Vấn đề người kể chuyện trong tiểu thuyết “Những kẻ thiện tâm” của Jonathan Littell

14:30 29/06/2009
CHU ĐÌNH KIÊN1. Có những tác phẩm người đọc phải thực sự “vật lộn” trên từng trang giấy, mới có thể hiểu được nhà văn muốn nói điều gì. Đó là hiện tượng “Những kẻ thiện tâm” (Les Bienveillantes) của Jonathan Littell. Một “cas” được xem là quá khó đọc. Tác phẩm đã đạt hai giải thưởng danh giá của nước Pháp là: giải Goncourt và giải thưởng của Viện hàn lâm Pháp.

Jonathan Littell sinh năm 1967, tại New York , quốc tịch Mỹ, mang trong mình dòng máu Do Thái. Bố là nhà văn Mỹ nổi tiếng: Robert Littell, rất quan tâm đến cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt . Jonathan Littell học phổ thông ở Pháp, và từng làm từ thiện ở nhiều nơi. Pháp được xem là quê hương thứ hai của ông. Chính vì lẽ đó mà ngôn ngữ Pháp được tác giả chọn để viết tác phẩm này. J.Littell từng tâm sự: “tôi đã lớn lên ở Pháp và được dạy dỗ bằng thứ tiếng đó, sâu xa hơn phần lớn nhà văn tôi yêu quý và gây ảnh hưởng đến tôi - Georges Bataille, Maurice Blanchot, Jean Genet, cũng như Flaubet và Stendhal - đều viết bằng tiếng Pháp. Tôi rất thích sự đa dạng của ngôn ngữ này, đó là sự hoà trộn của tính chính xác và độ mềm dẻo ở nhiều mặt”.


Những kẻ thiện tâm” (NKTT) là một cuốn tiểu thuyết đồ sộ. Chọn vấn đề người kể chuyện (NKC) để nghiên cứu, có thể giúp chúng ta khai mở được vấn đề trung tâm của tác phẩm từ hai phương diện nội dung và nghệ thuật.

NKTT là “câu chuyện tự thuật” của Maximilien Aue, nguyên là một sĩ quan SD thuộc SS của quân đội phát xít Đức. Trong chiến tranh thế giới lần thứ II (1939 - 1945), Aue đã từng tham gia vào cuộc tàn sát diệt chủng người Do Thái. Anh ta có nhiệm vụ quan sát, viết báo cáo về vấn đề này rồi gửi cho Fuhrer, sau đó thuyên chuyển nhiều nơi ở mặt trận Ukraina và Nga. Tại mặt trận Stalingrad , do tình cờ nên đã rơi vào vòng vây của quân Liên Xô, thoát chết như một phép màu sau khi một viên đạn xuyên thủng đầu. Được đưa về hậu phương và thăng chức khi đang nằm trên giường bệnh. Tại Đức, được Reichsfuhrer - SS Himmler nâng đỡ và giới thiệu vào Arbeitseinsatz (phụ trách vấn đề lao động và cưỡng bức) thuộc IKL. Tuy không trực tiếp chiến đấu, nhưng vai trò của Aue lại rất quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của chiến tranh, trong vai trò là một thanh tra chuyên theo dõi, kiểm tra, đưa ra những giải pháp về vấn đề Do Thái.

 Khi quân Đức bắt đầu thất bại thì Aue làm việc tại các trại tập trung KL. Bằng nhiều biện pháp khác nhau, Aue đã tổ chức, quản lí lại lao động Do Thái: lấy những người có sức khoẻ để lao động phục vụ cho ngành công nghiệp quốc phòng đang chạy với tốc lực ngày càng cao, còn những người không có khả năng lao động thì đưa vào lò thiêu. Bằng trí thông minh, lòng nhiệt thành và cách làm việc khoa học, cẩn thận từng chi tiết, Aue đã thành công và giành được nhiều tình cảm, tín nhiệm của cấp trên

Ba mươi năm sau chiến tranh, Aue đang sống an toàn và bình yên dưới cương vị một ông chủ của một nhà máy sản xuất đăngten ở miền Bắc nước Pháp, và một ngày kia Aue đã quyết định kể lại toàn bộ quá khứ của mình “tôi quyết định viết chỉ là để sắp xếp lại mọi chuyện” [1,9]

2. NKTT và những bi kịch cuộc đời con người.

NKTT là một cuốn tiểu thuyết không hề dễ đọc một chút nào. Theo tôi có những cản trở sau:

Thứ nhất, tác phẩm viết về đề tài chiến tranh - một cuộc chiến tranh đã lùi xa, đã có quá nhiều người đề cập. Tác giả lại không kinh qua chiến tranh, việc thu thập số liệu, xử lí, sắp xếp số liệu sao cho phù hợp vào “bàn cờ ma trận” của ngôn từ là điều khó khăn.

