Văn hóa và phát triển bền vững

14:21 28/12/2017

Văn hóa là sản phẩm, đồng thời là điều kiện, động lực, phương thức tồn tại và phát triển của một đất nước. Văn hóa có sự phát triển tự thân nhưng cũng có cả sự tiếp nhận bên ngoài. Theo các chuyên gia, trong khi bảng giá trị của người Việt xuất hiện một số hiện tượng lệch lạc, cần nghiên cứu xây dựng hệ thống chuẩn mực xã hội, từ đó xác định khuôn khổ để trở lại chân giá trị.

Nhiều di sản văn hóa của Việt Nam đã được UNESO công nhận - Nguồn: ITN

Sức mạnh nội sinh

“Thực tiễn cho thấy, việc nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa và phát triển cần đi sâu, tìm ra nội dung, đặc điểm, tính chất, các biểu hiện, cơ chế tác động của những yếu tố văn hóa với tính chất là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đối với toàn bộ tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

GS. TS. Tạ Ngọc Tấn
Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

Văn hóa Việt Nam được cộng đồng thế giới đánh giá là có nhiều thay đổi tích cực cả trong nhận thức và thực tiễn. Việc Đảng và Nhà nước coi văn hóa là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, động lực của phát triển, đã làm cho văn hóa đất nước thực sự khởi sắc, phát huy được phần lớn giá trị truyền thống. Điều này cũng thể hiện rõ qua sau hơn 30 năm từ khi Việt Nam tham gia Thập kỷ quốc tế về văn hóa trong phát triển (1986 - 1997), văn hóa truyền thống được tôn trọng và phục hồi căn bản, các giá trị vật thể và phi vật thể được xác định và đánh giá theo chuẩn quốc tế, nhiều hoạt động văn hóa được hiện đại hóa và cộng đồng quốc tế ghi nhận; giao lưu và tiếp biến văn hóa đặc biệt mở rộng; văn hóa công quyền, ứng xử, hội nhập… gần gũi hơn với khu vực và thế giới.

Cùng với đó, đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú. Nhiều giá trị truyền thống của dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Sản phẩm văn học nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng. Nhiều phong trào, hoạt động văn hóa đạt được những kết quả cụ thể, thiết thực. Xã hội hóa ngày càng được mở rộng, góp phần đáng kể vào việc xây dựng các thiết chế văn hóa. Các giá trị và bản sắc, gồm cả bản sắc địa phương, tộc người được nghiên cứu ngày càng sâu và khơi dậy được ý nghĩa nhân văn khách quan về sự tồn tại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong quốc gia độc lập, thống nhất.

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Nguyễn Quang Thuấn nhận định: Với những nỗ lực, cố gắng cùng cơ chế, chính sách phát triển, quản lý văn hóa hợp lý, những năm qua, văn hóa Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững.
 

Trở lại chân giá trị

Tuy nhiên, kinh tế thị trường và làn sóng toàn cầu hóa cũng làm xuất hiện nhiều thói hư, tật xấu, dẫn đến suy thoái đạo đức, lối sống lệch chuẩn. Trước thực trạng đó, mới đây, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Văn hóa và phát triển: Những vấn đề của Việt Nam và kinh nghiệm của thế giới. GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn nhấn mạnh: “Bối cảnh quốc tế và vị thế của đất nước hôm nay đặt ra những thách thức mà văn hóa khó có thể tiếp tục tạo hành lang hay định hướng cho sự phát triển nhanh, bền vững nếu không nghiêm khắc nhìn nhận thực trạng, không thực sự cầu thị học hỏi kinh nghiệm các quốc gia đi trước và không quyết tâm giải quyết tận gốc vấn đề”.

