Nhắc đến Huế, người ta thường nhớ đến tầm vóc di sản thế giới với kinh thành cổ xưa, là tà áo dài thướt tha của nữ sinh qua cầu Tràng Tiền một thuở... và cả bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (được Hàn Mặc Tử sáng tác vào năm 1938). Bài thơ trong tập “Thơ điên” này khiến đất vua xưa như lung linh hơn và trở thành kiệt tác của thi ca nước nhà. 75 năm sau ngày bài thơ ra đời, chúng tôi đã tìm về Vĩ Dạ.
Từ thôn lên phố
Cách trung tâm thành phố chừng hai km, cách chợ An Cựu 1km, thôn Vĩ Dạ ngày nào giờ đã trở thành phường Vĩ Dạ. Con đường Nguyễn Sinh Cung xuyên suốt cái phường ven đô đang đô thị hóa quá nhanh với bảng hiệu, hàng quán đông đúc. Cạnh con đường vinh dự mang tên vị lãnh tụ dân tộc, chợ Vĩ Dạ thấp thoáng, huyên náo cạnh bên vài căn nhà rường cổ kính, thâm nghiêm làm nên bản sắc của vùng đất kinh kỳ trong dĩ vãng nay còn rất hiếm.
Cồn Hến nhìn từ cầu Sông Dinh
Để quan sát rõ hơn cồn Hến, một địa danh trong thôn Vĩ Dạ ngày trước - nơi có căn nhà của bà Hoàng Cúc (tên thật là Hoàng Thị Kim Cúc, người làm Hàn Mặc Tử xúc cảm làm ra bài thơ), chúng tôi đi hết đường Nguyễn Sinh Cung vòng lên cầu sông Dinh. Người ta thường nói ở Huế chỉ có Hương giang nhưng nhiều tài liệu khác cho biết, sông Hương đã từng mang tên sông Lô Dung, sông Dinh, sông Yên Lục. Như vậy, khả năng sông Dinh là tên cũ của sông Hương, gắn liền với tên gọi cồn Hến và khu vực Đập Đá (trùng tên với thị trấn Đập Đá ở thị xã An Nhơn, Bình Định - PV), là những địa danh đã đi vào nhiều câu ca của xứ này.
Đường Nguyễn Sinh Cung
Để tìm đến nhà bà Hoàng Cúc ngày nào, từ đầu đường Ưng Bình, chúng tôi đành đi bộ qua chiếc cầu dẫn vào cồn Hến vì có biển cấm xe taxi và xe tải. Trên chiếc cầu đơn sơ bắc qua sông Dinh, người dân sở tại chỉ lưu thông bằng xe đạp và xe ôtô, nhiều người khác thì đi bộ, nhất là những đám cưới. Bề ngang chiếc cầu dài chừng bốn mét, hai bên thành cầu làm bằng kim loại, đảm bảo an toàn cho mọi người khi đi qua đây.
Khi hỏi về địa chỉ chính xác của bà Hoàng Cúc, người dân sở tại chỉ cho khách đường xa một, hai căn nhà rường có cổng phía trước cùng hàng cau trĩu quả mà không biết chính xác bởi nghe đâu căn nhà đích thực cũng “qua tay” mấy lần chủ. Thời gian biến đổi như vật đổi sao dời, nhưng nét Huế thương trong bài thơ của tác giả người Quảng Bình Hàn Mặc Tử vẫn còn được lưu giữ trong những ngôi nhà ở đây.
Cầu Phú Lưu, còn gọi là cầu Cồn - cây cầu nhỏ duy nhất dẫn vào cồn Hến từ đường Nguyễn Sinh Cung, phường Vĩ Dạ
Theo nhiều tài liệu, ngoài anh cả là Hoàng Toại định cư ở nước ngoài, bà Hoàng Thị Kim Cúc còn có mấy người anh ruột tập kết ra Bắc sau hiệp định Genève 1954 là Hoàng Xuân Tùy (nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục), Hoàng Hoan Nghinh (nguyên đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ta tại Philippines). Người em ruột Hoàng Tế Ngộ ở lại Huế, trước khi quy tiên từng là “thủ từ” trong ngôi nhà mà bà Cúc từng sinh sống.
Bà Hạnh, 78 tuổi, bán nước ở đây cho biết: “Từ nhỏ, tôi đã được cha mẹ nói rằng vùng đất này đã đi vào thơ ca. Nghe đâu bà Hoàng Cúc từ trần vào năm 1985. Bà từng là giáo viên dạy nữ công gia chánh ở trường Đồng Khánh và còn là tu sĩ. Đám tang của bà vào loại lớn nhất ở Huế lúc bấy giờ, nối dài từ Đập Đá tới tận Trường Quốc Học (nằm trên đường Lê Lợi hiện nay - PV)”.
Biết câu chuyện này, thầy Nguyễn Đức Hùng - giáo viên dạy văn của Trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn (TP.Hồ Chí Minh) - chia sẻ thêm rằng nhờ đến Vĩ Dạ nhiều lần nên bài giảng của ông thêm nhiều hình ảnh và cảm xúc thật, giúp học trò biết được hoàn cảnh sáng tác mà sách bình giảng văn chương chưa đề cập đến.
Những căn nhà rường đặc trưng
Tuyệt tác từ mối tình dang dở
Đây thôn Vĩ Dạ lúc đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ. Theo một số tài liệu, bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê ở thôn Vĩ Dạ.
