Về một nhà thơ mới qua đời

13:50 20/08/2011
Vào lúc 14 giờ 25 phút ngày 13 tháng 7 năm 2011 (nhằm ngày 13 tháng 6 năm Tân Mão), nhà thơ Văn Hữu Tứ, hội viên Hội Nhà văn TT. Huế đã qua đời sau một thời gian lâm trọng bệnh. Từ đây, trong mái nhà anh gần hồ Tịnh Tâm, trên các con đường của Thành phố Huế cũng như những nơi anh thường lui tới, tác giả của các tập thơ “Bên dòng thời gian”, “Tôi yêu cuộc đời đến chết” vĩnh viễn vắng mặt.

Nhà thơ Văn Hữu Tứ - Bửu Chỉ ký họa

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Các tập thơ đó đồng thời cũng là tự sự về một phần đời anh như Văn Hữu Tứ đã suy nghĩ trước khi xuất bản. Suy nghĩ của anh làm nhớ lại những năm Văn Hữu Tứ còn bước đi dưới nền trời của tuổi thanh niên. Trước năm 1972, thầy giáo Văn Hữu Tứ đã từng thể hiện lòng yêu nước yêu người trong những bài thơ được lưu truyền trong một số người bạn. Tập thơ “Dưới bóng cờ cách mạng” của Văn Hữu Tứ và Nhất Huy đã ra đời trong bối cảnh đó mà sau này, tập “1000 năm thương nhớ” nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long trích đăng lại một bài thơ trong đó của anh.

Giờ đây Văn Hữu Tứ  nằm lặng im sau khi đã ngược xuôi trên những chặng đương đời, lặng im như cõi vĩnh hằng. Sắp tới, mỗi khi nhớ lại chút hơi ấm trong bàn tay Văn Hữu Tứ với những cái bắt tay thường nồng nhiệt, những người bạn của anh có lẽ không còn cách nào khác ngoài việc lật lại những trang thơ của một người đã qua đời. Nơi đó, Văn Hữu Tứ đã hóa thân trong những dòng chữ của ngọn đèn khuya, gian nan và vinh hiển.

1h khuya, 14.7.2011
Lê Văn Ngăn


VĂN HỮU TỨ


Dòng sông tuổi mười lăm

Tưởng nhớ N.K

Tôi ngồi bên bờ sông
đọc lại những bài thơ của người đã chết
những bài thơ
những khúc hát than đá đen

Chàng thường ngắt những cành hoa bất tử
ném xuống dòng sông
cành hoa trôi đi
báo hiệu thân phận người tử tù
hiên ngang bước vào cửa địa ngục
Chàng thường ném những tia nhìn giễu
cợt tới mặt trăng, mặt trời
tới mặt đất đầy hầm hố

Em không thể nào đọc được niềm băng giá
trong thân thể chàng đã chìm dưới
                                                đáy sông xanh
Thân thể chàng lặng lẽ trôi đi
như những cánh hoa bất tử

Tôi ngồi bên bờ sông một thời chàng
                                                ca hát đêm đêm
dòng sông in bóng người đãng trí
chàng ôm chặt tình yêu đất xám
còn em quay về vườn địa đàng

Bờ sông kia mọc lên một cành hoa cô độc

Người đãng trí ôm những lời ngụ ngôn
                        đi qua tám cửa thành
với vòng nguyệt quế là dòng sông
                                    tuổi mười lăm

Ai biết được tình yêu của chàng là
                        ba mươi, mười lăm
                                    hay mười bảy?


