Về bài phú tự trào của cụ Phan Đăng Dư

09:41 27/11/2008
NGÔ ĐỨC TIẾNPhan Đăng Dư, thân phụ nhà cách mạng Phan Đăng Lưu là người họ Mạc, gốc Hải Dương. Đời Mạc Mậu Giang, con vua Mạc Phúc Nguyên lánh nạn vào Tràng Thành (nay là Hoa Thành, Yên Thành, Nghệ An) sinh cơ lập nghiệp ở đó, Phan Đăng Dư là hậu duệ đời thứ 14.

Phan Đăng Dư lúc nhỏ theo học chữ Hán, có dự thi hương nhưng không đậu đạt, về nhà làm ruộng, bốc thuốc nam và làm thầy địa lý. Ông là người yêu nước, thương dân, có tham gia phong trào chống Pháp của cụ cử nhân Chu Trạc năm 1908 nhưng may mắn không bị giặc bắt. Vốn tính thẳng thắn, cương trực, ông thường bàn luận chuyện thế sự với những người trong họ, trong làng, kể cả con cái. Có người nhầm tưởng cha con bất đồng chính kiến, kỳ thực ông làm thế để che mắt bọn mật thám. Ông ham thơ phú văn chương - Bài phú “Tự trào” của ông viết trước năm 1945, phần nào nói lên chí hướng và nỗi niềm của ông trước thời cuộc.
Trong phong trào giảm tô và thí điểm cải cách ruộng đất, ông bị bắt giam ở nhà tù Bến Hới (Tân Kỳ, Nghệ An) và mất ở đó năm 1954, trước khi Đảng ta tiến hành công cuộc sửa sai sau cải cách ruộng đất để giải oan cho những người như ông.

Lúc sinh thời, Phan Đăng Dư kết duyên cùng bà Trần Thị Liễu, một phụ nữ hiền thục, hết lòng yêu thương chồng con. Ông bà có công sinh thành dưỡng dục bốn người con:
-Con trai cả là nhà cách mạng Phan Đăng Lưu.
-Con trai thứ hai là ông Phan Đăng Triều, một công chức cũ nhưng có hoạt động cách mạng và bị giặc Pháp theo dõi. Ông là thân sinh PGS, TSKH Phan Đăng Nhật, một nhà khoa học vừa nhận giải thưởng Nhà nước về các công trình nghiên cứu về Sử thi Tây Nguyên.
-Con trai thứ ba là Phan Đăng Toàn, làm thông phán Toà sứ Hà Tĩnh nhưng là cơ sở ngầm của cách mạng. Năm 1946 làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hà Tĩnh, sau làm Trưởng phòng tư liệu báo Nhân Dân. Ông là thân sinh nhạc sỹ Hồng Đăng.
-Con trai thứ 4 là Phan Đăng Dương, hiện còn sống ở TP Hồ Chí Minh.
Các con, cháu, chắt của cụ Phan Đăng Dư đều đã và đang noi gương bậc tiền bối và có những đóng góp cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

Nội dung bài phú:

Tự trào

Xưa có một thầy:
Vốn giòng hào kiệt
Gặp bước long đong...
Trót sinh ra giữa buổi nhiễu nhương, cũng quyết theo đòi nghiên bút;
Từng nghĩ lắm lời khắc khoải, thầm mong rửa nhục cha ông.
Chí những toan cứu vãn sơn hà, giận nỗi không tài Gia Cát (1)
Lòng vốn ước Khuông phò xã tắc, buồn thay thiếu trí Khương Công (2)
Thôi đành nương náu cho qua ngày tháng, duy gắng giữ gìn để trọn thuỷ chung.


Vậy cho nên:
Khi bàn cờ, khi chén rượu, khi vọng nguyệt, khi thưởng hoa, ngất ngưởng tao nhân mặc khách.
Lúc ngọn suối, lúc hòn non, lúc trong mây, lúc hướng gió, ung dung dạo gót tiên bồng.
Đôi phen tay xách chiếc la bàn, tấp tểnh đóng vai Tả Ao (3), Hoà Chính (4)
Mấy buổi đầu kê pho Nam dược, lân la nối gót Tuệ Tĩnh (5), Lãn Ông (6).
Xót xóm làng trong cơn hoạn nạn, chẳng quản nửa đêm gà gáy, bắt mạch, bốc thuốc thang, cân nhắc bên hàn, bên nhiệt. Giúp đồng bào gặp bước khó khăn, không nề nắng dãi mưa dầu, xoay dương cơ, đặt mồ mả, nhắn nhe tay hổ, tay long.
Lúc trong làng ngoài xã có kẻ cười người khóc, lập tức vì bà con vui mướn thương vay, chắp nhặt phú, thơ, trước, đối.
Khi ông đĩ (7), bà cu (8) lâm bệnh trúng cơn đau, sẵn sàng vì sự chủ cầu trời vái Phật, đoán mò hoạ, phúc, cát, hung.
May mắn ra phúc chủ lộc thầy, thủ lợn, xôi gà có đủ.
Khó khăn lắm cây nhà lá vườn, cơi trầu hươu rượu cũng xong.