Thứ hai, câu chuyện được viết dưới dạng một cuộc truy tìm “kỉ niệm”, nhân vật chính “là một nhà máy sản xuất kỉ niệm thực thụ”[1,10] nên rất dễ rơi vào dạng hồi kí đơn thuần.

Thứ ba, một tác phẩm văn học bày ra trước mắt chúng ta với vô vàn tri thức: lịch sử, văn học, chính trị, kinh tế, ngôn ngữ học, triết học…Vì vậy người tiếp nhận ở đây cần phải có một trình độ hiểu biết nhất định, nếu không sẽ gặp khó khăn ngay từ những trang đầu tiên.

Max Aue là một nhân vật vô cùng phức tạp. Đó là một kiểu con người đa tài, con người tội ác, con người loạn luân, con người sám hối…Tuy nhiên có thể chia Aue thành hai kiểu con người cơ bản là con người chính trị (heimat) và con người cá nhân. Đó là một tri thức Đức rất giỏi Luật, thông minh, nhanh nhẹn, quan sát sự việc tinh tường. Một con người say mê Stendhal, Blanchot, Maupassant, am hiểu Lermontov, Puskin, thông thạo triết học Kant, Hegel, sành điệu nhạc Beethoven, Mozart, Rameau, đặc biệt thích Bach. Nhưng Aue lại có đời sống cá nhân đầy ám ảnh và bệnh hoạn. Quan hệ loạn luân với em gái của mình là Una, quan hệ đồng tính với nhiều người khác …vì thế đã gây ra cho anh nhiều rắc rối sau này.

3. Kết cấu ngầm của văn bản

NKTT là một cuốn tiểu thuyết rất dày. Để dẫn dắt người đọc đi hết trang này sang trang khác, hút người ta vào “ma trận ngôn từ”, theo dõi đến trang cuối cùng quả thực là rất khó khăn, nhưng J.Littell đã sử dụng ngòi bút của mình như một “yêu lực” khiến người ta rơi vào mà không dễ dứt ra.

Tác phẩm được xây dựng trên hai trục chính là: triết lí tội lỗi trong thần thoại Hy Lạp và âm nhạc của Bach. Mở đầu tác phẩm như một lời giáo huấn trích trong kinh thánh “này các anh em con người, hãy nghe tôi kể chuyện đã xảy ra như thế nào” [1,9]. Câu chuyện rất dễ rơi vào trạng thái một bài diễn văn, thuyết trình các sự kiện, số liệu khô khan. Nhưng nhờ hai trục này đã “ép sát” câu chuyện vào thể loại tiểu thuyết. Âm nhạc của Bach và triết lí tội lỗi đã “ứng chiếu” vào cuộc đời của nhân vật, vào mạch ngầm của văn bản. 1.Toccata [1,9->35], 2.Allemande I và II [1,

39->408], 3.Courante [1, 411-> 519], 4.Sarabande [1, 519 -> 619], 5.Menuet (theo thể Roudeau) [2, 7->410], 6.Air [2, 413-> 468], 7.Gigue [2, 471-> 537]

Hai trục này đã tạo ra thế tung - hoành cho tác phẩm tồn tại. Từ đó, J.Littell muốn khái quát lên một quan niệm về con người và cuộc đời: con người cũng như một bản nhạc, dư ba của nó là tinh tuý để lại cho muôn đời sau. Vậy mà con người cũng không thoát ra khỏi những trăn trở, tội lỗi.

