LÊ TỪ HIỂN
Ảnh: internet
1. Sống trong trăng và chết như trăng
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hàn Mặc Tử, công trình sưu tập và khảo cứu 4 tập quy tụ chân dung, thi phẩm và tín niệm tâm linh - nghệ thuật của 140 thi sĩ trong dòng chảy 100 năm thơ Công giáo Việt Nam, Có một vườn thơ Đạo (Trăng Thập Tự chủ biên, Nxb. Phương Đông, Tp.HCM, 2012) - Đau hương sắc cuộc Đời… được ra mắt và chào đón như một sứ điệp thiêng hằng.
Sự thăng hoa huyền nhiệm đức tin mang một hình hài ấy được gửi đến từng tác giả và gia đình. Có một tác giả đã lặng lẽ về Nước Chúa, an nghỉ ở nghĩa trang bệnh viện Quy Hòa gió xôn xao hòa điệu sóng xanh dừa xanh liễu xanh… trời xanh thẳm. Không gia đình, không con cái. Bản sách được chuyển vào Quy Hòa, ra Ghềnh Ráng, đến Trường Đại học Quy Nhơn và về tay tôi với lời “Kính tặng gia đình tác giả Hàn Lệ Thu - Quy Nhơn 15/08/2012. KT Nhóm Biên soạn - Lm G.P.Võ Tá Khánh (Trăng Thập Tự)”. Hàn Mặc Tử (1912 - 1940) như một cột mốc khởi nguồn và tỏa bóng được dành trọn vẹn trong Tập 1 - Thi sĩ của Thánh Giá. Hàn Lệ Thu (1940 - 2007) “nằm” áp cuối Tập 2 Như song lộc triều nguyên để dẫn qua Ơn phước cả (Tập 3). Như song lộc triều nguyên quy tụ 44 tác giả sinh trong khoảng thời gian từ 1912 đến 1940, cùng thời với Hàn Mặc Tử. Một thời đại, một phong trào, một dòng thơ ca với nhiều tên tuổi, nhiều bài thơ hay. Bên cạnh một Hàn Mặc Tử từng được suy tôn người đứng đầu Thái Dương Văn Đoàn, con rồng trong nhóm Tứ Linh, Vị Chúa của Trường Thơ Loạn, chủ soái khuynh hướng thơ từ lãng mạn sang tượng trưng siêu thực ở Quy Nhơn - Bình Định, ngôi sao lạ trong phong trào Thơ Mới… còn có những tên tuổi quen thuộc: Bàng Bá Lân, Hồ Dzếnh, Võ Long Tê… Hàn Lệ Thu có vẻ lặng lẽ khiêm nhường. Kỳ lạ thay, có nhiều sự tương đồng ở cuộc đời và thơ ca hai Hàn thi sĩ như một sự tiếp nối gặp gỡ trong tâm niệm đường thơ “Không có gì làm cho ta cao quý hơn là một nỗi Đau thương lớn” (Musset).
Ôm bộ sách đồ sộ vào lòng, ông giáo một đời góp chữ, cõng chữ, gieo chữ… nhiều khi mãi quên Đời… như tôi bỗng cay mắt, nhớ thương và cúi đầu tạ lỗi cùng Dì Mười Thu Cúc. Dì ơi, con một đời phấn trắng… Nén hương thơm sám hối… Trang giấy trắng trắng trời huyền nhiệm.
