Về trong hoài niệm ấm cúng

14:52 04/01/2021

“Nấp” trong nhà báo Trần Nhật Minh với vẻ ngoài “đồ sộ, quánh màu nước thời gian”, là trái tim thi sĩ nhiều rung động. Cho nên, có lẽ đã lần lữa mãi, thì cũng phải đến ngày tâm hồn chật căng, buộc phải tỏa lan hương chất mà tháng năm cuộc đời mình đã trầm tích.

Mới nhất, cũng là cuốn sách đầu tay, khả năng sẽ khởi đầu cho một chùm sách gồm thơ, tạp văn, ghi chép… của nhà báo - thi sĩ Trần Nhật Minh, hiện công tác tại VOV6, là cuốn sách “Miền sau cánh cửa” do NXB Văn học ấn hành. Tác giả gửi vào đó những loạt tản văn, bài viết mà đi hết cuốn sách, người đọc nhận ra một nhà thơ với nhà báo thường xuyên song hành, đắp đổi lại qua làm nên nét độc đáo cho một con người theo nghiệp văn bút.

Mở ra là những lắng đọng về quá khứ phố Hà Nội, nơi Trần Nhật Minh trải qua cả ấu thơ và tuổi thanh xuân với cái khó, cái thiếu, cái nhọc nhằn của phố phường trong những năm bao cấp và dần chuyển sang quá trình chuyển đổi. Nhưng thực ra, vài nét chấm phá của gió lạnh lùa rít những ngôi nhà, của lam lũ cái ăn cái mặc, của một không gian phố xá phảng phất nỗi buồn nén lại…, hóa ra làm nền cho những gì là thanh sạch, là tươi sáng, là lịch duyệt hé mở. 

Trong ký ức da diết của Trần Nhật Minh, con người ta vẫn kiên trì sống bằng sự co kéo vật chất nhưng không quên vun đắp những giá trị tinh thần, giữ gìn nét văn hóa của những người dân sống có tư cách, có tri thức. Tác giả dành nhiều chi tiết đáng nhớ cho những bức tranh này. Đó là cái lọ hoa sứt mẻ vẫn được chủ nhân tằn tiện trám lại để giữ cắm hoa. Là những năm thiếu đói nhưng cái giá sách trong nhà không thể thiếu sách. Là những nhà thơ gặp nhau trong vất vả để sống cùng văn học nghệ thuật, dù có thể trong những quãng thời gian nào, đó là sự “xa xỉ”. Là một người lao động ngoài bãi ven sông, nhận đời mình có thể coi như “bỏ đi” nhưng trước sau vẫn lo cho con chu đáo và sống tự trọng, yêu ai, lấy ai, không được “để cho người ta khổ”. 

Cũng như vậy, dù thế nào thì xưa và nay, Hà Nội không thể thiếu những nét đặc trưng trong nếp sống, là phở, là bia hơi, là lang thang quán xá bình dân. Trần Nhật Minh dành những trang tả, kể thoang thoáng chuyện uống ăn mà không dừng lại ở sự “khoái khẩu, khoái tỷ”. Đằng sau đó là trải nghiệm, là nét tinh tế trong văn hóa sống, là cả đâu đó một nét người, đời người.

Đi từ phố xa ra làng mạc, tác giả hòa vào làng quê, đồng quê, người quê, mùi quê, khói quê… như trở về cái gốc xa xưa, bền chặt trong mỗi con người hôm nay, dù không hẳn đã sinh ra, lớn lên ở nơi ấy. Nhật Minh kể làng không bằng cái phong vị đạm bạc, thậm chí chạy theo cái gì đó… “quê mùa”. Mà lại thắm thiết ở niềm trân quý những nỗi vất vả như là những giọt mồ hôi truyền đời, ở tình con người chân thành, quyến luyến, như những ngọn khói cũng mang chở bao nhiêu nỗi niềm của người, của đất, của bếp, của những khoảng thời gian trong ngày, của mây trời thôn dã. 

Và rồi từ phố nối làng, tác giả ra đi lên núi, ra biển, lên trung du, vào miền nam bộ, tìm đến đất mũi, lang thang các địa danh, gặp những con người, để dày thêm cho mình vốn sống xã hội và văn hóa các miền đất. Đáng chú ý, những vốn liếng xã hội, văn hóa ấy, bằng tư thế một nhà báo “đựng” một nhà thơ, Trần Nhật Minh nhập cuộc để trải nghiệm qua thực tế với đất và người, chứ không phải từ tài liệu, sách vở. Vì thế, dễ nhận thấy niềm đắm đuối, cảm hứng say mê, quý trọng của tác giả với những người, những cảnh, những chuyện mà anh đến. 