4. NKC ngôi thứ nhất tham gia vào câu chuyện.

NKC trong tác phẩm NKTT là tôi - Max Aue. Aue kể lại toàn bộ cuộc đời của mình ở mốc thời gian là chiến tranh thế giới lần thứ II. Như vậy, NKC trùng người trần thuật, trùng nhân vật chính, nhưng lại không trùng với tác giả. Tác giả “toàn tri” sáng tạo ra nhân vật, NKC, người trần thuật hư cấu - tác giả hàm ẩn.

NKC - Aue đã dẫn dắt người đọc đi từ hiện tại cuộc đời của mình (ông chủ của một nhà máy sản xuất đăngten), lùi về quá khứ (khi còn là sĩ quan cuả SS), từ đó toàn bộ cuộc đời của nhân vật hiện lên. Như vậy NKC ở đây thuộc ngôi thứ nhất, nhân chứng đồng sự của câu chuyện.

 Theo nguyên lí tự thuật thì câu chuyện có lúc được kể khách quan theo ý muốn cá nhân nhân vật, nếu không thích thì câu chuyện đó sẽ không được kể, hoặc nếu kể thì tính trung thực của nó cũng giảm đi một nửa sự thực. Tuy nhiên, ở đây nhân vật Aue kể từ A->Z một cách tự nhiên, khách quan như những gì vốn có của nó. Tất cả sự thật, bí mật, những ngóc ngách sâu kín đều được phanh phui dưới con mắt sắc lẹm, lạnh lùng đến kinh ngạc. J.Littell đã không để cho nhân vật của mình độc thoại nhiều mà cho nhân vật đối thoại. Thông qua đối thoại nhân vật khác sẽ nói về vấn đề đó nhiều hơn. Tác giả đã cố đẩy từ cực chủ quan sang cực khách quan đến mức có thể. Ở đó nhân vật chính chỉ kể lại những gì nghe được, quan sát được. Sự đấu tranh nội tâm, sự dằn vặt trong tâm trạng đều bị đẩy lùi vào khoảng không. Đây là đoạn Aue trực tiếp cầm súng tàn sát người Do Thái, tuy nhiên những câu mệnh lệnh không phải do anh phát ra mà do nhân vật Blobel ra lệnh: “Trong những trường hợp như vậy, người ta phải xử sự như một sĩ quan” [1, 157], “thử bắn chết bọn bị thương đi nào[1,158], và tiếp theo là những lời kể tự nhiên. Chi tiết: “tôi rút súng ra và tiến về một nhóm người: một thanh niên rất trẻ rú lên và đau đớn, tôi chĩa súng vào đầu anh ta và bóp cò, nhưng không thấy đạn, tôi đã quên mở chốt an toàn, tôi bèn gạt nó lên và bắn anh ta một phát vào trán, anh ta nhảy dựng ngược lên và đột ngột im lặng[1, 158]. Aue đang sám hối trước tội ác chiến tranh chăng? Không! anh ta đang bị ám ảnh bởi những gì mình gây ra.

 Có khi sự kiện được nhân vật khác kể lại cho nhân vật chính nghe chứ không phải do nhân vật chính chứng kiến. Đây cũng là điểm hạn chế của điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm này. Nó chỉ được đặt ở một vị trí duy nhất, đó là điểm nhìn bên trong của Aue. Cho nên có những sự kiện xảy ra trong cùng một thời điểm thì nhân vật, độc giả không biết phải nhờ đến nhân vật khác kể giùm ta mới biết được. Tại mặt trận Stalingrad Aue bị thương, điểm nhìn lúc này bị rơi vào quãng vô thức. Sau khi tỉnh dậy thì sự việc mới được Thomas - một người bạn thân của Aue kể lại. NKC “sợ” câu chuyện không xác thực nên đã xác định rõ ràng “theo truyện kể đó, mà tôi không hề sửa đổi chút nào”, “ở điểm này phiên bản của Thomas tương hợp với lí giải của viên bác sĩ Hohenlichen” [1, 532]. Khi bị rơi vào quãng vô thức đó, NKC vẫn tiếp tục câu chuyện của mình không dừng lại từ đó tạo ra một hiệu ứng là thâm nhập vào khoảng không câm lặng mà nhìn từ bên ngoài chúng ta không thấy được. Đó là sự ám ảnh, những giấc mơ đan quyện cả quá khứ và tương lai nhập nhòa trong dòng vô thức không phân định. Ở chỗ này là câu chuyện cô em gái sinh đôi cuộc gặp gỡ huyễn hoặc, ở chỗ kia là chuyện Aue bị căn bệnh tiêu chảy hành hạ và những ám ảnh chiến tranh rùng rợn… J. Littell đã không ngần ngại để dòng vô thức chảy dài. Bởi lẽ, những quãng vô thức là những chỗ rất khó hiểu, nhà văn thường đề cập nó như một sự biến hoá ngôn ngữ và biết dừng lại ở những chỗ người đọc bắt đầu mất hứng thú. Còn J.Littell vẫn để nguyên cho toàn bộ dòng vô thức đó kéo dài hơn 50 trang giấy, người đọc phải thực sự kiên nhẫn, chịu khó mới có thể thoát ra khỏi mê cung đó.