Hát bên đời


Đời mênh mông đêm tối
tôi gọi em bằng tên các vì sao
nồng ấm mắt em ngọn lửa
và tim tôi là gió phiêu bồng

Em hãy làm quê nhà
gìn giữ tình yêu thời con gái
để lại trong tôi nỗi nhớ khôn nguôi

Đời mãi mãi dội vang tiếng thét đấu trường
tôi xin tặng em trái tim đấu sĩ
với số phận rủi may
và bình minh ròng ròng máu đỏ
xin em hiểu rằng tim tôi
                        là thảm kịch của em
Tôi bước đi một mình
số phận đè xuống hai vai
                        như một tảng đá thời cổ đại
                        đêm đêm
                        tôi có em làm giấc mơ trú ẩn

Có thể tôi sẽ gục ngã bởi đau thương
nhưng với tình yêu của tôi đã trao em
                        như ngọn lửa ấm áp
Tôi sẽ bình tâm
đi trong mênh mông đêm tối
đi tới đấu trường


Bài ca đốm lửa


Em rạch nát vùng trán tôi
Nụ cười hồn nhiên tuổi trẻ
Những hạt mưa mùa phục sinh bất chợt
Thời gian đầy rồi vơi
Cổng thành xưa xõa tóc
Tôi ngược xuôi một phần thế kỷ
                        xuyên con kênh độc thoại
Phía hai bờ mưa giăng xối xả
                                                tôi đi
Nắng rồi mưa
            dòng sông vẫn một màu năm tháng
Em đã đến và em đã đi
Bóng mây vàng rồi xanh
            phút giây đợi giờ nguyệt thực
Chim đã về
            và chim đã khuất xa
Còn réo rắt tiếng tơ đồng rụng rơi
                        Lăn hoài như giọt nước
Ơi màu hoa đỏ hoa ban
Rì rào âm thanh sóng
Làn hương thiết mộc lan ngây ngất
Ai cất tiếng vu vơ
                        khúc hát mục đồng
Cháy lên những bài ca đốm lửa
Bên kia bờ trăng sao ngơ ngẩn
Dòng sông xanh im bóng


(270/08-11)





Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐÀO DUY HIỆP"Ngữ pháp, ngữ pháp khô khan chính nó, trở thành cái gì đó như một thuật phù thủy, gọi hồn; các từ sống lại, được cấp xương thịt, danh từ trong dáng vẻ tôn nghiêm bản thể của nó, tính từ, trang phục trong suốt khoác lên nó và nhuộm sắc cho nó một lớp tráng, còn động từ, thiên thần của vận động, mang lại cho câu sự động dao" (Baudelaire) (1)

  • MAI VĂN HOANMai Văn Hoan sinh 20-1-1949, quê Thanh Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Anh tốt nghiệp khoa Văn, Đại học Sư phạm Vinh và từng dạy ở các trường: Cấp 3 Minh Hoá (1971-1973), Sư phạm 10+3 Quảng Bình (1973-1979), Hai Bà Trưng (1979-1985), Quốc Học (1985-2009). Anh từng tham gia bồi dưỡng hàng chục học sinh giỏi văn tỉnh Bình Trị Thiên (1979-1989), tỉnh Thừa Thiên Huế (1989-2009) đoạt giải Quốc gia. Một số học sinh của anh đã trở thành phó giáo sư, tiến sĩ, cán bộ quản lý, nhà văn, nhà báo... nhưng vẫn “mãi mãi không thể nào quên những giờ dạy văn của thầy Mai Văn Hoan” như lời chị Lương Thị Bích Ngọc tâm sự trên VietNamNet.

  • NGUYỄN HỮU NGÔ Cuốn sách đồ sộ "Côn Đảo" của Nhà xuất bản Trẻ (1996) là một nguồn tư liệu quý mà những người làm công việc nghiên cứu lịch sử cách mạng Việt Nam không thể không tìm đến. Vì vậy sự chính xác về thông tin đòi hỏi phải khẳng định. Và cũng vì vậy tôi có đôi điều xin thưa với ban biên tập Nhà xuất bản Trẻ về những thông tin về nhân vật Mai Tấn Hoàng được coi là người tử tù cách mạng.