Như thế là:
Cuộc đời lặng lẽ
Ngày tháng thong dong...
Trời Kiệt Trụ mơ màng Nghiêu Thuấn
Cuộc Á A thêm thương nhớ Lạc Hồng.
Thấy thoáng bóng câu, chỉ mấy chốc mắt loà chân chậm, lơ thơ tin nhạn, kịp đòi khi đầu bạc răng long.
Rồi trí cũng kiệt, thân cũng mòn, gửi chí lớn vào đàn con cháu.
Nghĩ công không thành, danh không toại, ôm hận trường về với tổ tông.
 

N.Đ.T
(Sưu tầm, giới thiệu)
(nguồn: TCSH số 205 - 03 - 2006)

 

 


----------------------------
(1), (2): Gia Cát Lượng, Khương Tử Nha: các vị danh tướng của Trung Quốc
(3), (4): Tả Ao, Hoà Chính: những nhà phong thuỷ nổi tiếng của Việt
(5), (6) Tuệ Tĩnh, Lãn Ông: các danh y của Việt
(7), (8): Tiếng địa phương Nghệ Tĩnh chỉ người sinh con gái, con trai đầu lòng.

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN THIỆN ĐẠO Trước khi bàn tới nội dung và hình thức thiên truyện L’Art français de la guerre (Binh pháp của nước Pháp - Nxb Gallimard) của Alexis Jenni vừa trúng giải Goncourt 2011, cũng nên nhắc qua mấy điều nổi bật chẳng dính dáng gì với chất lượng tự tại của tác phẩm. Mà chỉ đơn thuần với tựa đề cuốn sách và tác giả của nó.

  • LGT: Anders Cullhed (sinh 1951) là giáo sư Văn học So sánh ở Đại học Stockholm, Thuỵ Điển. Ông viết luận án Tiden sòker sin ròst (Thời đại đang tìm kiếm tiếng nói) 1982 về nhà văn hiện đại Thuỵ Điển Erik Lindegren với tập thơ thời chiến Mannem utan vàg (Con người không lối đi) với một mối quan tâm đặc thù về sự tương quan của tập thơ này với chủ nghĩa hiện đại Pháp và Anh, với truyền thống văn học và với sự sụp đổ hệ thống tư tưởng đương đại gây ra do thế chiến thứ 2.

  • NGÔ MINH Xa Hà Nội (Nxb Văn học 2011), cuốn tiểu thuyết thứ 3 và tập văn xuôi thứ 7 của nhà văn Nhất Lâm vừa ra mắt bạn đọc đầu tháng 9-2011. Tôi đọc một mạch hết 334 trang sách. Cuốn sách đặt ra nhiều vấn đề thú vị về cuộc sống và thời cuộc rất đáng suy nghĩ, chiêm nghiệm.

  • NGUYỄN QUANG HUY Hình thù của văn học không thể đến từ cuộc sống; nó chỉ đến từ truyền thống văn học; và vì thế cơ bản là đến từ thần thoại.                                                  N. Frye

  • LGT: Tiểu thuyết Vùng lõm của nhà văn Nguyễn Quang Hà được giải nhì cuộc thi tiểu thuyết lần thứ 3 của Hội Nhà văn Việt Nam 2006 - 2010. Ngày 24 - 10 - 2011 Hội đã tổ chức tọa đàm tiểu thuyết Vùng lõm, Sông Hương xin giới thiệu bài tham luận của nhà văn Đỗ Ngọc Yên.

  • ĐẶNG TIẾN Thanh Tịnh là nhà văn có sự nghiệp dài hơn nửa thế kỷ, với số lượng trước tác dồi dào, đa dạng. Nhưng kỷ niệm bền chặt nhất mà ông để lại trong lòng người đọc là tập truyện đầu tay Quê Mẹ, 1941, với hình ảnh thơ mộng của làng Mỹ Lý và buổi tựu trường trong truyện Tôi đi học.