Sinh thời, Dì thường ngồi lặng lẽ ở Túp lều tranh ẩn cư nho nhỏ ở khu dưỡng lão Quy Hòa. Có lần vào thăm, đón hoa quỳnh nở, tôi hỏi: Ngoại đặt tên cô gái út với nghĩa Cúc nguyệt (cúc trăng tháng 8), Cúc tú lan phương, Cúc ngạo hàn sương… đẹp kiêu sa lãng mạn mà lặng đằm, tài hoa phát tiết như Cậu Ba Nguyễn Thế Diêu đã viết ở quê nhà Thiều Quang - Tuy Phước - Bình Định: Em tôi Thu Cúc tí ti - Ưa đàn thích hát làm gì cũng ngoan… sao Dì không lấy luôn bút danh là Thu Cúc có hay không, lại là Hàn Lệ Thu nghe đẹp mà lạnh buồn hiu hắt mang bóng Hàn Mặc Tử. Dì cười, này Dì chưa gặp, không quen, chỉ biết qua thơ nhưng không vay bóng đâu. Năm Hàn mất, Dì mới chào đời. Bệnh tật vào đây mới biết Hàn sống chưa đầy 2 tháng và mất ở đây. Đơn giản là quê nhà mình lắm cúc. Đơn giản đời Dì như giọt nước mắt lạnh buồn, long lanh sương Thu khát bay về cõi ấm… chứ thi phú gì! Tình cờ như gặp ý thơ đầy máu và nước mắt của Thi Thánh Đỗ Phủ. Khóm cúc tuôn theo dòng lệ cũ. Tình cờ như một sự tiếp diễn cuộc đời và thơ ca tim vỡ máu trào ở Thi sĩ của Thánh Giá Hàn Mặc Tử…
![]() |
Ảnh: thanhcavietnam.net |
Ngoại con là Đại đức Thích Quảng Nguyện không muốn Dì làm thơ. Thầy bảo: Con thôi làm thi sĩ - Tứ thơ bay bướm hại linh hồn - Cho người mê cảm lời hoa mỹ - Là tự nâng mình, con biết không… Nhà Phật vốn vô ngôn, vô tự, buông bỏ… Thế mà Dì vẫn làm?! Ừ, biết làm gì hơn… Dì đã tạ lỗi với Ngoại trong bài Tâm sự được Đài Sài Gòn bình giải và diễn ngâm vào ngày 16/05/1969 trong chương trình “Tiếng Chuông Chùa”. Con ghi nhớ cả lời răn dạy - Trừ tội làm thơ con chẳng chừa! - Đứng trước ảnh Thầy, con cúi lạy - Mong Thầy hủy bỏ ý năm xưa…
Vậy là mệnh số tình cờ, ngẫu nhiên. Thơ tìm đến người, chẳng phải người tìm đến thơ… Âm thầm con khóc cùng trăng tỏ - Và thổi thơ lên khỏi áng mây. Hàn cũng hơn một lần tự nhủ: Ngày mai tôi bỏ làm thi sĩ… vậy mà rốt lại Ngồi lên để thả cái hồn thơ! Thơ đúng là sự tự thăng hoa huyền nhiệm của đức tin cứu rỗi mang khát vọng xanh hòa lẽ riêng chung Đạo Đời. Ở đó thương yêu tỏa nhiệm mầu - Nụ cười xoa dịu vết thương đau… Nỗi đau tình cờ. Nỗi đau ở đó. Nỗi đau hóa trăng. Trăng thơm nguyện cầu.
2. Trăng bao tuổi và thơ bao tích
Như một sự tình cờ ngẫu nhiên của nhân sinh - vũ trụ, năm Rồng vàng Hàn Mặc Tử trong Bàn thành Tứ hữu Bình Định thu hình vào mây, Phượng hoàng mang tên thánh Phanxicô Xaviê Nguyễn Trọng Trí bay về miền Xuân như ý, Thượng thanh khí… cũng là năm đóa Cúc vàng giấu kín hương Thu hé nụ ở Phước Thắng - Tuy Phước - Bình Định, Clara Ceilia Nguyễn Thị Thu Cúc đau nở đóa hoa thơ. Khi Người xuống truyền tin cho Thánh Nữ - Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời…
Hồn thơ siêu thoát Hàn Mặc Tử bay vào vũ trụ mênh mông, đến Nguồn Trăng, Nguồn Thơm, Nguồn Thơ… trong ánh sáng nguyện cầu. Thơ tôi bay suốt một đời chưa thấu - Hồn tôi bay đến bao giờ mới đậu - Trên triều thiên ngời chói vạn hào quang. Cái Đẹp chết đi, lại tái sinh tái tạo. Cái Đẹp mãi lưu đày. Những Trồng hoa cúc, Vịnh hoa cúc, Hồn cúc… âu cũng chỉ là thế giới mộng ước tình thơ với chút hão huyền nuôi dưỡng. Nhưng đúng là Thơ có tuổi và chiêm bao có tích. Thu đậu lên tâm lòng khách não. Cái Đẹp chỉ là chiếc bóng Buồn Thu. Thu về nhuộm thắm nét hoàng hoa - Sương đẫm trăng lồng bóng thướt tha - Vẻ mặt khác chi người quốc sắc - Trong đời tri kỷ chỉ riêng ta.
