Văn tưởng niệm các Tiên Hiền giáo thụ Đông Kinh Nghĩa Thục (1907 - 2007)

15:08 16/09/2008
VŨ NGỌC KHÁNHLTS: Ngày 17-11-2007, tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội, Trung tâm Minh Triết Việt đã tổ chức Lễ tưởng niệm các nhà giáo Đông Kinh Nghĩa Thục. Giới trí thức học thuật của Hà Nội, nhiều thanh niên, sinh viên và hậu duệ của một số nhà Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) đã đến dự.

GS Nguyễn Thế Anh (nguyên Viện trưởng Đại học Huế, nhân về dự hội nghị Nhà giáo Việt ) cũng đến dự lễ. Trên bàn thờ là phương danh các tiên hiền giáo thụ ĐKNT trong ba Ban giáo dục Tu thư và Cổ động của ĐKNT năm xưa.
Trong không khí thành kính và cảm động, G.S Vũ Ngọc Khánh đã xuống đọc bài Văn tưởng niệm do G.S phụng thảo. Sông Hương xin giới thiệu với quí độc giả.


Dân hăm lăm triệu, cõi nhân sinh biển Quế non Hoành,
Nước bốn ngàn năm, tuồng thiên diễn mưa Âu gió Á.
Nhớ các linh xưa:
Chí kinh luân, xuất xử am tường,
Tài học thức, thi thư sáng tỏ.
Thẹn cùng bè bạn nền văn minh phát triển khắp năm châu,
Căm nỗi nước nhà, thói hủ lậu dã man trong một xó.
Dân là thân trâu,
Vua là tượng gỗ.
 Ách khủng bố sớm trưa dồn dập, cảnh xóm làng cửa nát nhà tan,
Nạn trường hình năm tháng dày vò, thân chiến sĩ thịt rơi máu đổ.
Trời vô tâm oan nghiệt biết bao tầm
Dân bất hạnh tội tình là thế đó.
Ấy vậy mà: Nước đã đau thương,
                           Người còn ngu ngộ.
Phường mặt trắng đắm vòng hủ bại, câm hơi lặng tiếng,
chẳng biết thẹn thùng,
Tụi lằng xanh bu miếng đỉnh chung, bán nước buôn dân, kể gì xấu hổ.
Nào những kẻ thiên kinh vạn quyển, vẫn mù mờ nước tối người ngu,
Nào những ai trị quốc tề gia, khò mò mẫm đường hay lối dở.
Cách vật trí tri là câu đầu lưỡi, có biết chi ứng dụng thực hành.
Âm dương lý khí là chữ quen mồm, nào hiểu được tinh thần sách vở.
Chuyện thông thương, chuyện kinh tế đã rất hoang mang,
Chuyện cơ điện, chuyện hoá sinh lại càng lớ ngớ.
Cậy tài mọt sách, vênh váo cùng bài phú nhàn ngâm,
Khoe thói rung đùi, rông dài mãi câu văn bát cổ.
Nên người thức giả chúng ta:
Nhục nhã vô cùng,
Xót xa tột độ.
Ngọn bút tung nổi trận lôi đình
Tấc lưỡi uốn, dậy hồi trống mõ.
Phan Chu Trinh cùng quân quyền tuyên chiến một lời,
Lương Văn Can vì quốc sỉ, trối trăng sáu chữ.
Văn Đông Kinh khua động giấc mơ,
Thơ Huấn Quyền giục người tỉnh ngủ.
Nhật, Trung, Nga, Pháp, kinh nghiệm phô bày,
Tỷ, Cách, Khang, Lương, tân thư rộng mở.
Giọt tâm huyết chứa chan,
Lời can tràng gắn bó.
Khai dân trí, chấn dân khí, chiến lược công khai,
Tiến dân chủ, hậu dân sinh, phương châm sáng tỏ.
Lời hay, ý mới cho xã hội tiếp thu,
Tống cựu, cách tân cho quốc dân giác ngộ.
Tìm mẫu người hoạt động, có Ý Đại Lợi kiến quốc tam Kiệt nhân,
Noi gương bạn đổi đời, có Nhật Bản duy tân  khảng khái sử.
Lê Siêu Tùng dịch Hải ngoại huyết thư
Ngô Vi Lâm chuyển bài văn cáo hủ.
Một thiên Quốc dân độc bản, hiểu sâu tư cách cho xứng công dân.
Một tập Nam quốc địa dư, biết rõ quê hương, cũng là nghĩa vụ.
Cạnh Phạm Tư Trực có Nguyễn Hữu Cầu,
Gần Lương Trúc Đàm có Đào Nguyên Phổ.
Bài trần thuật cùng làm cùng nghĩ, thầy gợi lời, trò nối ý,
dân chủ giao lưu,
Sách giáo khoa tự soạn, tự in, dân góp vốn, bạn giúp tiền,
đường hoàng công bố.
Buổi diễn thuyết người đông như hội, hiếm thấy trên đời,
Kỳ bình văn khách tới như mưa, xưa nay chưa có,
Sôi sục tinh thần cải tạo, dẹp hư văn, cắt búi tó, ảnh hưởng lan tràn,
Nâng cao khí thế đấu tranh, binh phản chiến, dân chống sưu,
chiến công rầm rộ.
Thử mở hàng xưởng thợ hội buôn,
Thử thí nghiệm đóng tàu khai mỏ.
Thật rõ ràng:
Tuệ não tận tình tân học đắc,
 Đông kinh nghĩa thục là sáng kiến  tuyệt vời,
Phương châm tu tự nhiệt thành lai,
Đông kinh nghĩa thục là nhà trường tiến bộ.
Nào hay:
Kẻ địch kinh hoàng,
Giở trò tráo trở.
Đóng cửa trường, xiềng thầy giáo,
đảo Côn Lôn rừng rực lửa oan cừu,
Cấm sách vở, dọa học trò, thành Hà Nội nhôn nhao trò khủng bố.
Tương lai mờ mịt, và trời còn để giận trăm năm,
Sự nghiệp dở dang, thiếu đất đành căm hờn một thuở.
Giam thân hình, bay giam sao trí óc,
tình sâu ý hiếm càng bát ngát không gian,
Khoá tay chân, nào khoá được tự do,
 chén rượu câu thơ vẫn dạt dào vũ trụ.
Vững chí hy sinh.
Bền gan tiến thủ.
Cọp sổ lồng, cùng học trò về Yên Thế Thái Nguyên,
Chim tung cánh, theo bè bạn cuộc Tây du Đông độ.
Chói lọi bấy tấm gương ái quốc, xả sinh thủ nghĩa:
Văn minh đây, cách mạng cũng là đây.
Mới mẻ thay, sách lược tồn vong, tân hựu nhật tân:
Độc lập đó, tự do ngay ở đó.
Chúng tôi nay:
Gương sáng tiền nhân,
Tinh thành ngưỡng mộ.
Pha máu nóng thề cùng trời đất, sông Nhị núi Nùng còn mãi mãi,
 lũ cháu con xin tiếp bước tương lai.
Tụ hồn xưa Hoá Quốc Cường Dân, nòi Hồng giống Lạc
sáng muôn năm, các Tiên Hiền vẫn sống cùng đất nước.
Thượng hưởng.