  • THÁI BÁ VÂN ĐỜI SỐNG VẬT THỂ VÀ ĐỜI SỐNG HÌNH TƯỢNG

  • THANH MẪN Tôi khóc những chân trời không có người bay Lại khóc những người bay không có chân trời.                                 (Trần Dần)

  • NGUYỄN VĂN HẠNH Văn chương là một hiện tượng không ngừng vận động, không ngừng đổi mới, từ môi trường xã hội văn hóa này sang môi trường xã hội văn hóa khác, từ nhà văn này sang nhà văn khác.

  • L.T.S: Soutchat Sawatsri nhà thơ và viết truyện ngắn chủ bút báo "Thế giới sách vở" vừa là một nhà phê bình có uy tín ở Thái Lan. Trong bài "Thời đại và con người" đăng trên báo Pháp "Thế giới ngoại giao" năm 1983 Soutchat Sawatsri đã giới thiệu tóm tắt đầy đầy đủ các bước phát triển của văn học Thái Lan hiện đại.

  • NGUYỄN HỮU ĐÍNH Phan Huy Chú, tác giả «Lịch triều hiến chương loại chí», ở mục «Lễ táng sơn lăng», «Lễ nghi chí», viết «Ngọ Phong họ Ngô (1) nói: đời xưa thiên tử chết, bảy tháng mới chôn, chỗ đất chôn gọi là sơn lăng - Lăng đều có tên».

  • TRẦN HUYỀN SÂMGiản dị, nhưng lay động và ám gợi một cách siêu hình, nhà thơ sống ẩn dật Tomas Transtromer đã được Hội đồng Hàn lâm Thụy Điển vinh danh giải Nobel văn học 2011.> Những nét gạch xóa của lửa

  • NGUYỄN DƯ Mời các bạn đi… xem hát. Đúng hơn là xem chữ hát (h)… của tiếng Pháp. Lại chuyện Ăn cơm nhà vác ngà voi! Ngà voi còn nhẹ chán. Ngà mammouth cũng đành phải xông vào mà vác. Vác giùm cho… lịch sử, địa lí Việt Nam. Ủa! Trời đất! Đùa hay thật vậy?

  • TRẦN THỊ MỸ HIỀN Ngô Kha là một trong số ít những nhà thơ có số phận khá đặc biệt trên thi đàn Việt Nam. Sinh năm 1935 ở Thế Lại Thượng (thuộc thành phố Huế ngày nay), ông tốt nghiệp thủ khoa khóa 1 Đại học Sư Phạm Huế (1958 - 1959), tốt nghiệp Cử nhân Luật khoa (1962), sau đó dạy văn và giáo dục công dân ở các trường Quốc Học, Hàm Nghi, Nguyễn Du, Hưng Đạo ở Huế từ 1960 cho đến khi bị thủ tiêu vào 1973.

  • KHÁNH PHƯƠNG Với “Đội gạo lên chùa”, cuốn tiểu thuyết mới (NXB Phụ nữ, 6/2011), nhà văn Nguyễn Xuân Khánh tái ngộ độc giả bằng dòng văn chương ấm áp và cuốn hút, hứa hẹn những miêu tả, xét đoán tinh tế về tâm thức con người cũng như những bí ẩn thẳm sâu trong tiềm thức và văn hóa của một cộng đồng dân tộc.

  • HOÀNG THỊ HUẾ Xứ Huế là một vùng đất có nền văn hóa đặc sắc - vừa mang nét riêng vừa dung hợp với văn hóa Việt Nam và khu vực, trong đó có sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa dân gian, văn hóa đô thị cổ truyền và văn hóa cung đình - mà không vùng đất nào có được.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGNhững cuốn sách đã giữ một vị trí đặc biệt trong thế giới tuổi thơ của tôi; trước hết là những sách giáo khoa tôi đã học trong những ngôi trường đầu tiên của đời mình, dưới thời Pháp thuộc.

  • NGUYỄN KHOA ĐIỀM Tìm hiểu diện mạo văn học một vùng đất là tìm hiểu những vấn đề gì?

  • KHẾ IÊM Hãy cứ tưởng tượng, khi hội họa mang đồ vật vào trong tranh (Pop Art, thập niên 60), và rồi tranh lại bước ra ngoài giá vẽ để đi vào thế giới hiện thực (thập niên 70), thì thơ cũng đang có những chuyển biến mới, chụp bắt yếu tố đời sống để sử dụng như yếu tố thơ.

  • HOÀNG TÙNG Văn học đồng tính - LGBT (lesbian, gay, bisexual, transgender) literature đã từng một thời bị coi là đề tài cấm kỵ trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, cùng với những cuộc đấu tranh về quyền con người, đấu tranh về bình đẳng giới, sự thừa nhận của xã hội đối với giới tính thứ ba, đó cũng là lúc dòng văn học dành cho người đồng tính bước từ bóng tối ra ánh sáng…