Hàn Lệ Thu đã có bài thơ Đêm nghe tiếng cú - Kính viếng vong hồn Hàn Mặc Tử. Đêm tịch mịch chìm sâu trong bóng tối - Dãy thông dài tấu khúc nhạc bi ai - Đôi mắt con ươn ướt lệ tràn mi… vọng lời nguyện cầu xuân quang đãng… Giọng cầu xin trong nước mắt chan hòa - Mẹ ơi Mẹ! Đưa con vào ánh sáng… Vậy là ánh sáng Thiên Đàng, tìm đâu xa, ở ngay chốn trần gian. Bạn không tin, ngày hỏi nắng mới lên, chiều hỏi sương chớm xuống, tối hỏi lại vầng trăng mọc giăng trời. Dẫu có bao cung bậc sắc điệu trăng, vẫn là một phần nhỏ hữu thể. Phần lớn vô hình trăng lặn sâu trong lòng bạn vô ngôn. Trăng tâm tình, trăng ứa máu, trăng vàng ngọc… và thật giản dị Trăng, Trăng, Trăng! là Trăng, Trăng, Trăng!
Sáng tạo thơ dường như là vô thức thăng hoa, nhưng bao giờ trong thẳm sâu cũng ý thức trách nhiệm, trách nhiệm thi sĩ - người thơ trước hết với chính bản thể Người của mình. Ai cũng biết, Thi sĩ vầng trăng - Hàn sinh trong mùa trăng, uống trăng, tắm trăng, mặc áo trăng, mửa ra trăng, bán cả trăng, Chơi giữa mùa trăng… và chết như trăng. Không gian dày đặc toàn trăng cả - Tôi cũng trăng mà nàng cũng trăng. Thơ là thế giới huyền ảo được chưng cất từ cõi thực bay lên. Lệ Thu cũng sống giữa vầng trăng huyền ảo, Nhờ trăng đi thăm mẹ em, đếm trăng Năm mảnh trăng, Trăng bệnh… Trăng xanh mét như người đau mới khỏi… Chơi với trăng, Tắm trăng… Đêm ấy vầng trăng trong sáng lắm - Chị cười trăng nhuộm ướt vành môi… Đêm nay em đứng dưới trăng thanh - Trăng ướp người em ướp lá cành… Em đứng im đây đã mấy giờ - Tư thế tràn ngập ánh trăng mơ.
Hàn Mặc Tử là sự tích hợp kỳ lạ ở cuộc đời vừa bình thường vừa dị biệt nên thường đầy vẻ kỳ bí, đứt đoạn, ngoài trường liên tưởng quen thuộc. Cũng là Say trăng, tắm trăng, nhả ra thơ, nhưng nhiệm mầu ảo hóa đến ghê người. Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy - Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra. Hàn Lệ Thu từng có một tuổi thơ trong trẻo trong vòng tay ấm gia đình, thơ có nét giản dị, cụ thể, cảm tính, nữ tính… hơn. Thật giản dị đến kỳ diệu ở mắt nhìn thơ trẻ trong trò chơi đếm trăng cùng mẹ. Hai vầng trong mắt mẹ - Một mảnh ở trên trời… Hai mảnh đọng mắt em - Như vậy đúng năm trăng… Trăng của Hàn mang sắc thái lạ lùng Một miệng trăng thu về Cả miệng ta trăng là trăng… rồi Ta nhả ra đây một nàng. Còn Lệ Thu vũ trụ thu về trong mắt Mẹ và Em. Khắp bầu trời thế giới - Có đến năm cô Hằng. Cả hai đều từ cổ điển Đường luật, nhưng Hàn đã vượt bờ lãng mạn sang siêu thực tượng trưng, nữ sĩ Lệ Thu căn bản vẫn là âm hưởng lãng mạn gần gũi với Gái quê của Hàn.
