Về Giải thưởng Nobel Văn chương 1985

09:06 08/09/2011
BỬU Ý Tháng 11-1985, Viện Hàn lâm Thụy Điển quyết định trao giải thưởng Nobel cho Claude Simon, nhà văn Pháp theo trường phái mệnh danh là tiểu thuyết mới quy tụ những tên tuổi khác như A-lanh Ro-bơ Gri-dê (Alain Robbe-Grillet - người chủ xướng và lập thuyết), Na-ta-li Xa-rốt (Nathalie Sarraute), Mi-sen Buy-to (Michel Butor), Ro-ber Panh-Jê (Robert Pinget) v.v…

Nhà văn Claude Simon - Ảnh: TL

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Claude Simon sinh năm 1913 ở Ma-đa-ga-xca, sống xa rời xã hội, tránh né nhà báo.

Như ta biết, Tiểu Thuyết Mới là trường phái chủ tâm từ chối (không thừa nhận chủ đề của tiểu thuyết, không cần cốt chuyện, không có nhân vật, coi nhẹ văn phong, phế bỏ tình tiết, bất chấp thời gian, không gian vật lý…) và muốn tạo ra một nhãn quan về thế giới có tính chất hiện tượng (nhìn đời ở bề mặt mà thôi), vật thể, trong thế giới đó vật thể sẽ hiện diện khách quan, và khách quan đến độ tạo thành một khối sức mạnh dần dà tách biệt với con người và đồng thời khiến con người phải thừa nhận nó. Nhãn quan này tương ứng với thời kỳ sản xuất tư bản có tổ chức, có kế hoạch trong đó đồ vật, từ chức năng phục vụ đời sống con người, dần trở nên lấn át con người và bắt con người cuối cùng tôn sùng nó. Và cũng trong nhãn quan này, thế giới con người phải chịu phận bị "đồ vật hóa" và bị phế bỏ.

Cũng như trước đây Sartre một mực bênh vực rằng chủ nghĩa hiện sinh là một nền nhân bản mới, thì Tiểu Thuyết Mới cũng tự cho rằng nó cũng xây đắp một nền nhân bản hiện tượng giúp con người thích nghi trở lại vào thế giới, đồng thời nhìn nhận địa vị của con người và đồ vật một cách khác, một cách khách quan hơn. Nhưng cả hai nền nhân bản này - nếu quả đó là nhân bản - hiển nhiên là những nền nhân bản "Tây phương" khô cằn, bế tắc, bi quan, ngược lại với hy vọng và mơ ước của con người.

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]Các nhà văn trường phái Tiểu Thuyết Mới: (Từ trái sang) Alain Robbe-Grillet, Claude Simon, Claude Mauriac, Jérôme Lindon, Robert Pinget, Samuel Beckett, Nathalie Sarraute, Claude Ollier - Ảnh:digischool.nl

Bởi vậy, ta không ngạc nhiên khi nghe Claude Simon đã từng tuyên bố không có cái gọi là hiện thực xã hội, cũng không có hiện thực văn học, mà chỉ có cái hiện thực của chữ viết.

Và để trả lời câu hỏi: nhà văn và tác phẩm đóng góp vào chủ nghĩa nhân bản như thế nào, thì ông trả lời: Tiểu thuyết chỉ giúp thế giới cải đổi chừng nào nó đem lại những tìm kiếm mới mẻ mà thôi.

Nhưng ta vẫn ngạc nhiên vì sự chọn lựa của giải thưởng Nobel như giải này đã từng gây những ngạc nhiên khác trong lịch sử chấm giải của nó. Nó đã từng bỏ sót những tài năng như Íp-xen, Xtrinh-ber, Tôn-xtôi, đã từng thiên vị khi nhìn ra đến 13 nhà văn Bắc Âu xứng đáng được giải, đã từng trớ trêu khi tuyển chọn những nhà văn Liên Xô không thích đáng, đã từng đăng quang cho một vài tên tuổi không quen thuộc lắm, và cũng đã từng bị người "được quàng hoa" từ chối…