(nguồn: TCSH số 227 - 01 - 2008)

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trước khi đưa in, tôi có được đọc bản thảo tiểu thuyết Phía ấy là chân trời (1), và trong bài viết Đóng góp của văn xuôi Tô Nhuận Vỹ (tạp chí Văn Học số 2.1988) tôi có nói khá kỹ về tiểu thuyết nầy - coi đây là một thành công mới, một bước tiến trên chặng đường sáng tác của nhà văn, cần được khẳng định.

  • NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH

    Đọc truyện ngắn Hồng Nhu, tôi có cảm tưởng như mình đang lạc vào trong một thế giới huyền thoại, thế giới của những lễ hội, phong tục, tập quán xưa huyền bí mà có thật của người dân đầm phá Tam Giang.

  • Bằng sự tinh tế và thâm trầm của người từng trải, Nguyễn Đình Tú đưa tới góc nhìn đa dạng về người trẻ trong tập truyện ngắn "Thế gian màu gì".

  • Qua đi, với những hoa tàn tạ
    Hoa trong hồn ta, ai hái được bao giờ
                                         Victor Hugo*

  • Nhà báo Phan Quang nghiên cứu, phân tích truyện dân gian để mang tới bức tranh văn hóa xứ Trung Đông trong cuốn "Nghìn lẻ một đêm và văn minh A Rập".