Cả hai đều rơi vào vòng xoáy khốc liệt của thảm kịch số phận, trăng trở thành nỗi ám ảnh đau thương tan vỡ. Với Hàn, đủ cung điệu tột cùng đớn đau trăng ngã ngửa, trăng choáng váng, trăng tan tành, trăng vỡ đọng vàng khô… Bỗng đêm nay trước cửa bóng trăng quỳ - Sấp mặt xuống uốn mình theo dáng liễu. Nỗi đau định mệnh, cào xé thân thể ở nữ sĩ Lệ Thu. Còn em ngủ giữa trăng sao - Vi trùng canh gác thét gào bốn bên. Ấy là Trăng bệnh - Trăng xanh mét như người đau mới khỏi. Hàn Rượt trăng… Đố trăng trăng chạy đằng trời - Tôi rú một tiếng trăng rơi tức thì. Lệ Thu cũng có lúc xua trăng. Trăng hỡi trăng! Em van trăng đừng sáng - Cho lòng em tê điếng trọn đêm nay… Đừng hôn lên vành môi sầu vạn kỷ - Trăng về đi! Trả lại bóng hoàng hôn. Nhưng rồi, níu trăng Đừng bỏ em quằn quại vũng cô liêu! Ấy là mối duyên “trời đày” giữa Trăng và thơ. Hàn thi sĩ tự ý thức trong vô thức nghiệp thơ. Té ra ta vốn là thi sĩ - Khao khát trăng gió mà không hay. Trong hố thẳm đau tuyệt vọng tột cùng cũng chính là đỉnh cao hạnh phúc dâng hiến khát vọng tột cùng với lời van lơn thầm nguyện. Ban ơn xuống cho mùa xuân hôn phối - Xin tha thứ cho câu thơ tội lỗi - Của bàn tay thi sĩ kẻ lên trăng - Trong bao đêm xao xuyến vũng sông Hằng. Hàn với sao sương anh nằm chết như trăng… trong ước nguyện sống mãi với trăng sao gấm vóc. Nữ sĩ Lệ Thu cũng gửi gắm niềm mơ ước ấy trong thơ, ấm tình giản dị. Vâng xác Thu tan rã - Nhưng hồn Thu hiển linh - Hóa gió khóc nhân tình - Làm trăng cài mái rạ.
Tín đồ Nguyễn Trọng Trí - Thu Cúc đều tìm lối thoát trong sự cứu rỗi của tôn giáo - tôn giáo Con Người và thăng hoa bay lên ở nhà nghệ sĩ phóng túng hào hoa nặng tình mộng mơ theo kiểu tư duy tôn giáo… Mỗi người tạo ra một thế giới mới cho riêng mình, vầng trăng như một nhân chứng, một biểu tượng tổng hòa được cả vẻ đẹp Khải Huyền Công giáo, Cực Lạc Phật giáo, và cả Chốn nước non thanh tú vừa đượm màu Thần tiên Đạo giáo vừa dân gian đời thường thanh sạch trinh nguyên của Đức tin thi sĩ Say thơ. Tôi là kẻ đi đường đêm gió lạnh - Không mong gì hơn kêu gọi tấm lòng thơ. Thơ là điểm tựa, vịn câu thơ đứng dậy ở bàn tay lạnh co trống vắng với lên trăng. Thơ là Kinh nhật tụng ước mơ nguyện cầu. “Thơ, đó là tiếng hát ở bên trong” (A.Lamartine) có vẻ bất bình thường mà rất đỗi thành thực. Khát vọng hạnh phúc bẩm sinh chính là nền tảng đạo đức làm Người.
3. Hàn nguyệt lạnh vọng ấm tinh cầu
Sinh thời, hai mảnh trăng thi sĩ vốn lạnh lắm. Thơ Hàn, càng đi xa càng ớn lạnh. Lạnh cả trong bơ vơ lời tự nguyện. Bây giờ tôi dại tôi điên - Chắp tay tôi lạy cả miền không gian. Giọt Lệ Thu lạnh trong Thu đã chết, chìm sâu trong tận cùng tuyệt vọng, ngỡ như mình là Người trong mồ. Trong mê lộ mê cung, trốn sâu tận cùng hay loay hoay đào thoát, liệu trăng nào len chiếu những ẩn khuất vô cùng.
Quy Nhơn phố gầy biển ngập nắng tràn trăng. Phố như bàn tay nhỏ - Vòng tay ôm biển xanh (Hạ Vũ). Ấy là ấm lên từ cái lạnh, đầy lên trong cái trống, rộng ra trong cái chật… nhờ những tấm lòng lấp lánh tình thương. Giọt Lệ Thu nhận ra Hàn. Thì ra anh cũng là thi sĩ - Đi tắm hoàng hôn lạc đến đây - Mi ướt long lanh tràn ngập ý - Đường đời đã gặp lắm chua cay. Kết thúc Biển chiều, họ nhận ra nhau, ta nhận ra mình trong hạt cát neo đậu kiếp người. Mở túi thơ ra: tìm vị đắng! - Bày thơ trên cát: nếm đau thương! Cảm thông sóng nhạc như trầm lắng - Đêm phủ từ từ chốn viễn phương.
