ông được đánh giá là một trong những nhà văn ưu tú nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại với các tác phẩm như: Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu, Cửa biển...
Có nhiều cuốn sách lọt vào danh mục “bestsellers” của các NXB, hàng chục năm nay nhà văn Nguyễn Nhật Ánh luôn giành vị trí tác giả “ăn khách” trong làng văn chương. Đa tài trong nhiều lĩnh vực, và thể loại sáng tác nhưng ông có biệt tài xuất sắc trong mảng sáng tác dành cho tuổi teen.
NXB Phụ nữ vừa ra mắt cuốn sách "Những nhân chứng cuối cùng" - một trong những tác phẩm góp phần làm nên giải Nobel văn học của nữ nhà văn Belarus Svetlana Alexievich - người được biết đến nhiều với các tác phẩm đã in và phát hành ở Việt Nam như “Chiến tranh không mang gương mặt phụ nữ”, “Lời nguyện cầu từ Chernobyl”.
Ngày 25/10, tại TP HCM, cuốn sách “Kiến Phật” của tác giả người Anh - Rose Elliot đã chính thức ra mắt độc giả Việt Nam.
Sáng 24-10, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư vừa có buổi gặp gỡ và ký tặng sách cho độc giả tại Đường sách TPHCM nhân dịp chị vừa trở về từ Hội sách Frankfurt với giải thưởng LiBeraturpreis 2018, và ra mắt tập truyện ngắn Cố định một đám mây.
Ba cây bút trẻ Kai Hoàng, Thái Cường và Hoàng Khánh Duy vừa có cuộc chuyện trò về sáng tác văn chương gắn với cuộc sống đương đại tại Đường sách sáng 20/10 nhân khai mạc Tuần lễ sách hay.
Bên cạnh những tác phẩm mang hơi thở thời đại, đời sống văn chương trong nước gần đây còn xuất hiện những tác phẩm từng được xuất bản từ trước. Dù ra mắt cách đây hàng chục năm, nhưng nhiều tác phẩm vẫn giữ nguyên giá trị và với không ít bạn đọc ngày nay, đó vẫn là những tác phẩm mới.
Tiểu thuyết về một chàng trai nổi loạn, dính vào ma túy được viết bằng tình cảm của nhà văn với con trai thứ hai.
Sau các tác phẩm Nguyễn Trãi (2 tập), Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng, Bí mật hậu cung, mới đây nhà văn Bùi Anh Tấn tiếp tục trở lại với đề tài lịch sử bằng tiểu thuyết Bảo kiếm và giai nhân, do NXB Tổng hợp TPHCM ấn hành.
Kế thừa và sáng tạo là vấn đề xưa nay đã từng được nhiều người quan tâm bàn luận. Tôi chỉ xin nói thêm đôi điều về mối quan hệ giữa kế thừa và sáng tạo trong sáng tác thi ca.
PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, cho rằng, hoạt động lý luận văn học, nghệ thuật còn xa rời thực tiễn sáng tác, có biểu hiện xơ cứng, kém năng động, giảm sút tác dụng tích cực đối với sáng tác. Chỉ riêng trong lĩnh vực văn học, tiếng nói của các nhà phê bình được nhìn nhận là rất quan trọng đối với tác giả lẫn bạn đọc.