Một họa sĩ giám đốc bảo tàng nơi tĩnh lại văn hóa dân tộc Mường, là hoa trái của bao nhiêu công phu sưu tầm, lưu giữ và lao lực hoạt động để lan tỏa. Một người H’Mông đắm đuối giữ tiếng khèn trên núi cao. Những nghệ sĩ phương Nam đem cả đời lưu giữ ngón đàn, câu hát, và cũng chính đàn hát là cơn cớ cho khúc quanh ngả rẽ trong đời. Một đồng nghiệp báo chí lăn lộn nhiều năm trong những vùng sâu vùng xa, hạnh phúc âm thầm với những thông tin của mình được đồng bào chờ đón… Và những miền xa ấy, những món ăn, những cảnh sắc, đôi nét tập quán nơi Việt Trì, Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau… cứ mở ra như lôi kéo, quyến rũ. 

Kể cả khi, và đây cũng là nét quý giá trong tác nghiệp của một nhà báo, viết về những nỗi buồn, những góc khuất từ những địa bàn có tệ nạn nghiện hút, những nơi có sự thiếu học, vẫn còn đói nghèo…, thì ngòi bút Trần Nhật Minh không hề né tránh. Nhưng chất văn hóa trong cách kể, và cái nhìn bao quát và tinh thần lạc quan khiến cho những bài ghi chép được mở rộng khiến người ta thấm và nghĩ nhiều hơn về những thông tin được phản ánh. 

Có lẽ, hình như lâu nay, không dễ dàng người đọc tìm được những bài bút ký, ghi chép báo chí đậm chất văn mà ở đó người viết có thể có đôi chút giãi bày, tâm sự cùng người đọc. Mà những là ngồn ngộn thông tin, ăm ắp tài liệu, và tới tấp những sự kiện, diễn biến. Có lẽ xu hướng cạnh tranh thông tin, đề tài đã tác động không nhỏ đến cách kể của các cây bút nói chung. Hay là, cần có những hình thức phù hợp cho sự trở lại của một dòng chảy phóng sự, ghi chép, bút ký báo chí thong thả hơn, chậm rãi hơn? Nên thế!

Cuốn sách của Trần Nhật Minh còn kéo người đọc qua những miền đất xa xôi để cũng kể tả gọn gàng mà khá tài tình, tác giả chấm phá ra một số nét văn hóa, đặc trưng con người và câu chuyện xã hội nổi bật của miền đất đó: Yangon (Myanmar), Tokyo (Nhật Bản), Bắc Kinh (Trung Quốc). Để rồi, cuối cùng, đưa người đọc trở về nhà xưa với ký ức chờ xuân, đón Tết nồng nàn bên gia đình tằn tiện và sum họp thuở nào. Vậy là “Miền sau cánh cửa”, bước ra trên thềm nhà để ngóng theo những con đường xa, những chân trời lạ. Nhưng cũng là mở tay nắm khung cửa để trở vào một miền hoài niệm chân thật trong căn phòng nhỏ đầy ắp nỗi nhớ về những đi, những sống, những nghiệm ra, những nhận lấy, và trở về.

Trong niềm vui chờ xuân Tết hôm nay, gấp sách lại, như còn bâng khuâng trạng thái nao nao quá khứ mà Trần Nhật Minh mở cánh cửa lòng mình, hé lộ cùng người đọc bí mật về những khoảnh khắc “yếu lòng”. Có lẽ những cánh cửa sẽ không dừng lại từ đây. Chờ đợi những cuốn sách khác của Trần Nhật Minh nhà báo - thi sĩ. Hay là sẽ như vậy chăng? Nên thế!    

 
Theo Quang Hưng - NDĐT
 
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)

  • Tưởng nhớ nhà thơ Gia Dũng

  • Nhân ngày sách Việt nam lần thứ 6, NXB Phụ nữ ra mắt hàng loạt ấn phẩm mới với nhiều ưu đãi hấp dẫn tại công viên Thống Nhất, Hà Nội.

  • Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp với Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu ra mắt tập tản văn của tác giả Thái Kim Lan “Mai rồi mưa tạnh trong xuân”. Chương trình có sự tham gia của tác giả Thái Kim Lan, nhà văn Lê Phương Liên và nhà thơ Nguyễn Hữu Quý.

  • Thời gian cứ trôi, các thế kỷ nối tiếp nhau chảy hoài. Thế hệ lớp trước sẽ chẳng đọng lại gì nếu như không có lịch sử ghi lại những biến thiên, những nhân vật lịch sử. Những lớp vỉa lịch sử như tầng phù sa nuôi dưỡng thế hệ sau. Để cho cuộc sống thăng hoa hơn, thêm phần ý nghĩa, con người hiện đại càng tìm thấy ở lịch sử nguồn cảm xúc vô tận để sáng tạo, nhất là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.

  • Nhà văn Võ Văn Trực, người được mệnh danh là “Nhà văn của làng quê”, những câu chuyện ông viết ra khiến người ta không khỏi khâm phục. Đôi khi, nói đến các nhà văn, người ta nghĩ tới những con người bay bổng, lãng mạn, thi vị hóa cuộc đời này, nhưng Võ Văn Trực lại là con người của cuộc đời chân thực, lầm lũi và vạm vỡ khác thường.