Vậy là tiếng thơ của hai điệu hồn Hàn đã “vượt được đèo bay ra ngoài bao la dịu vợi” (Ai có về Quy Nhơn - Trần Đình Thái) để đến với rất nhiều trái tim người yêu thơ. Này chốn viễn phương, này tấc cố hương, này người chủ nhà, này khách đường xa, này mơ này thực, này người hôm qua, này người hôm nay, này người mai hậu… về đây, xem trăng có biến hình đổi dạng thay màu. Về gối đầu lên trăng, kéo sóng làm chăn, có nghe giọt sương trăng rơi đóa quỳnh đêm sáng vầng trăng ngược hướng lên từ Đất. Đêm sâu lắng! cổ thi thơm từng chữ… Ôi quỳnh hoa! sao em nhẹ gót hài? - Xiêm y trắng như linh hồn trinh nữ - Đông bàng hoàng say ảo giác liêu trai…
Như một vệt thiên di, từ Trăng vàng trăng ngọc Hàn thi sĩ (Tập 1), đến lần chuỗi ngọc trăng Hàn Lệ Thu. Tài sản con có gì đem đổi ngọc? - Để mà mua được Ngọc Quý Nước Trời?! (áp chót Tập 2)… Và mãi miên man nở đêm vàng ở cuối thế hệ 8x - áp chót tập cuối Thần nhạc sáng hơn trăng. Trong mùa thương khó, cô đơn cùng vĩnh hằng, Gia tài trắng hiến dâng. Con e ấp, ngại ngùng xòe bàn tay trắng - Trắng giấc mơ, trắng cả lối đi về (Kim Dạ).
L.T.H
(TCSH338/04-2017)
ĐANIEN GRANIN
Năm ngoái, một tai họa xảy ra với tôi. Tôi đi trên đường phố, bị trượt chân và ngã xuống... Ngã thật thảm hại: mặt áp xuống, mũi toạc ra, tay bị tréo lên vai. Lúc đó khoảng bảy giờ chiều, ở trung tâm thành phố, trên đại lộ Kirov, cách ngôi nhà ở không xa.
PHẠM QUANG TRUNG
Bàn về hiệu quả của lý luận trong quan hệ với sáng tác, cần phân tách xu hướng lý luận dành cho tìm hiểu sáng tác của nhà văn (hướng nhiều hơn tới người nghiên cứu) với xu hướng lý luận dành cho sáng tác của nhà văn (hướng nhiều hơn tới người sáng tạo).
HÀ VĂN LƯỠNG
Trong thể loại tự sự, người trần thuật giữ một vai trò quan trọng, góp phần làm nên giá trị nghệ thuật tự sự của tác phẩm văn học.
NGUYỄN THỊ TỊNH THY
Đời sống văn học không thể thiếu phê bình, nghiên cứu. Nếu xem “tác phẩm văn học như là quá trình”(1) thì phê bình và nghiên cứu là một khâu quan trọng trong chuỗi quá trình đó.
PHAN TUẤN ANH
1. Nguyên tắc thẩm mỹ facebook và lối đọc status - entry
Những tác phẩm của Đặng Thân như Ma net mà đặc biệt là 3339 [những mảnh hồn trần] từ khi ra đời đến nay đã trở thành những “cú sốc văn hóa” mini trong đời sống văn học Việt Nam.
BÙI BÍCH HẠNH
Cất tiếng như một định mệnh của quyền năng nghệ thuật giữa phố thị thơ miền Nam những năm 50 - 60 thế kỉ XX, người thơ Thanh Tâm Tuyền, bằng tuyên ngôn nghệ thuật khởi từ ca dao sang tự do, đã tham dự vào thi đàn vốn nhiều biến động với tư cách một hữu thể mưu cầu phục sinh.
NGUYỄN QUANG HUY
Phạm Thái (1777 - 1813) là một khuôn mặt khá đặc biệt trong thơ văn Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Đặc biệt trong thời đại ông sinh ra và ứng xử với nó; đặc biệt trong cách thể hiện thế giới nghệ thuật nhiều cá tính, nhiều gương mặt; đặc biệt trong vũ trụ mộng trước cuộc đời; đặc biệt trong cách thế tồn tại tài hoa mệnh bạc của ông; đặc biệt hơn là thơ văn của ông chưa được lưu ý phân tích ở chiều sâu tâm lí, chiều sâu thẩm mĩ.