Vẫn biết Claude Simon, ngay từ năm 1984, đã là ứng cử viên của giải, dư luận vẫn không vì thế mà kém ngạc nhiên. Bởi lẽ: Claude Simon, ngay ở tại nước Pháp, cũng không được nhắc nhở đến nhiều cho bằng những tên tuổi khác trong cùng một trường phái, như: A-lanh Ro-bơ Gri-dê, Na-ta-li Xa-rốt và Mi-sen Buy-to; thứ nữa, là: nếu đề cao Xi-mông bây giờ, tức là đề cao Tiểu Thuyết Mới luôn nữa, thì là một việc làm khá chậm trễ, vì thịnh thời của Tiểu Thuyết Mới là thập niên 50, và những tác phẩm nổi bật hơn cả của Xi-mông đều ra đời vào những năm ấy, như: Gió (1957), Ngọn cỏ (1958) và nhất là Con đường miền Flăng-đrơ (1960, tác phẩm này suýt được giải thưởng văn chương lớn nhất của Pháp là giải Gông-cua năm này).

Tóm lại, giải thưởng Nobel văn chương 1985 vẫn còn chứa nhiều ẩn số, chưa thuyết phục được dư luận một cách khả quan. Hoặc, ta xem đây là một sự đánh giá mới của Tây phương. Hoặc nữa, là một sự cảnh tỉnh cho chính Tây phương đang sống trong thời kỳ suy tôn đồ vật, trong "Kỷ nguyên ngờ vực".

B.Y.
(17/2-86)







Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Ngôn ngữ văn học luôn mang dấu ấn thời đại lịch sử của nó. Đồng thời, thông qua ngôn ngữ tác phẩm người đọc có thể đánh giá được khả năng sáng tạo và phong cách sáng tác của người nghệ sĩ. Văn học Việt Nam từ sau 1975, đặc biệt là sau Đại hội VI của Đảng năm 1986 đã có những đổi mới mang tính đột phá trên mọi phương diện, trong đó có ngôn ngữ. Viết về đề tài lịch sử trong bối cảnh mới, các nhà văn sau 1975 không chịu núp mình dưới lớp vỏ ngôn ngữ cũ kĩ, khuôn sáo như trước.

  • Nếu có thể nói gì về tình trạng ngày càng thưa vắng các tiểu thuyết đọc được hôm nay, hay nói một cách chính xác hơn là sự vắng mặt của tiểu thuyết hay trong vài thập kỷ qua, theo tôi trước hết đó là vấn đề tâm thể thời đại

  • ĐINH XUÂN LÂM      (Hướng về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội)Tiến sĩ Khiếu Năng Tĩnh sinh ngày 19 tháng 07 năm Quý Tỵ, niên hiệu Minh Mạng 14 (1833) tại xã Chân Mỹ, tổng Từ Vinh, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng (nay là thôn Trực Mỹ, xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).

  • HOÀNG TẤT THẮNG1. Khái quát về địa danh học.

  • NGUYỄN HOÀNG ĐỨCKhông có một xã hội nào sống và phát triển được nếu không cậy trông vào khả năng phê bình của chính mình. Nói một cách thật dễ hiểu, như người Pháp khẳng nhận: "Người ta dựa trên những gì chống lại mình".

  • PHONG LÊ      (Tiếp theo Sông Hương số 250 tháng 12-2009 và hết) Sau chuyển đổi từ sự chia tách, phân cách đến hội nhập, cộng sinh, là một chuyển đổi khác, cũng không kém tầm vóc: đó là từ cộng đồng sang cá nhân; với một quan niệm mới: cá nhân mạnh thì cộng đồng mới mạnh; cá nhân được khẳng định thì sự khẳng định vai trò cộng đồng mới được bảo đảm.

  • ĐÀO THÁI TÔNNhư chúng tôi đã có lời thưa từ bài báo trước, trong Thơ quốc âm Nguyễn Du (Nxb Giáo dục, H, 1996), thay vì việc xem "bản Kinh" của Truyện Kiều là bản sách in bởi vua Tự Đức, Nguyễn Thạch Giang đã viết đó chỉ là những bản chép tay bởi các quan văn trong triều. Điều này là rất đúng.

  • PHẠM QUANG TRUNGHiện giờ báo chí chuyên về văn chương ở ta đã phong phú và đa dạng. Riêng Hội Nhà văn đã có các báo Văn nghệ, Văn nghệ dân tộc và miền núi, Văn nghệ Tre, và các tạp chí Tác phẩm mới, Văn học nước ngoài.

