Văn Công Toàn - Ru tình giữa cõi mênh mông

15:34 10/06/2008
Giới thiệu tập thơ đầu tiên của anh Khúc ru tình nhà thơ Ngô Minh viết: “Toàn từng làm thơ đăng báo từ trước năm 1975. Hơn 20 năm sau Toàn mới in tập thơ đầu tay là cẩn trọng và trân trọng thơ lắm lắm”.

Thơ của Văn Công Toàn được nhiều người thuộc nằm lòng bởi cái chất Huế “rặt”, nhỏ nhẹ mà mênh mang tình như một buổi chiều thả hồn trôi trên mọi ngã đường theo những cơn mưa xứ Huế. Hay nói như nhà thơ Hồ Thế Hà: “Tôi tìm thấy trong Khúc ru tình những bài thơ đằm thắm buồn, da diết nhớ, bất chợt sương mù và mong manh tình sử. Chúng vực dậy từ sâu thẳm cội lòng, từ lặng im cỏ lá và run rẩy mưa đêm một hồng hào ngọn lửa của chính người thơ. Vì vậy, thơ Văn Công Toàn vừa chân tình, dại ngộ vừa độ tượng, tin yêu…”.
Văn Công Toàn hiện là Phó giám đốc Trung tâm THVN tại Huế. Là nhà quản lý, nhà báo, nhà thơ, liệu 3 con người ấy có chút gì đấy chông chênh khi tồn tại trong cùng một con người? Và Văn Công Toàn đã trả lời câu hỏi ấy khi mọi việc anh làm đều “ra hồn ra vía” cả.
Thơ Văn Công Toàn không kén người đọc, lại càng không triết lý, lên gân chữ nghĩa. Thế nhưng, đọc thơ anh phải thư thả, ngẫm suy để cảm nhận. Ẩn đằng sau mỗi con chữ, mỗi nhịp điệu thơ là cái tình đằm thắm, nồng nàn mà anh đã gửi gắm bằng cả tình yêu với cuộc sống, con người. Nếu ai hiểu Toàn, hiểu cái góc khuất bí ẩn sâu kín tận đáy tim anh sẽ thấy trong những vần thơ ấy mênh mang tình và ăm ắp yêu thương. Là người con của đất Cố đô cổ kính, thơ anh dường như dành riêng cho Huế, bồng bềnh, lãng mạn và mang gương mặt u uẩn buồn của một cô gái đẹp, một nỗi buồn mong manh và trong suốt như khói, như sương:
Bầu trời Huế những chiều giáp Tết
Như khuôn mặt cô gái đẹp chợt buồn
Vì tình yêu chưa trọn vẹn
Khó tìm thấy nụ cười tươi
Thường gặp đôi mắt ướt
                                 (Huế chiều giáp Tết)
Cũng viết về tình yêu, đề tài muôn thuở của thơ ca, nhưng tình yêu của anh đẹp, bãng lãng chân quê và trong vắt như một ngôi sao vừa mọc. Thể thơ lục bát mộc mạc với nhịp thơ chầm chậm, thong dong như một lời tỏ tình thiết tha đến nao lòng: 
Em về bên nớ thì xa
Con đường cũng nhớ thiết tha dấu người
Bên ni đồng vọng nhịp đời
Sao em chưa nói một lời cùng anh?
                                           (Tình thơ 1)
Đọc thơ Văn Công Toàn, có khi ta bắt gặp nhịp điệu ca dao rất gần gũi:
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt
Thể thơ 4 chữ, vừa gọn gàng, dứt khoát lại vừa chân chất, đằm thắm đã gửi đến những người đang yêu một thông điệp ngập tràn yêu thương. Ở trong ấy, ta cảm nhận được mùi rơm rạ nồng nàn, ấm áp và một tình yêu chân quê mà tình tứ, phiêu diêu như cổ tích:
Đôi lứa thương nhau
Bắc cầu trăm nhịp
Cái nhớ thương ai
Nối bờ xa cách
Nghèo khó thương nhau
Thì vượt gian nan
Cây thương hóa trái
Rụng lá úa vàng
                       (Khúc thương)
Văn Công Toàn như đi lạc trong tình yêu, trong nỗi cô đơn, bởi tình yêu, suy cho cùng cũng chỉ là một cuộc chơi khắc nghiệt. Tình yêu vẽ lối cho trái tim con người trong hành trình kiếm tìm hạnh phúc nhưng tình yêu cũng khép mở những bí ẩn, như một trò chơi. Có khi nó hiện hữu trước mắt, chỉ cần xoè bàn tay là nắm được, là cảm nhận được. Nhưng cũng có khi, nó chỉ là một ảo ảnh đầy sương mù giăng mắc:
Em xa rồi anh ngồi buồn tênh
Đàn ai buông lơi tiếng tơ mành
Trời không mưa mà trời rơi hạt
Trắng xóa sương mờ, em trắng anh…
                                              (Khúc ru tình)
Văn Công Toàn để cho tình yêu xoáy trôi cuộc đời mình. Như một dòng chảy mềm mại, ngay cả lúc đắm chìm trong nỗi cô đơn, tình yêu trong thơ anh vẫn như một tiếng thở dài nhẹ nhàng đầy sương khói, một khúc ru tình mênh mang giữa cõi trần:
Lời ru kín mặt đất bằng
Để tôi ru với ánh trăng bây giờ
Phải đâu khúc hát vu vơ
Dưới trăng ai dễ hững hờ được sao
                                     (Lời ru ánh trắng)
Mới đọc qua, cứ ngỡ, thơ Văn Công Toàn chỉ mang một nỗi buồn lãng mạn, buồn vô dưng, vô cớ, như chỉ để vỗ về những trái tim bị tổn thương vì tình yêu. Thế nhưng, càng ngẫm càng thấm thía nỗi cô đơn sau những câu chữ mềm mại ấy. Cuối cùng cho một tình yêu là gì? Là đối diện với nỗi trống trải, cô đơn; là những tháng ngày đầy nhớ thương, tiếc nuối; là một cuộc sống quay quắt tìm tình yêu, hạnh phúc để rồi tất cả vỡ vụn như nghìn ánh sao rơi:
Đêm kia
mờ ánh trăng soi
Trăng em
Ai rót vào tôi giọt buồn
Đêm qua
nhạt ánh trăng suông
Trăng em
rụng vỡ giữa vườn sao rơi…
                                 (Trăng và em)
A.Đơ Muytxe từng nói: “Hãy gõ vào tim anh, thiên tài là ở nơi đó”. Với thơ, Văn Công Toàn đã gõ vào trái tim mình dẫu anh không mang tham vọng mình sẽ là một thiên tài. Rất đơn giản, anh chỉ muốn thơ mình là một khúc ru tình giữa cõi nhân gian đầy muộn phiền và lo toan:
Ru nghìn thu thoáng mong manh
Khúc ru ngày mới độc hành thi ca.
                                    (Khúc ru ngày mới)