  • Hướng đến Ngày Sách Việt Nam (21/4) và kỉ niệm 74 năm ngày chiến thắng phát xít (9/5), sáng 7/4/2019, tại Hà Nội, Wings Books - thương hiệu sách trẻ của Nhà xuất bản Kim Đồng đã tổ chức buổi tọa đàm SỐ PHẬN CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ TRONG THẾ CHIẾN II và giới thiệu, ra mắt hai cuốn tiểu thuyết lịch sử về chủ đề này, đó là Max - bi kịch của chủng tộc thượng đẳng của nhà văn Pháp Sarah Cohen-Scali và Cây vĩ cầm Ave Mariacủa nhà văn Nhật Bản Kagawa Yoshiko.

  • Với mong muốn bảo tồn và giới thiệu lại những tác phẩm tiêu biểu trong dòng sách "Học làm người" của học giả Hoàng Xuân Việt, Sống - Thương hiệu sách tác giả Việt kết hợp cùng NXB Thanh Niên vừa giới thiệu đến độc giả một số tựa sách tiêu biểu trong tủ sách "Học làm người” của ông.

  • Sách như một biên niên ký về đô thị vùng cao trong hai mươi lăm năm (1950-1975).

  • Một nhà nghiên cứu quân sự nhận xét rằng, trong thế kỉ XX chiến tranh ở Việt Nam đi từ trung tâm ra ngoại biên. Sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, nhân dân Việt Nam lại phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam, rồi cuộc chiến mở rộng sang đất Campuchia khi quân đội Việt Nam thực thi sứ mệnh quốc tế cao cả cứu nhân dân nước bạn khỏi họa diệt chủng Pol Pot.

  • Nhân dịp Hội Sách TP Cần Thơ lần thứ 3, diễn ra từ ngày 25 đến 31-3, NXB Kim Đồng mang đến hơn 2000 đầu sách phục vụ thiếu nhi, giới trẻ và các bậc phụ huynh, gồm các mảng sách: văn học, lịch sử - giáo dục truyền thống, kỹ năng, khoa học - nghệ thuật, tranh truyện, comic... Trong đó, có hơn 200 đầu sách mới, gần 100 đầu sách tiêu điểm.

  • Sau các nhà văn lớp trước lấy những chữ ghép tên quê hương thành bút danh như Tản Đà, Tô Hoài, Nam Cao, Thu Bồn, Bình Nguyên Lộc, nhiều nhà văn hiện đại cũng tiếp tục giữ “xu hướng” này.

  • Nhân dịp ra mắt tủ sách “Thiên đường không tuổi”, NXB Văn hóa - Văn nghệ vừa tổ chức buổi trò chuyện văn chương cùng chủ đề với sự tham gia của các nhà văn thuộc nhiều thế hệ. Đây là dịp để các tác giả cùng nhìn lại vai trò của dòng văn học dành cho độc giả tuổi mới lớn.

  • Bạn đọc cả nước, đặc biệt giới báo chí - truyền thông biết đến Phạm Quốc Toàn với góc độ là nhà quản lý và hoạt động báo chí. Trưởng thành từ Báo Quân đội Nhân dân, sau gần nửa thế kỷ làm báo chuyên nghiệp, Phạm Quốc Toàn làm tổng biên tập nhiều cơ quan báo chí. Thêm nữa, 2 khóa liền (2005 - 2015), ông là Phó Chủ tịch chuyên trách Hội Nhà báo Việt Nam.

  • Thời gian gần đây, thị trường xuất bản trong nước cùng lúc giới thiệu đến độc giả nhiều đầu sách có chủ đề về cái chết. Tuy nhiên, những đầu sách này không mang màu sắc u ám hay bi quan, mà nó trở thành kỹ năng mềm giúp người sống, kể cả những người cận tử có được sự bình thản, an nhiên và hạnh phúc hơn.

  • Ngày 24-2, tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du (xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) đã diễn ra lễ phát động hai cuộc thi: “Sáng tác văn tế Đại thi hào Nguyễn Du” và “Bạn đọc thuộc Kiều”.

  • Sau năm ngày làm việc sôi nổi, say mê và hào hứng, tối 20/2, hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV và Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III đã chính thức khép lại.

  • Văn học, thi ca giúp rút ngắn mọi khoảng cách là ghi nhận của hầu hết các đại biểu tham dự Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV, Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, khai mạc trọng thể ngày 16/2, tại Hà Nội.

  • Ngày 13/2, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV, Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III và Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII. 

  • Đã ba mươi năm tròn (1989-2019), nhà văn Nguyễn Minh Châu vĩnh biệt chúng ta vào độ trăng rằm của tài năng sáng tạo. Tết Kỷ Hợi này văn giới Việt Nam lại tưởng nhớ đến ông, một “người mở đường tinh anh” trong công cuộc đổi mới văn học.

  • Sau nhiều năm gần như ở ẩn, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh “tái xuất giang hồ” vào năm 2000 ở tuổi xấp xỉ 70 với tiểu thuyết Hồ Quý Ly đình đám.