Nghệ nhân Dzũ Kha - người dựng chòi chăm sóc cho mộ phần của Hàn Mặc Tử tại đồi Ghềnh (phường Ghềnh Rang, TP.Quy Nhơn, Bình Định), bỏ hơn nửa đời người để nghiên cứu về Hàn cho chúng tôi biết rằng, tình đầu của Hàn chính là bà Hoàng Cúc - nhân vật trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Nhà thơ gốc Quảng Bình này khi theo cha vào công tác tại sở đạc điền ở Quy Nhơn đã đem lòng yêu thương cô gái xứ Huế. Sau bà Hoàng Cúc, thi sĩ Mộng Cầm ở TP. Phan Thiết (Bình Thuận) là nhân tình thắm thiết nhất của Hàn. Chúng tôi đã đem câu chuyện này trao đổi với cháu ruột của Hàn (hiện đang sống tại đường Kỳ Đồng, Q3, TP.Hồ Chí Minh) và được đảm bảo tính xác thực. Theo tìm hiểu của phóng viên, bà Mộng Cầm mất năm 1997 tại nhà con gái ở huyện Bình Chánh. Nhà của bà hiện vẫn còn trên đường Trần Hưng Đạo, ở cửa ngõ dẫn vào phố biển Phan Thiết.
Nhà thơ Hàn Mặc Tử ra đi ở tuổi 28 (1912-1940) nhưng đã kịp để lại cho đời một tuyệt tác mà người ta còn nhớ mãi. Từ đây, Vĩ Dạ trở nên màu sắc hơn trong tâm khảm của mọi người trong Nam, ngoài Bắc.
Theo congan.com.vn
Chiều 15/3, Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và Hội nhiếp ảnh TP Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức Liên hoan ảnh nghệ thuật với chủ đề "Sắc xuân ba miền".
Chiều ngày 14/3, tại trụ sở UBND tỉnh, Ban Tổ chức Festival Huế 2024 và Tổng Công ty hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã ký kết hợp đồng tài trợ Festival Huế 2024 với tổng giá trị 1,2 tỷ đồng.
Thường trực HĐND tỉnh vừa thông báo sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 16, HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Sáng ngày 11/3, Liên hiệp các Hội VHNT và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo nhân kỉ niệm 150 năm ngày sinh danh nhân văn hoá, hoạ sĩ Lê Văn Miến.
Ban tổ chức Festival Huế 2024 vừa công bố poster chính thức của Festival Huế 2024.
Sáng ngày 09/3/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Đài Truyền hình Việt Nam và các tổ chức liên quan tổ chức Giải chạy dành cho học sinh – sinh viên “S-Race 2024”.
Chiều 7/3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi hhọp báo thường kỳ quý I năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì cuộc họp.
Sáng ngày 07/3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức gặp mặt, trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho Bà Andrea Teufel, Trưởng Đại diện Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức và Bà Kazuyo Watanabe, Chủ tịch Liên đoàn Chăm sóc Trẻ em châu Á - Nhật Bản.
Ngày 06/3, UBND huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ phát động Cuộc thi sáng tác ảnh nghệ thuật “Nét đẹp Quảng Điền qua ảnh” lần thứ II năm 2024 nhằm giao lưu, giới thiệu nét đẹp văn hóa đặc trưng của huyện Quảng Điền, vùng đất có nhiều di tích lịch sử, danh thắng của Thừa Thiên Huế.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch số 106/KH-UBND về việc tổ chức Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế năm 2024.
Nhằm hướng đến kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024), sáng 03/3 tại bãi biển Hải Dương, xã Hải Dương, thành phố Huế, Ban Thường vụ Thành Đoàn tổ chức Lễ khởi động Tháng Thanh niên năm 2024.
Để đạt được mục tiêu sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều giải pháp, tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông nhằm quy hoạch tốt không gian đô thị và đầu tư kết cấu hạ tầng đạt chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương.
Đó là yêu cầu của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại phiên họp UBND thường kỳ tháng 02/2024 vào chiều ngày 29/2. Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương.
Chiều 28/2, tại Công viên Trịnh Công Sơn – TP Huế, Ủy ban nhân dân thành phố Huế tổ chức lễ khánh thành tượng nghệ thuật cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và chương trình nghệ thuật biểu diễn nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Chiều trên quê hương tôi”.
Sáng ngày 26/2, tại Trung tâm văn hóa – điện ảnh tỉnh, UBND thành phố Huế tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024.
Tối ngày 24/2 ( Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại không gian Phủ Nội Vụ, Đại Nội Huế, Ban Tổ chức Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Ngày hội Thơ Huế với chủ đề " Hương sắc mùa xuân".
Tối 23/2, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Thơ Nguyên Tiêu xuân Giáp Thìn 2024 với chủ đề "Bản hòa âm đất nước".
Sáng 23/2 (nhằm ngày 14 Tháng Giêng năm Giáp Thìn), đoàn văn nghệ sĩ Huế do nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, nhà thơ Lê Tấn Quỳnh - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương dẫn đầu cùng nhiều nhà văn, nhà thơ Huế đã dâng những nén hương tưởng nhớ các thi nhân, thi sĩ đã khuất.
Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được tổ chức đến hết ngày 02/3/2024.