LAM THI
(nguồn: TCSH số 232 - 06 - 2008)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐÔNG LAThế là sự ồn ào qua rồi. Diễn đàn đã đóng cửa. Nhưng lẽ nào việc thẩm định văn chương chỉ râm ran một hồi như thế, rồi cái nhùng nhằng còn nguyên nhùng nhằng, sự mâu thuẫn còn nguyên mâu thuẫn, và chuyện hay dở đến đâu cũng vẫn cứ mãi lửng lơ!

  • ĐÀO DUY HIỆP"Ngữ pháp, ngữ pháp khô khan chính nó, trở thành cái gì đó như một thuật phù thủy, gọi hồn; các từ sống lại, được cấp xương thịt, danh từ trong dáng vẻ tôn nghiêm bản thể của nó, tính từ, trang phục trong suốt khoác lên nó và nhuộm sắc cho nó một lớp tráng, còn động từ, thiên thần của vận động, mang lại cho câu sự động dao" (Baudelaire) (1)

  • MAI VĂN HOANMai Văn Hoan sinh 20-1-1949, quê Thanh Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Anh tốt nghiệp khoa Văn, Đại học Sư phạm Vinh và từng dạy ở các trường: Cấp 3 Minh Hoá (1971-1973), Sư phạm 10+3 Quảng Bình (1973-1979), Hai Bà Trưng (1979-1985), Quốc Học (1985-2009). Anh từng tham gia bồi dưỡng hàng chục học sinh giỏi văn tỉnh Bình Trị Thiên (1979-1989), tỉnh Thừa Thiên Huế (1989-2009) đoạt giải Quốc gia. Một số học sinh của anh đã trở thành phó giáo sư, tiến sĩ, cán bộ quản lý, nhà văn, nhà báo... nhưng vẫn “mãi mãi không thể nào quên những giờ dạy văn của thầy Mai Văn Hoan” như lời chị Lương Thị Bích Ngọc tâm sự trên VietNamNet.