NKTT được viết dưới dạng tự thuật của một nhân vật hư cấu, tức là NKC sẽ là kẻ “toàn tri biết tuốt” và thoả sức kể những gì mình muốn, không cần có trật tự sắp xếp cụ thể nào. Tuy nhiên trong tác phẩm NKTT, tác giả đã cho NKC kể lại những sự kiện theo một trình tự nhất định, tôi tạm gọi nó là trật tự thời gian trần thuật. Sở dĩ tôi gọi nó như vậy là vì sự hồi cố của nhân vật gắn liền với sự chuyển biến của cuộc chiến tranh - tức là thời gian lịch sử. Cho nên chính lịch sử đã “cưỡng bức” lên cách kể của NKC. Các sự kiện đưa ra được tác giả “đóng khung” trong một thời điểm và một địa điểm nhất định. Ví dụ: “Một tối mùa xuân - đó là năm 1937 tôi đi dạo sau Neursee” [1, 86], “Đầu tháng 8, Sonderkommando bắt tay thực hiện cuộc thanh trừng Jitomir đầu tiên” [1,111]… Trật tự thời gian trần thuật này đạt hiệu quả khi nó “ứng chiếu” vào sự phát triển của các bản nhạc Bach và sự tiến triển ám ảnh tội lỗi trong thần thoại Hi lạp. Tất nhiên không có nghĩa là tất cả đều tuân theo mệnh lệnh của “kẻ toàn tri” – NKC, mà câu chuyện còn bị chi phối bởi những yếu tố, từng tình tiết cụ thể. Cho nên trong sự hồi cố đó lại có quá trình hồi cố tạo ra tầng bậc thứ hai. Tại đây quá khứ tuổi thơ của Aue hiện về: “Mỗi lần tôi quay trở lại kí túc xá ở Nice, cùng với em gái mà hồi đó mà lúc nào tôi cũng quấn quýt bên cạnh, tôi thám hiểm những ngóc ngách…” [1, 490]. Sự hồi tưởng này sẽ được “thức tỉnh” ở hai nguyên nhân: thứ nhất là sự ám ảnh thực tại (thì quá khứ so với lúc kể), thứ hai là do rơi vào trạng thái vô thức - ám ảnh “vùng khuất” bừng dậy. Như vậy toàn bộ kí ức của tác phẩm được hình thành ở ba bậc.

- Bậc 1: Tác giả ở thì hiện tại nhớ về toàn bộ quá khứ “như một nhà máy sản suất kỉ niệm
- Bậc 2: Thì hiện tại của chiến tranh (quá khứ của bậc 1)
- Bậc 3: Quá khứ của tuổi thơ Aue (quá khứ của bậc 1 và bậc 2)

Sở dĩ tôi gọi bậc 2 là thì hiện tại của chiến tranh (thì hiện tại hoàn thành - the present perfect tense) vì đây là toàn bộ nội dung, không gian, thời gian của tác phẩm đã xảy ra trong quá khứ nhưng nó kéo dài và liên quan đến hiện tại. Trong khi đó thì hiện tại bậc 1 chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ - ở phần Toccata (30 trang) sau đó toàn bộ hiện tại bị đẩy về quá khứ và thì này không quay trở lại nữa, hoạ chăng nếu có là để gợi nhắc người đọc “xác định vững chắc” vị trí đứng của mình mà thôi. Vì thế theo tôi nghĩ tác giả đã “đánh tráo” thì bậc 1 và thì bậc 2 cho nhau. Đáng lẽ thì bậc 1 sẽ quán xuyến toàn bộ quá khứ, nhưng nhà văn đã để thì hiện tại bậc 2 làm chủ sân khấu. Người đọc không cân nhắc kĩ vị trí đứng thì rất dễ rơi vào trạng thái theo dõi một câu chuyện viết dưới dạng biên niên sử theo trình tự các mốc thời gian. Chính kiểu “đánh tráo” này mà tạo ra hiệu quả “nhẹ bẫng” đi một phần của câu chuyện.

