Văn hóa dân gian đã có nhiều biến đổi, nhưng các thành tố của nó vẫn tồn tại và tái cấu trúc, tạo nên bộ mặt văn hóa của xã hội đương đại. Văn hóa ấy là tấm căn cước cho mỗi người Việt khi hội nhập thế giới, đồng thời mang lại giá trị tinh thần và cả cơ hội khởi nghiệp cho giới trẻ.
Văn hóa dân gian trên thiết kế hiện đại - Ảnh: Ng. Phương
Cơ hội cho người trẻ
Toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, đô thị hóa đã có những tác động lớn, khiến một số thành tố văn hóa dân gian bị mất đi vì không còn môi trường nuôi dưỡng và phát triển. Một số nhiều thành tố văn hóa dân gian không còn tồn tại như một thực thể mà như “vỡ vụn” và biến đổi cấu trúc, chức năng... tưởng chừng đang dần trở nên xa lạ với mọi người. Nhưng thực tế vẫn đang gắn bó mật thiết, có tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa đương đại. Có thể thấy điều đó trong các thực hành tôn giáo, tín ngưỡng, hoạt động của đời sống hàng ngày như các bài hát, câu thơ, trò chơi, biểu diễn diễn xướng, tập quán xã hội, tri thức dân gian, thủ công truyền thống... Tuy không tồn tại theo cả một cấu trúc, hệ thống như trước, nhưng nó lại trở thành bộ phận được tái cấu trúc, góp phần tạo nên bộ mặt văn hóa của xã hội hiện nay.
Hàng nghìn năm, văn hóa dân gian vẫn được thế hệ trước lưu giữ, truyền lại cho thế hệ sau. Tuy vậy, có thời kỳ văn hóa ấy chưa thực sự phù hợp với đời sống hiện đại, không hấp dẫn được giới trẻ. Gần đây, trong nghiên cứu cũng như khởi nghiệp, văn hóa dân gian đã được người trẻ quan tâm hơn, với sự ra đời của nhiều nhóm như: Đình làng Việt, Chèo 48h, Hoa Văn Đại Việt, Họa sắc Việt, My Hanoi, hay dự án Vẽ về hát Bội... tác động tới việc phục hồi và phát huy di sản. Các hoạt động này cũng là “phép thử” cho thấy văn hóa dân gian vẫn được quan tâm.
5 năm mang nghệ thuật truyền thống của Việt Nam đến với học sinh, sinh viên bằng các hoạt động giáo dục nghệ thuật, tổ chức lớp học nghệ thuật truyền thống, Đinh Thảo, người sáng lập Chèo 48h cho biết: “Trước kia, tôi nghĩ mọi người đã thờ ơ với nghệ thuật truyền thống, nhưng khi có hơn 200 khán giả đến xem biểu diễn chèo ở đình Kim Ngân, tôi nhận ra rằng điều đó không chính xác. Hiện nay, chúng tôi đã kết nối được cộng đồng các bạn trẻ cùng niềm yêu thích với chèo. Văn hóa dân gian không chỉ là chuyện của ngày xưa, nó gần gũi trong cuộc sống hiện nay”.
Từ Chèo 48h và những hoạt động về nghệ thuật truyền thống, Đinh Thảo đã tham gia dự án về văn hóa dân gian tại Hy Lạp, chia sẻ về những trải nghiệm của mình đến bạn bè quốc tế. “Khả năng và cơ hội của người trẻ với văn hóa dân gian rất gần. Có điều mọi người đưa được văn hóa dân gian trở thành cơ hội, mang lại giá trị lớn về tinh thần, cũng như giá trị kinh tế, đưa được các giá trị thời đại “khoác lên” văn hóa dân gian” - Thảo chia sẻ.