  • NGUYỄN HỮU NGÔ Cuốn sách đồ sộ "Côn Đảo" của Nhà xuất bản Trẻ (1996) là một nguồn tư liệu quý mà những người làm công việc nghiên cứu lịch sử cách mạng Việt Nam không thể không tìm đến. Vì vậy sự chính xác về thông tin đòi hỏi phải khẳng định. Và cũng vì vậy tôi có đôi điều xin thưa với ban biên tập Nhà xuất bản Trẻ về những thông tin về nhân vật Mai Tấn Hoàng được coi là người tử tù cách mạng.

  • VÕ THỊ QUỲNHĐặng Huy Trứ (1825 - 1874) đã để lại khá nhiều thơ văn cho đời. "Từ Thụ Yếu Quy"(*) tập sách bàn về nạn hối lộ và đức thanh liêm của người làm quan, là một trong những áng văn quý giá ấy.

  • Văn Cầm Hải tên thật Nguyễn Thanh Hải, sinh ngày 20 tháng 01 năm 1972, quê ở làng Trần Xá, Hàm Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình.

  • CAO HUY HÙNGBa mươi năm đã trôi qua, kể từ ngày Bác Hồ vĩnh biệt chúng ta! Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta di sản vô cùng quí báu: Đó là bản di chúc lịch sử của thời đại Hồ Chí Minh, thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử vinh quang hàng ngàn năm của dân tộc. Đó là kỷ nguyên độc lập dân tộc, tự do của Tổ quốc, kỷ nguyên cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

  • LÊ THỊ MÂYĐề tặng một giấc mơ là tập thơ hay và buồn của Lâm Thị Mỹ Dạ. Tập thơ này được giải thưởng của UBTQLH các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 1998. Sau khi xóa bao cấp trong in ấn thơ, rất nhiều người có cơ hội tự in thơ, có khi là mỗi năm một tập. Lâm Thị Mỹ Dạ không ở trong diện ấy.

  • ĐẶNG TIẾNPhê bình huyền thoại(1) của Đào Ngọc Chương là một cuốn sách mỏng, in giới hạn, có lẽ chỉ nhắm vào một nhóm sinh viên, nhưng là sách cần yếu, mới mẻ.

  • HỒNG NHUĐó là “Tình bậc thang” (NXB Hội Nhà văn 2006) và “Mặt cắt” (NXB Hội Nhà văn 2007) của một nữ thi sĩ mà cho đến nay không nhiều người biết đến, ít nhất là trong làng thơ. Vì một lẽ rất giản đơn: chị mới xuất hiện trên thi đàn Việt Nam vài ba năm nay thôi.

  • FAN ANHTrong cuộc sống của tất cả chúng ta, đôi khi nụ cười không đồng nghĩa với sự hạnh phúc, cũng như nước mắt không phải bao giờ cũng đồng điệu với nỗi đau. Chính vì thế, mặc dù tiểu thuyết Ba ơi, mình đi đâu? của Jean Louis Fournier là một tác phẩm có thể “gây ra” không ít những tiếng cười, nhưng cảm xúc thanh lọc (Catharsis) mà cuốn sách nhỏ này mang lại cũng lớn lao như bất kì một vở bi kịch nào.

  • Ngày 6 tháng 4 năm 2007 tại Hà Nội, chúng tôi đến thăm nhà thơ Dương Tường tại nhà riêng. Dương Tường ngồi sau một chiếc bàn nhỏ và thấp chất đầy sách vở và ly tách giữa một căn phòng rộng dùng làm phòng triển lãm tranh. Tranh treo kín các tường.