  • VÕ THỊ QUỲNHĐặng Huy Trứ (1825 - 1874) đã để lại khá nhiều thơ văn cho đời. "Từ Thụ Yếu Quy"(*) tập sách bàn về nạn hối lộ và đức thanh liêm của người làm quan, là một trong những áng văn quý giá ấy.

  • Văn Cầm Hải tên thật Nguyễn Thanh Hải, sinh ngày 20 tháng 01 năm 1972, quê ở làng Trần Xá, Hàm Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình.

  • CAO HUY HÙNGBa mươi năm đã trôi qua, kể từ ngày Bác Hồ vĩnh biệt chúng ta! Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta di sản vô cùng quí báu: Đó là bản di chúc lịch sử của thời đại Hồ Chí Minh, thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử vinh quang hàng ngàn năm của dân tộc. Đó là kỷ nguyên độc lập dân tộc, tự do của Tổ quốc, kỷ nguyên cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

  • LÊ THỊ MÂYĐề tặng một giấc mơ là tập thơ hay và buồn của Lâm Thị Mỹ Dạ. Tập thơ này được giải thưởng của UBTQLH các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 1998. Sau khi xóa bao cấp trong in ấn thơ, rất nhiều người có cơ hội tự in thơ, có khi là mỗi năm một tập. Lâm Thị Mỹ Dạ không ở trong diện ấy.

  • ĐẶNG TIẾNPhê bình huyền thoại(1) của Đào Ngọc Chương là một cuốn sách mỏng, in giới hạn, có lẽ chỉ nhắm vào một nhóm sinh viên, nhưng là sách cần yếu, mới mẻ.

  • HỒNG NHUĐó là “Tình bậc thang” (NXB Hội Nhà văn 2006) và “Mặt cắt” (NXB Hội Nhà văn 2007) của một nữ thi sĩ mà cho đến nay không nhiều người biết đến, ít nhất là trong làng thơ. Vì một lẽ rất giản đơn: chị mới xuất hiện trên thi đàn Việt Nam vài ba năm nay thôi.

  • FAN ANHTrong cuộc sống của tất cả chúng ta, đôi khi nụ cười không đồng nghĩa với sự hạnh phúc, cũng như nước mắt không phải bao giờ cũng đồng điệu với nỗi đau. Chính vì thế, mặc dù tiểu thuyết Ba ơi, mình đi đâu? của Jean Louis Fournier là một tác phẩm có thể “gây ra” không ít những tiếng cười, nhưng cảm xúc thanh lọc (Catharsis) mà cuốn sách nhỏ này mang lại cũng lớn lao như bất kì một vở bi kịch nào.

  • Ngày 6 tháng 4 năm 2007 tại Hà Nội, chúng tôi đến thăm nhà thơ Dương Tường tại nhà riêng. Dương Tường ngồi sau một chiếc bàn nhỏ và thấp chất đầy sách vở và ly tách giữa một căn phòng rộng dùng làm phòng triển lãm tranh. Tranh treo kín các tường.

  • ĐOÀN TUẤNTrong tâm tưởng của tôi, thi sĩ Nguyễn Bính là một người có dáng gầy, vóc nhỏ, gương mặt nhẹ nhõm với đôi mắt sáng, tinh anh, mũi dọc dừa và cái miệng cân đối. Tóc Nguyễn Bính không bao giờ để dài. Áo quần Nguyễn Bính thường có màu sáng. Ông đi lại nhanh nhẹn, nhiều khi vội vã. Gương mặt Nguyễn Bính là một gương mặt ưa nhìn bởi trong đó chứa đựng chiều sâu của nhiều ý nghĩ và sắc mặt thay đổi theo tâm trạng thất thường của ông.