Thúc đẩy sáng tạo từ di sản
“Di sản văn hóa chỉ có thể bảo tồn tốt nhất khi gắn được với đời sống, gắn với thực tiễn. Chúng tôi không đi theo cách tiếp cách thao giảng hay truyền dạy, mà tạo ra nhu cầu trong cộng đồng, để giới trẻ tìm đến văn hóa và thấy giá trị cả kinh tế và văn hóa ở đó”. Trưởng ban Văn hóa của UNESCO tại Việt Nam Phạm Thị Thanh Hường |
Ở một số nước xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc... văn hóa truyền thống đã được tích cực khai thác, sáng tạo để trở thành những sản phẩm, giá trị mới hấp dẫn công chúng, khẳng định bản sắc quốc gia. Tại Việt Nam, tuy đã có sự quan tâm của một bộ phận giới trẻ, nhưng các hoạt động này mới chỉ dừng lại ở quy mô nhất định, chưa tạo thành làn sóng phát huy mạnh mẽ các giá trị văn hóa dân gian trong cuộc sống.
Những năm qua, UNESCO Việt Nam phối hợp với các đơn vị thực hiện nhiều dự án, tiêu biểu như: Phát huy di sản của cộng đồng người Cơ tu ở Đông Giang, Quảng Nam, đưa doanh nghiệp, lữ hành, các nhà thiết kế thời trang của Việt Nam và châu Âu đến với đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển sản phẩm dệt của phụ nữ, tạo chuỗi giá trị cung cấp sản phẩm tới Hội An; hợp tác với trung tâm Craftlink phát triển sản phẩm lưu niệm dành cho thị trường khách du lịch; tư vấn cho Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), trong quá trình xét duyệt dự án dưới 50.000 USD của Việt Nam, góp phần bảo tồn và phát triển các tri thức bản địa của người Dao để xây dựng thành sản phẩm thuốc dân tộc, có tiêu chuẩn chất lượng có thể bán được...
“Di sản văn hóa phi vật thể phải gắn liền với cộng đồng, tiếp biến liên tục, có sự chuyển hóa cũng như làm giàu liên tục qua thời gian. UNESCO không nhấn mạnh tới bảo tồn nguyên trạng mà chú ý đến cộng đồng cũng như không gian cho di sản văn hóa đó được thực hành. Không cần ai ép, giới trẻ của dân tộc thiểu số khao khát được học và tìm hiểu về văn hóa của mình và tham gia vào những chuỗi như trên...” - Trưởng ban Văn hóa của UNESCO tại Việt Nam Phạm Thị Thanh Hường khẳng định.
Việt Nam có nguồn lực văn hóa lớn, đó là sự đa dạng về văn hóa, giàu di sản; đồng thời cũng đang ở thời kỳ dân số vàng với thế hệ trẻ năng động, tiếp cận công nghệ, có năng lực sáng tạo và thiết kế. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, dường như có sự đứt gãy, chưa kết nối được hai nguồn năng lượng này. Bà Phạm Thị Thanh Hường cho rằng, đừng nghĩ thế hệ trẻ không yêu thích văn hóa truyền thống, cái quan trọng là tạo cơ chế. Chúng ta có thể nghĩ tới thiết lập giải thưởng, xây dựng quỹ cho các dự án của giới trẻ, hội đồng các chuyên gia là người đóng vai trò xét duyệt và tư vấn trong suốt quá trình phát triển dự án dựa trên cảm hứng văn hóa dân gian. Điều đó sẽ làm cho văn hóa sống và chuyển giá trị văn hóa thành giá trị kinh tế, gắn với cộng đồng.
Xin đổi kiếp này được viết bởi một "nhà văn" còn ngồi trên ghế trường trung học, ở tuổi 14 còn bao mơ mộng, mấy ai vướng bận chuyện nhân tình thế thái.
Tôi là người chưa làm thầy ai suốt cuộc đời gần bát tuần của mình, vậy mà mấy năm qua gần đến ngày 20-11 tôi đều được nhận quà!
Tiếng Việt (và chữ Việt) là ngôn ngữ chính thức của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nếu thực sự coi “bảo tàng là thiết chế văn hóa” phản ánh “lịch sử như một dòng chảy trong truyền thống văn hóa” thì hệ thống bảo tàng nước ta cần được sắp xếp lại để hạn chế sự trùng lặp về nội dung và cả hình thức trưng bày, nhất là giữa các bảo tàng địa phương vì đều được xây dựng theo chung một “kịch bản” nặng về chiến tranh mà còn nhẹ về văn hóa – xã hội.