  • ĐOÀN TUẤNTrong tâm tưởng của tôi, thi sĩ Nguyễn Bính là một người có dáng gầy, vóc nhỏ, gương mặt nhẹ nhõm với đôi mắt sáng, tinh anh, mũi dọc dừa và cái miệng cân đối. Tóc Nguyễn Bính không bao giờ để dài. Áo quần Nguyễn Bính thường có màu sáng. Ông đi lại nhanh nhẹn, nhiều khi vội vã. Gương mặt Nguyễn Bính là một gương mặt ưa nhìn bởi trong đó chứa đựng chiều sâu của nhiều ý nghĩ và sắc mặt thay đổi theo tâm trạng thất thường của ông.

  • PHẠM QUANG TRUNGTôi muốn nói đến bài “ Tạm biệt” (hay “ Tạm biệt Huế”) của nhà thơ Thu Bồn. Dẫu đã có nhiều bài thơ hay, rất hay lấy cảm hứng từ Huế, tôi dám quả quyết là nó sẽ vẫn được nhắc tới như là một trong những bài thơ hay nhất. Xin kể một kỷ niệm đẹp riêng với tôi.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊNâng hợp tuyển “Hải Bằng” (HTHB) sang trọng và trĩu nặng trên tay, thật nhiều cảm xúc tràn đến với tôi. Cuốn sách được gia đình nhà thơ Hải Bằng tặng cho tất cả những người đến dự ngày giỗ lần thứ 11 của nhà thơ được tổ chức tại một ngôi nhà mới xây ở cuối đường Thanh Hải - lại là tên nhà thơ quen thuộc của xứ Huế.

  • TÔN PHƯƠNG LANCũng như những nhà văn mặc áo lính thuộc thế hệ đầu và tờ tạp chí Văn nghệ quân đội của họ, Trần Dần là một tên tuổi quen thuộc mà gắn với tên tuổi ông là cuốn tiểu thuyết Người người lớp lớp. Là một học sinh thành phố, khi Cách mạng tháng Tám thành công, 19 tuổi, ông bắt đầu hoạt động cách mạng rồi đầu quân tham gia kháng chiến chống Pháp và hoạt động văn nghệ.

  • Hồ Thế Hà sinh năm 1955, quê ở thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Anh tham gia quân đội từ 1978 đến 1982, chiến đấu tại Campuchia. Hồ Thế Hà tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Huế năm 1985 và được giữ lại trường. Hiện anh là Phó Giáo sư, Tiến sĩ đang giảng dạy tại khoa Ngữ văn, trường Đại học Khoa học - Đại học Huế. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Anh đồng thời là Ủy viên Ban chấp hành Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Huế nhiệm kì: 2000 - 2005; 2005 - 2010. Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế, nhiệm kì 2000 - 2005; 2005 - 2010.

  • PHẠM PHÚ PHONGĐúng vào dịp Huế chuẩn bị cho Festival lần thứ III năm 2004, Vĩnh Quyền cho tái bản tập ký và truyện Huế mình, tập sách mới in trước đó chưa tròn một năm, năm 2003. Trước khi có Huế mình, Vĩnh Quyền đã có nhiều tác phẩm được bạn đọc chú ý như các tiểu thuyết lịch sử Vầng trăng ban ngày, Mạch nước trong, Trước rạng động, các tập truyện Người tử tù không chết, Người vẽ chân dung thế gian, Màu da thượng đế, tập bút ký Ngày và đêm Panduranga và tập tạp văn Vàng mai.

  • ...Không có sự lựa chọn nào cả, tôi đến với thơ như một nghiệp dĩ. Tôi nghĩ thơ là một thứ tôn giáo không có giáo chủ. Ở đây, các tín đồ của nó đều được mặc khải về sự bi hoan trần thế và năng lực sẻ chia những nỗi niềm thân phận. Cuộc đời vốn có cái cười và cái khóc. Người ta, ai cũng có thể cười theo kiểu cười của kẻ khác, còn khóc thì phải khóc bằng nước mắt của chính mình. Với tôi, thơ là âm bản của nước mắt...

  • …Có thể thấy gần đây có những xu hướng văn học gây “hot” trong độc giả, ví như xu hướng khai thác truyện đồng tính. Truyện của tôi xin khước từ những “cơn nóng lạnh” có tính nhất thời ấy của thị trường. Tôi bắt đầu bằng chính những câu chuyện giản đơn của cuộc sống hàng ngày, những điều giản đơn mà có thể vô tình bạn bước qua…