Hơn nữa hình tượng người trần thuật trùng NKC nhưng có lúc lại đứng tách ra trở thành người bình luận, đánh giá, nhận xét sự kiện thông qua hình thức độc thoại nội tâm, đó là những lời sám hối (phải nhấn mạnh rằng sự sám hối của Aue là rất đáng ngờ). Đây là đoạn Aue đấu tranh sau khi đã tự tay mình giết chết người Do Thái vô tội: “…những ý nghĩ của tôi rối tinh vào nhau rọi chiếu ánh sáng vào nhau trong đầu tôi giống như tiếng ồn của những toa tàu điện ngầm chạy từ ga này sang ga khác…”

NKTT là tác phẩm không dễ đọc nhưng đã đọc thì không thể dứt ra. Những ám ảnh vây bủa tạo ra “ma lực” khủng khiếp. Nó không chỉ hay ở nội dung mà nó thực sự lôi cuốn chúng ta ở nghệ thuật xây dựng thế giới hình tượng điêu luyện, nhuần nhuyễn. NKTT xứng đáng là tác phẩm đạt hai giải thưởng danh giá của Viện hàn lâm văn học Pháp và xứng đáng được đặt trên giá sách của mỗi gia đình.

C.Đ.K
(243/05-09)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN VĂN HÙNG

    VĂN HỌC VIỆT NAM 30 NĂM ĐỔI MỚI (1986 - 2016)

  • LGT: Bài viết tóm tắt những yếu tố và tiến trình tạo thành thơ Tân hình thức Việt, qua sự đối chiếu giữa các thang giá trị, thơ Việt và thơ Anh Mỹ. Vì vậy, tuy không thể tránh những từ chuyên môn về luật tắc thơ, nhưng chúng tôi cố gắng viết rõ ràng từng chi tiết, để người đọc dễ nắm bắt. Thơ Tân hình thức Việt đơn giản, dễ hiểu, nhờ sự tham khảo những nguồn thơ khó, điều này cũng tự nhiên, như Pop Art (bình dân) phản ứng lại hội họa Trừu tượng Biểu hiện (cao cấp). “Nghĩ về cách làm thơ”, cần đọc chậm rãi, trầm tư, và nhiều lần, nếu người đọc thật sự muốn tìm hiểu dòng thơ này.

  • ĐẶNG ANH ĐÀO

    Có thể nói rằng Những thiên đường mù là một câu chuyện dệt bằng những mảnh ký ức trên nền hiện tại.

  • NGUYỄN VĂN THUẤN

    Diễn ngôn tâm thần phân lập (discours schizophrénique) là thuật ngữ do hai triết gia và nhà nghiên cứu văn học người Pháp là G.Deleuze và F.Guattari đề xuất trong công trình viết năm 1972, Chủ nghĩa tư bản và bệnh tâm thần phân lập: Chống Oedipe (Capitalisme et Schizophrénie I. L’Anti-Œdipe).

  • ĐỖ QUYÊN   

    “Hãy đánh chết nó đi, nhà phê bình văn học - cái thằng khốn!”
                                                (J.W. Goethe)

  • Từ năm 1972 cho tới nay đã có nhiều học giả, qua tập Yên thiều bút lục mới sưu tầm và vài nguồn tư liệu khác, đưa ra nhận định: Câu đối “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” là của tri phủ Ngải Tuấn Mỹ người Hoa tặng phó sứ Nguyễn Tư Giản khi sứ bộ Việt Nam ghé lại địa phương này chứ không phải của Cao Bá Quát.