  • PHẠM QUANG TRUNGTôi muốn nói đến bài “ Tạm biệt” (hay “ Tạm biệt Huế”) của nhà thơ Thu Bồn. Dẫu đã có nhiều bài thơ hay, rất hay lấy cảm hứng từ Huế, tôi dám quả quyết là nó sẽ vẫn được nhắc tới như là một trong những bài thơ hay nhất. Xin kể một kỷ niệm đẹp riêng với tôi.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊNâng hợp tuyển “Hải Bằng” (HTHB) sang trọng và trĩu nặng trên tay, thật nhiều cảm xúc tràn đến với tôi. Cuốn sách được gia đình nhà thơ Hải Bằng tặng cho tất cả những người đến dự ngày giỗ lần thứ 11 của nhà thơ được tổ chức tại một ngôi nhà mới xây ở cuối đường Thanh Hải - lại là tên nhà thơ quen thuộc của xứ Huế.

  • TÔN PHƯƠNG LANCũng như những nhà văn mặc áo lính thuộc thế hệ đầu và tờ tạp chí Văn nghệ quân đội của họ, Trần Dần là một tên tuổi quen thuộc mà gắn với tên tuổi ông là cuốn tiểu thuyết Người người lớp lớp. Là một học sinh thành phố, khi Cách mạng tháng Tám thành công, 19 tuổi, ông bắt đầu hoạt động cách mạng rồi đầu quân tham gia kháng chiến chống Pháp và hoạt động văn nghệ.

  • Hồ Thế Hà sinh năm 1955, quê ở thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Anh tham gia quân đội từ 1978 đến 1982, chiến đấu tại Campuchia. Hồ Thế Hà tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Huế năm 1985 và được giữ lại trường. Hiện anh là Phó Giáo sư, Tiến sĩ đang giảng dạy tại khoa Ngữ văn, trường Đại học Khoa học - Đại học Huế. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Anh đồng thời là Ủy viên Ban chấp hành Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Huế nhiệm kì: 2000 - 2005; 2005 - 2010. Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế, nhiệm kì 2000 - 2005; 2005 - 2010.

  • PHẠM PHÚ PHONGĐúng vào dịp Huế chuẩn bị cho Festival lần thứ III năm 2004, Vĩnh Quyền cho tái bản tập ký và truyện Huế mình, tập sách mới in trước đó chưa tròn một năm, năm 2003. Trước khi có Huế mình, Vĩnh Quyền đã có nhiều tác phẩm được bạn đọc chú ý như các tiểu thuyết lịch sử Vầng trăng ban ngày, Mạch nước trong, Trước rạng động, các tập truyện Người tử tù không chết, Người vẽ chân dung thế gian, Màu da thượng đế, tập bút ký Ngày và đêm Panduranga và tập tạp văn Vàng mai.

  • ...Không có sự lựa chọn nào cả, tôi đến với thơ như một nghiệp dĩ. Tôi nghĩ thơ là một thứ tôn giáo không có giáo chủ. Ở đây, các tín đồ của nó đều được mặc khải về sự bi hoan trần thế và năng lực sẻ chia những nỗi niềm thân phận. Cuộc đời vốn có cái cười và cái khóc. Người ta, ai cũng có thể cười theo kiểu cười của kẻ khác, còn khóc thì phải khóc bằng nước mắt của chính mình. Với tôi, thơ là âm bản của nước mắt...

  • …Có thể thấy gần đây có những xu hướng văn học gây “hot” trong độc giả, ví như xu hướng khai thác truyện đồng tính. Truyện của tôi xin khước từ những “cơn nóng lạnh” có tính nhất thời ấy của thị trường. Tôi bắt đầu bằng chính những câu chuyện giản đơn của cuộc sống hàng ngày, những điều giản đơn mà có thể vô tình bạn bước qua…

  • NGÔ KHAKỷ niệm 40 năm ngày Bác Hồ ra đi, chúng ta đều nhớ lại di chúc thiêng liêng của Bác để lại cho nhân dân ta. Đó là tình cảm và niềm tin của Bác đối với chúng ta ngày nay và các thế hệ mai sau.