  • Những độc giả từng yêu thích Nắng và hoa, Thấy Phật, Khi tựa gối khi cúi đầu, Chuyện trò... - những tập sách đã có một góc riêng sang trọng trên kệ sách tản văn Việt bởi góc nhìn uyên thâm, giọng văn ảo diệu của GS Cao Huy Thuần - nay vừa có thêm một tặng phẩm mới: Sợi tơ nhện.

  • Y PHƯƠNG

    Trong một lần đoàn nhà văn Việt Nam đi thực tế sáng tác ở Bình Liêu, Móng Cái (Quảng Ninh), tôi nghe mấy nữ nhà văn lao xao hỏi tiến sĩ - nhà văn Lê Thị Bích Hồng: “Đêm qua em viết à?” Bích Hồng ngạc nhiên: “Không đâu. Hôm qua đi đường mệt, em ngủ sớm đấy chứ”.

  • HOÀNG THỤY ANH

    Mùa hè treo rũ
    Trong cái hộp hai mươi mét vuông
    Ngổn ngang màu
    Ký tự chen chúc như bầy ngỗng mùa đông
    Ngày lên dây hết cỡ
                                Chật
    Dâng đầy lên ngực
    Chuông nhà thờ chặt khúc thời gian

     

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    Lâu nay, đọc thơ của trẻ em, tôi thường có cảm giác, hình như các em làm thơ dưới ngọn roi giáo huấn mà người lớn thường giơ lên đe nẹt trẻ con. Cho nên khi cầm trong tay tập thơ Cái chuông vú của bé Hoàng Dạ Thi “làm” từ 3 đến 5 tuổi, tôi không khỏi ngạc nhiên.

  • NGHIÊM LƯƠNG THÀNH

    Đọc xong Những đứa con rải rác trên đường, cuốn tiểu thuyết mới của nhà văn Hồ Anh Thái (Nxb. Trẻ 2014), thoạt đầu tôi có cảm giác trống vắng.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Anh Cao Việt Dũng hỏi: anh có biết Lưu Quang Vũ không? Anh nghĩ gì về thơ Lưu Quang Vũ?

  • CHÂU THU HÀ

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tinh hoa và cốt cách của Người là nguồn cảm hứng vô tận cho văn nghệ sĩ, nhà báo.

  • DÃ LAN - NGUYỄN ĐỨC DỤ

    Cách đây mấy năm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội có cho phát hành cuốn TỪ ĐIỂN VĂN HỌC (1983 - 1984). Sách gồm hai tập: tập I và tập II đầy cả ngàn trang, với sự cộng tác của nhiều tác giả.

  • MAI VĂN HOAN

    "Dư âm của biển" - theo tôi là cách gọi hợp nhất cho tập thơ mới này của Hải Bằng. Đặt "Trăng đợi trước thềm" chắc tác giả gửi gắm một điều gì đó mà tôi chưa hiểu được. Song với tôi "Trăng đợi trước thềm" có vẻ mơ mộng quá, tên gọi ấy chưa thể hiện được giai điệu cuộc đời của thơ anh.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Nguyễn Hiến Lê (1912 - 1984), hiệu là Lộc Đình, người làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, thị xã Sơn Tây, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc thủ đô Hà Nội, là nhà văn, nhà nghiên cứu, biên soạn, khảo cứu, về nhiều lĩnh vực như văn học, triết học, sử học, ngôn ngữ học, đạo đức học, chính trị học, kinh tế học, giáo dục học, gương danh nhân…

  • Chuyện gì xảy ra trong ngày 30/4/1975 tại Sài Gòn? Nhiều người đã viết về sự kiện này. Một lần nữa, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái - nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn đã lên tiếng, cùng với sự trợ giúp của vợ và hai con - Nguyễn Hữu Thiên Nga và Nguyễn Hữu Thái Hòa.

  • Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật cho ra mắt bạn đọc một số đầu sách về sự kiện lịch sử này, về lịch sử kháng chiến Nam Bộ và về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của toàn dân Việt Nam.

  • LÊ HUỲNH LÂM

    Không khỏi bất ngờ khi cầm trên tay tập “Hôm qua hôm nay & hôm sau” của Vũ Trọng Quang do Nxb Đà Nẵng ấn hành vào tháng 1 năm 2006. Vậy là đã 9 năm.

  • PHẠM XUÂN DŨNG

    Tôi và nhiều bạn bè sinh viên còn nhớ nguyên vẹn cảm giác lần đầu nghe bài thơ “Đêm qua” của nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đêm cư xá Huế lạnh và buồn đến nao lòng tê tái.