  • PHẠM TẤN XUÂN CAO

    Tính khả hữu từ sự xuất hiện của đối tượng trong các chiểu sự là hình thái của đối tượng.(1) (Wittgenstein, Tractatus, 2.0141)  
    Khi một điều gì đó trở nên đúng trong hư cấu thì ở đó không còn sự phân biệt khác nhau về mặt hữu thể học và nhận thức luận.”(2) (Gregory Currie) 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH

    Hài hước: cơn say của tính tương đối nhân thế, niềm vui thú kỳ lạ nảy sinh từ niềm tin chắc rằng chẳng có sự tin chắc nào cả. (Milan Kundera)

  • NGUYỄN THANH TÂM

    Đạo đức (ethic, morality), luân lý (moral), theo Edgar Morin, hai khái niệm này không tách rời nhau, đôi khi chồng lấn và có thể sử dụng bất cứ từ nào(1).

  • NGUYỄN QUANG HUY

    - Để tìm hiểu không gian xã hội của những người sản xuất văn hóa, cần phải tư duy theo mô hình quan hệ.
    - Sự việc, hiện tượng bản thân nó không quan trọng, mà chính quan hệ giữa chúng mới có ý nghĩa.
                            (Pierre Bourdieu)

  • KHẾ IÊM

    Viết hy vọng có thể giúp người đọc tự đánh giá thơ, theo đúng tiêu chuẩn của dòng thơ này, và những nhà thơ Tân hình thức Việt, trong việc thực hành, có thể điều chỉnh những sáng tác của mình, đi xa hơn, và làm nổi bật sự khác biệt giữa các thể loại thơ, tự do và vần điệu.

  • PHẠM THỊ HOÀI

    Tôi không nói tới việc viết văn thuần túy vì mục đích kiếm sống, dù đấy là điều rất đáng bàn, và hơn nữa, sự nghèo túng của những người cầm bút ở xứ sở này đã trở thành truyền thống; cũng không nói đến việc viết văn để kiếm chác một vài thứ khác ít đáng bàn hơn, như danh vị hay thứ đặc quyền xã hội nào đó.

  • LỮ PHƯƠNG

    Sau khi Sông Hương 36, 1989 xuất hiện, cũng đã xuất hiện một số bài báo phản ứng, trong đó có hai bài nhắc đến bài viết của tôi (1) - bài ký tên Trần Phú Lộc: “Ðôi lời nhân đọc Sông Hương số 36”, Văn nghệ số 21, 27-5-1989 và bài ký tên Văn Nguyên: “Báo động thật hay giả”, Nhân dân 20.5.1989.

  • MAI ANH TUẤN

    Cụm từ “văn chương Nguyễn Huy Thiệp” không chỉ được tạo ra bởi và thuộc về giai đoạn văn học Đổi mới (1986) mà giờ đây, rộng rãi và phức tạp hơn rất nhiều, đã có mặt trong nhiều nghiên cứu Việt Nam (Việt học) đương đại, từ văn hóa văn chương đến chính trị - xã hội.

  • ĐỖ ĐỨC HIỂU

    14 tháng bảy 1789, nhân dân Pari chiếm và phá ngục Bastille, biểu trưng của chế độ phong kiến đã tồn tại ở Pháp hàng chục thế kỷ. Nó là một "đại hồng thủy" cuốn sạch một thế giới cũ và mở đầu một thế giới mới ở Pháp, ở Châu Âu và vang dội trên toàn thế giới.

  • TRẦN HOÀI ANH

    1.
    Nói đến triết học phương Tây, không thể không nói đến chủ nghĩa hiện sinh, một trào lưu tư tưởng chủ yếu trong trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy lý của triết học phương Tây hiện đại.

  • JOSEPH EPSTEIN

    Có một số thứ ở đó sự tầm thường là không thể được dung thứ: thơ, nhạc, họa, hùng biện.
                                    (La Bruyère).

  • LÊ THÀNH NGHỊ

    Văn học nghệ thuật có sứ mệnh phản ảnh sự thật cuộc sống qua đó rút ra bài học ý nghĩa đối với con người. Nguyên lý này không có gì mới mẻ. Lịch sử văn học nghệ thuật cũng chứng minh rằng, gắn bó với hiện thực, phản ảnh chân thực hiện thực là thước đo giá trị của tác phẩm. Điều này cũng không còn xa lạ với mọi người.