Dễ nhận thấy nhất là hiện nay nước ta tiếp nhận văn hóa từ bên ngoài và chuyển đổi giai đoạn phát triển, đặt ra nhu cầu sốc lại những giá trị chuẩn. Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội Hồ Sỹ Quý cho rằng, hiện thời văn hóa Việt Nam mang một số vấn đề thực sự cản trở sự phát triển, đó là đạo đức xuống cấp, giáo dục yếu kém, y tế kém nhân văn, chính sách văn hóa bất cập, lễ hội ít văn hóa… Bảng giá trị của người Việt hiện nay đã xuất hiện một số “ngụy giá trị”, giả dối tương đối phổ biến trong nhiều lĩnh vực.

Thực tế, hiện tượng lệch lạc về giá trị lâu nay dư luận đã nói nhiều, nhưng nguy hiểm là dường như nó đã thành quen, được coi là bình thường. Những hành vi phản cảm, lố bịch của giới giải trí được các phương tiện truyền thống đưa tin hàng ngày khiến giới trẻ tưởng đó là chân giá trị. Bên cạnh đó là nạn bằng giả, kiến thức giả… rồi hiện tượng chạy chức, chạy quyền…

Theo ông Hồ Sỹ Quý, văn hóa và phát triển là mối quan hệ quy định lẫn nhau, do đó để phát triển đòi hỏi mỗi cá nhân và các tổ chức xã hội phải thật sự nghiêm khắc với những thói hư tật xấu để trở lại chân giá trị. Bởi xã hội muốn phát triển, “ngụy giá trị” không thể chiếm chỗ của chân giá trị, giả dối không thể lấn át sự tử tế và chân thật. Mặt khác, phải có đột phá văn hóa trong giai đoạn đổi mới tiếp theo, nếu không sự vận động của văn hóa sẽ ngày càng kém đi, xuống cấp văn hóa là điều không thể tránh khỏi.

Theo Hồng Nhung - ĐBND

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Không ít nơi, trong các bản của đồng bào chỉ còn lác đác vài căn nhà sàn và tương lai không xa các ngôi nhà sàn này sẽ biến mất nhường chỗ cho nhà xây.

  • Những ngày qua, dư luận một lần nữa lại bất ngờ bởi kế hoạch thực hiện một vòng đại xòe với 5.000 người tham dự, nhằm lập nên kỷ lục Guinness thế giới về số lượng người tham gia vòng xòe lớn nhất.

  • “Chuyện bốn mùa” là sự nối tiếp của chương trình sân khấu truyền hình nổi tiếng “Trong nhà ngoài phố” trên HTV, với những thông tin đậm chất thời sự, nhân sinh, chương trình góp phần giúp khán giả có cái nhìn chuẩn mực về những vấn đề của xã hội.

  • Sự phát triển nhanh và mạnh của công nghệ sản xuất, chiếu phim, lưu trữ trong điện ảnh trên nền tảng công nghệ số vừa mang đến cơ hội, song cũng là thách thức cho mỗi nền điện ảnh. Trong bối cảnh đó, điện ảnh Việt Nam cần tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, đột phá về tư duy làm phim để bắt kịp xu hướng thời đại.

  • Bén duyên nghệ thuật và giáo dục cho thiếu nhi gần 15 năm nay, khi động lực đã đủ, MC Nguyễn Anh Luân (Giám đốc điều hành ALU Academy) thực hiện một trong những ước mơ lớn: Vận hành sân khấu cộng đồng cho trẻ em.

  • NTK Cao Minh Tiến gây “sốc” khi bất ngờ ra mắt MV “Trống cơm” mừng Tết trung thu với vai trò ca sĩ.

  • HOÀNG XUÂN NHU

    (Nguyên phụ trách công tác chính trị trường ĐHSP Huế)

  • LÊ TIẾN DŨNG

    (Khoa Ngữ văn - Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh)

  • Tháng 7 âm lịch là thời điểm người dân đốt vàng mã nhiều nhất trong năm. Nhằm thay đổi hành vi lãng phí này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa có thêm khuyến cáo tiếp theo không dâng cúng, không đốt vàng mã mùa Vu lan.