Sự sùng bái tôn ti trật tự trong nhà là một thứ áp bức đè nén “tự nhiên” mà người ta không ý thức ra nữa, thậm chí còn được tôn vinh, nó khuyên dụ người ta phủ nhận cách thức nhìn nhận mỗi cá nhân như một nhân cách độc lập và tự do, với những phẩm chất gì, năng lực gì, đức hạnh gì, nó chỉ giục người ta nhăm nhe soi mói vào “địa vị-thân phận” của mỗi người, cái được xem như “cốt yếu” mà thôi.
Chuyện Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) đã cho mang cây sứ “trăm năm tuổi” ở điện Kiến Trung về trồng vào vườn nhà của một “sếp”đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Mới đây, Hồ Đắc Thanh Chương - trường THPT chuyên Quốc học Huế đã xuất sắc trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16. Khi nói về dự định của mình, Thanh Chương cho biết, với phần thưởng 35.000 USD, em sẽ đi du học, sau đó trở về quê hương.
Bài viết này không có tính chất học thuật chuyên sâu, để tưởng nhớ giáo sư Cao Xuân Hạo - người thầy mà tôi không có cơ hội được học.
NGUYỄN TRI
Cử tri cả nước đang chuẩn bị cho ngày hội lớn, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của văn học Pháp - “Hoàng tử bé” - đã được viết nên từ trải nghiệm có thật của nhà văn khi ông bị rơi máy bay trên sa mạc Sahara khi đang trên đường bay tới Việt Nam. Tác giả đã bị mất nước, bị ảo giác và suýt mất mạng…
Năm 2015, doanh thu ngành văn hóa phẩm của nước ta đạt 2.000 tỉ đồng, tổng lượng bia các loại được tiêu thụ ước tính đạt hơn 3 tỉ lít, tương đương 66.000 tỉ đồng, trung bình mỗi người Việt bỏ ra 2,5 giờ/một ngày để lướt facebook.
“Nhập gia tùy tục” nên việc nghe bạn bè quốc tế khen về người Việt Nam thân thiện, cuộc sống ở Việt Nam thú vị có lẽ đã “nhàm”. Sự thật, họ đã bị nghĩ về văn hóa Việt Nam như thế nào?
Một số nhà khoa học giải thích vì sao lại quyết định trao những tư liệu, hiện vật quý giá của đời mình cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (TTDS) chứ không phải nơi nào khác.
Ths Trần Trung Hiếu: "Việc môn Sử bị xé nhỏ và gán ghép theo kiểu “ba trong một” trong Dự thảo đó chưa từng xảy ra. Nếu điều đó xảy ra, đây là một trong những sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT từ ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nay!".
Nếu một hôm đẹp trời, có ai đó giao cho ta cầm trịch một giải thưởng văn chương ở xứ này, cho ta toàn quyền tự quyết trong việc phát giải, thì phản ứng đầu tiên của ta sẽ là gì? Từ chối? Hay hăng hái nhận lấy trọng trách và sau đó đi mua một bộ giáp sắt cùng nón bảo hiểm, mặc vào mọi lúc mọi nơi để chuẩn bị hứng đá dư luận?
Trong căn phòng nhỏ chật kín tài liệu ở một con phố nhỏ tại Hà Nội, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam PGS, TS Phạm Văn Tình đã dành thời gian trò chuyện sôi nổi với chúng tôi về hiện tượng “lệch chuẩn” trong sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề ông rất tâm huyết khi nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp đối với hoạt động của các nhà xuất bản.
Ngày 9/9, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết vừa nhóm họp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện đề án "Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”. Mỗi năm tỉnh sẽ chi tiền để hỗ trợ từ 3-5 nhà vườn đặc trưng.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thể hiện cao nhất niềm tin của nhân dân theo Đảng, trở thành bài học sâu sắc trong giai đoạn hiện nay.
Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu Lê Quốc Việt, hoàn cảnh lịch sử cùng cách bảo tồn còn hời hợt khiến những kho mộc bản quý giá một thời đang ngày càng mai một và im lìm.