  • LÊ ĐẠT     Cầm tên em đi tìm

  • VŨ NGỌC KHÁNH        (Trích tham luận: “Thử bàn về minh triết”)

  • LTS: Thế giới đang xuất hiện trào lưu phục hưng minh triết sau một thời gian dài chối bỏ. Ở Việt cũng đã hình thành Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh Triết thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt . Tiếp theo cuộc Hội thảo lần thứ I tại Hà Nội “Minh triết - giá trị nhân loại đang phục hưng”, cuối tháng 11.2009 tại Huế, Trung tâm đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Minh triết Việt trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt”.

  • Giấy dó là sản phẩm thủ công của cha ông ta để lại. Xưa kia làng Bưởi có nghề làm giấy dó nổi tiếng. Giấy dó được dùng vào việc ghi chép văn bản chữ Hán nôm, viết bút lông mực tàu...

  • Sự phát triển của thực tiễn và lý luận nghệ thuật- dù ở đâu, thời kỳ lịch sử nào cũng vậy- thường phụ thuộc vào 3 nhân tố quan trọng và phổ quát nhất: Sự phát triển của khoa học và công nghệ; Những chính sách chính trị (trong đó bao gồm cả những chính sách về văn hóa và nghệ thuật); Những nhà tư tưởng và nghệ sỹ lớn.  

  • TRẦN HUYỀN SÂMClaude Lévi-Strauss là một trường hợp hiếm thấy và khó lặp lại trong lịch sử nhân loại. Lévi chính là một cú sốc đối với nền văn minh phương Tây. Lý thuyết của nhà cấu trúc học vĩ đại này là sự hạ bệ hùng hồn nhất đối với tư tưởng thống ngự và độc tôn của xã hội toàn trị châu Âu; và là sự biện minh sâu sắc cho một mô thức đa văn hóa của nhân loại.

  • LÊ THÀNH LÂNTrong 4 năm liền, Tào Mạt lần lượt cho ra đời ba vở chèo tạo nên một bộ ba chèo lịch sử với tiêu đề chung là Bài ca giữ nước, đều do Đoàn Nghệ thuật Tổng cục Hậu cần dàn dựng và đều được nhận những giải thưởng cao.

  • PHONG LÊĐó là: 1. Từ sự phân cách, chia đôi của hai thế giới - địch và ta, chuyển sang hội nhập, cộng sinh, có nghĩa là nhân rộng hơn các tiềm năng, cũng đồng thời phải biết cách ngăn ngừa, hoặc chung sống với các hiểm họa. 2. Từ cộng đồng chuyển sang cá nhân, cá nhân trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển, nhưng cá nhân cũng sẵn sàng nổi loạn cho các ước vọng thoát ra khỏi các chuẩn mực của cộng đồng. Và 3. Từ phong bế (ở các cấp độ khác nhau) đến sự mở rộng giao lưu, hội nhập với khu vực và quốc tế, với sự lưu tâm hoặc cảnh báo: trong đi tắt, đón đầu mà không được đứt gẫy với lịch sử.

  • ĐỖ HẢI NINH(Nhân đọc tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng. Nxb Phụ Nữ, H, 2009; tác phẩm nhận giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2009)

  • PHẠM QUANG TRUNGHiện nay, vấn đề đổi mới thi pháp đang được nhiều người cầm bút quan tâm. Xin ghi lại cuộc trao đổi mới đây giữa tôi (PQT) với một nhà văn (NV) về vấn đề bức thiết này.

  • (Theo bách khoa thần học New Catholie)THẨM GIÁ PHÊ BÌNH Việc thiết định giá trị phán đoán trong phê bình đã được kiểm thảo một cách nghiêm khắc trong thế kỷ XX. Chẳng hạn, người ta cho rằng phê bình đã vượt lên cả tầm vóc “viên đá thử vàng” trong việc thẩm giá hội họa để dẫn dắt thị hiếu thưởng thức hội họa của công chúng.

  • NGUYỄN ĐĂNG MẠNH(Kỷ niệm 70 năm ngày mất nhà văn Vũ Trọng Phụng 1939 - 2009)Trong lĩnh vực văn chương, tác phẩm không hay, không có giá trị nghệ thuật thì chỉ là con số không, chẳng có gì để nói, để bàn. Người viết ra nó, dù cuộc đời có ly kỳ thế nào, người ta cũng chẳng quan tâm.