  • Tồn tại và phát triển giữa vùng văn hiến Kinh Bắc trong nhiều thế kỷ, tranh dân gian Đông Hồ hội tụ tâm thức ngàn năm của người Việt và thể hiện độc đáo bằng ngôn ngữ mỹ thuật. Nhằm lưu giữ, phát huy giá trị của dòng tranh này, hồ sơ Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đang được xây dựng để đề nghị UNESCO ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

  • Mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng lại đến và các trường thuộc khối văn hóa nghệ thuật (VHNT), thể dục thể thao (TDTT) của Bộ VH-TT-DL lại miệt mài tìm kiếm người học ở các mã ngành học. Thế nhưng, việc tuyển sinh cũng như đào tạo ở các cơ sở này vẫn “khó đủ đường”. Bởi lẽ, ngay từ khâu tuyển sinh đã khó đạt đủ chỉ tiêu. Đào tạo lại chưa có cơ chế đặc thù, chồng chéo trong quản lý...

  • Chiến thắng khó khăn, vượt qua chính mình để cất lên tiếng hát, từ đó lan tỏa thông điệp về tình yêu thương, tôn vinh sự đa dạng và khác biệt, cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình và tươi đẹp. Đó là mục đích chương trình “Những sắc màu tình yêu” hướng tới.

  • Việc xuất hiện hàng loạt các danh hiệu như “Nữ hoàng thương hiệu Việt Nam”, “Nữ hoàng văn hóa tâm linh Việt Nam”, “Nữ hoàng thực phẩm Việt Nam”… theo TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam thì đây không chỉ là minh chứng cho căn bệnh “cuồng” danh hiệu, “loạn” danh hiệu dường như ngày càng tăng nặng mà hơn thế, nếu không có giải pháp “điều trị” triệt để sẽ đem tới nhiều hệ lụy xấu cho xã hội.

  • Ở các quốc gia phát triển, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những dòng người xếp hàng dài. Họ tôn trọng quyền lợi của người khác và điều này hình thành nên một nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội.

  • Văn hóa luôn được coi là giá trị cốt lõi để phát triển sản phẩm du lịch trên khắp các vùng miền Việt Nam. Tuy nhiên, phát triển du lịch sáng tạo sẽ phát huy tối đa những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, cung cấp những hoạt động đa dạng cho khách du lịch, tăng tính độc đáo, hấp dẫn của điểm đến.

  • Thời gian qua, không ít ngôi đình sau khi tu bổ đã bị biến dạng, thêm hoặc thay mới tùy tiện; thậm chí có những ngôi đình được trùng tu một cách khoa học, nhưng sau đó vẫn bị can thiệp làm mất đi yếu tố gốc. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là cách làm phản khoa học, hủy hoại các di tích cổ…

  • Nhằm giúp độc giả hiểu được những trăn trở, tâm tư từ nhà báo và nghề báo, ngày 26-6 tại Đường sách TPHCM, NXB Tổng hợp đã tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Nhà báo và nghề báo”. 

  • Từ ngàn xưa, dân gian đã có biết bao quan niệm về thi cử và luôn được thực hành một cách sôi động trong cuộc sống cho đến tận ngày nay. Vậy, những quan niệm thi cử này là mê tín hay niềm tin về mặt tinh thần?

  • Một tín hiệu vui cho mỹ thuật Việt Nam khi mới đây hàng loạt các tác phẩm tranh Việt đã tạo nên những kỷ lục trên các sàn đấu giá quốc tế. Tuy nhiên, đằng sau nhưng niềm vui đó là những nỗi buồn của mỹ thuật Việt Nam ngay chính trên sân nhà.

  • Gắn bó với người Việt hàng nghìn năm nay, giấy dó từ một chất liệu của tri thức đã bước vào lĩnh vực tạo hình, trở thành chất liệu của văn hóa. Tuy nhiên, trong đời sống ngày nay, phải có sự cải tiến để giấy dó phục vụ tốt hơn nhu cầu của con người hiện đại.