THÁI DOÃN HIỂU
Thời kỳ còn sống lang thang Kazan, nhà văn trẻ tài năng M. Gorky luôn làm phiền cho trật tự của chính quyền, cảnh sát Nga Hoàng tống lao ông. Trong tù, ông vẫn viết truyện, tuồn ra ngoài in đều đều trên các mặt báo.
INRASARA
1.
Ch. Fredriksson trả lời cuộc phỏng vấn, cho rằng: “Ý tưởng dường như có tính tiên quyết, xem người nghệ sĩ làm gì và làm như thế nào với tác phẩm của mình, để làm sao cho tác phẩm ấy có hiệu quả nhất khi đến với công chúng.
NGUYỄN BÀN
Hồi còn học trung học, khi đọc Truyện Kiều, chúng tôi đinh ninh rằng Thúy Kiều gặp Kim Trọng lúc tuổi “xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”, nghĩa là khoảng 15, 16 tuổi. Nay đọc cuốn Tìm hiểu Truyện Kiều của tác giả Lê Quế (Nxb. Nghệ An, 2004) thì thấy Thúy Kiều gặp Kim Trọng lúc 22 tuổi.
PHẠM PHÚ PHONG
Nguyễn Hữu Sơn là nhà nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam, là phó giáo sư, Tiến sĩ, Phó Viện trưởng Viện Văn học và Phó Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Văn học.
LUÂN NGUYỄN
Trần Đức Thảo, với người Việt, hiển nhiên là một trí tuệ hiếm có. Trong tín niệm của tôi, ông còn là một trí thức chân chính. Một trí thức dân tộc.
MAI VĂN HOAN
Trong những tháng ngày ở Châu Thai chờ đợi Từ Hải, sau khi diễn tả nỗi nhớ của Kiều đối với quê nhà, cha mẹ, Nguyễn Du viết: Tiếc thay chút nghĩa cũ càng/ Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.
NGUYỄN HỒNG TRÂN
Vua Minh Mạng (tên hoàng tử là Nguyễn Phúc Đảm) lên làm vua năm Canh Thìn (1820). Ông là một vị vua có tri thức uyên thâm, biết nhìn xa thấy rộng.
VĂN NHÂN
Trong bài thơ viết về dòng sông Hương, Nguyễn Trọng Tạo có bốn câu khá hay: Con sông đám cưới Huyền Trân/ Bỏ quên giải lụa phù vân trên nguồn/ Hèn chi thơm thảo nỗi buồn/ Niềm riêng nhuộm tím hoàng hôn đến giờ (Con sông huyền thoại).
THÁI KIM LAN
(Đôi điều về Con Đường Mẹ Đi)
Trước tiên, khi thử nhìn lại con đường của Mẹ - Đạo Mẫu, tôi lại muốn đánh dấu chéo gạch bỏ những khái niệm “Đạo Mẫu”, Tiên Thánh Liễu Hạnh, Thánh Cô và một loạt những nhân vật được tôn sùng cho sức mạnh, thế lực hàng đầu của nữ giới Việt, thường được hóa thánh, sùng thượng một thời.
THÁI DOÃN HIỂU
Thân sinh của Cao Bá Quát là ông đồ Cao Hữu Chiếu - một danh nho tuy không đỗ đạt gì. Ông hướng con cái vào đường khoa cử với rất nhiều kỳ vọng.
ANNIE FINCH
Chúng tôi khát khao cái đẹp thi ca, và chúng tôi không e dè né tránh những nguồn mạch nuôi dưỡng chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng với chủ nghĩa Toàn thể hình thức (omniformalism), cho một thi pháp phong phú và mở rộng, giải phóng khỏi những doanh trại của những cuộc chiến thi ca đã chết rấp.
Chuyên luận THƠ NHƯ LÀ MỸ HỌC CỦA CÁI KHÁC (Nxb. Hội Nhà văn - Song Thuy bookstore, 2012, 458tr) gồm ba phần: Phần một: THƠ NHƯ LÀ MỸ HỌC CỦA CÁI KHÁC, Phần hai: CHÂN TRẦN ĐẾN CÁI KHÁC, Phần ba: NHỮNG NẺO ĐƯỜNG CỦA CÁI KHÁC.
NGUYỄN QUANG HUY
(Khảo sát qua trường hợp "Người sông mê" qua cái nhìn của lí thuyết Cổ mẫu)