Vài thiển ý của dân ngoại đạo*

09:35 26/03/2010
TÔ NHUẬN VỸ(Nhân đọc một số bài tranh luận về cuốn THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU)

Bìa cuốn "Thơ đến từ đâu"

1 - Nguyễn Đăng Thường viết “...Chuyện công - tội đã được/ bị bàn luận tứ tung rồi... THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU bây giờ thuộc về người đọc”.

 Nguyễn Đăng Thường khách quan. Ông có lý. Từ cái lý này, tôi thêm chút tự tin để có vài thiển ý lạm bàn chuyện thơ ca thiêng liêng mà tôi là dân ngoại đạo. Chỉ với tư thế của người đọc.

Nhưng tôi là một người đọc may mắn. May mắn vì có quan hệ với tác giả, khá thân tình nữa, nên đã được đọc bản gốc THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU khi “nó” đang được sếp và biên tập viên nhà xuất bản Hội Nhà văn tìm cách thức “vượt cạn” để cho được “mẹ tròn con vuông”.

2 - Trên VĂN CHƯƠNG VIỆT, nhà văn, nhà giáo Phạm Toàn nhận xét cách phê bình của Nguyễn Đức Tùng trong THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU như sau:

... “Anh mời các nhà thơ đang sống cùng tuyển chọn, cùng giảng giải, cùng thắc mắc, cùng gây rối, cùng chia rẽ, cùng xí xóa, cùng nhâm nhi, cùng hội nhập, cùng mê mải, cùng liều lĩnh, cùng tọc mạch, cùng xấu tốt, cùng tốt xấu...; nói chung lại là đã có một cung cách làm ăn HẾT SỨC KHÁC (tôi nhấn mạnh - TNV) và cách đó trở nên đáng yêu ở chỗ đã tạo ra cái cớ để các đồng tác giả luôn luôn cùng kề cà được với nhau - một sự kề cà dễ dàng đi tới chân lý hơn là thẳng băng logic, mặc dù trong lĩnh vực Thơ, trong một cuốn sách in năm 1991 tôi có nói rằng muốn nổ ra chiến tranh thế giới thì chỉ việc chê thơ của các nhà thơ!”.

Cách phê bình hóa thân - nhập cuộc không giống ai này, có vẻ không có “định hướng” rõ ràng này, ngay khi vừa đọc bản thảo gốc, tôi đã lờ mờ đoán sẽ bị không những “lưỡng đầu thọ địch” mà sẽ là “tứ phương thọ địch” khi xuất hiện trên văn đàn.

Nhưng văn chương đâu có khuyến dụ giống nhau như sản xuất hàng loạt hoặc như biết bao bài phê bình, phỏng vấn mới mở đầu người đọc đã đoán được kết thúc, hỏi câu đầu đã đoán biết câu thứ 2 thứ 3, mới hỏi đã biết sẽ trả lời thế nào...? Văn chương quá cần những phong cách và tư duy không rập khuôn, không như bản cửu chương. Cách làm mới và lạ này “chạm” tuốt, chạm với cả thói quen cũ kỹ (không chủ ý) ngay trong những người “đổi mới” và ủng hộ Tùng hết mình nữa! Vì vậy, chưa có một tác phẩm phê bình nào, trong mấy chục năm qua, mà in chưa ráo mực đã lập tức ào ào dấy lên bài vở công kích và bênh vực, tranh luận và cãi lộn dữ tợn như vậy. Nhưng, chính vì thế, tôi nghĩ lại là bình thường (có lẽ ngoại trừ sự phản ứng bài TRÒ CHUYỆN VỚI HOA THỦY TIÊN của Nguyễn Huy Thiệp vứt tất cả các nhà thơ Việt Nam vào sọt rác, nhưng cũng chưa đến mức nổ ra chiến tranh thế giới mà ông Phạm Toàn dự báo).

Cho nên, không được như ông Phạm Toàn đọc rất nhiều mà chỉ thích hai tác giả phê bình là Hoài Thanh và Nguyễn Đức Tùng (ông cũng nói hẳn là ông nghiêng về Nguyễn Đức Tùng hơn), tôi đọc phê bình ít nhưng chỉ biết là khi đọc THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU tôi thấy đây là cuốn sách có ích đối với tôi, trên nhiều mặt, cho dù nó chưa thiệt “lý tưởng” như Nguyễn Đăng Thường nhận xét.

3 - Được đọc bản gốc và có bản mới do nhà xuất bản Lao động ấn hành, tôi vừa đồng ý vừa có những điều muốn góp ý thêm đối với chuyện “biên tập” (mà phần lớn bạn bè trong nước thì cho rằng nên “thông cảm”, “nước mình nó vậy”; còn bạn bè ngoài nước phần lớn lại cho là “bị kiểm duyệt, bị cắt đục bỏ”).

+ Không đồng ý cắt bỏ:

Nhiều đoạn bị cắt bỏ không nên tý nào, không cần thiết, kể cả lý do “an toàn chính trị”. Sức khỏe tinh thần của xã hội, của người đọc, của người viết, kể cả không ít của “cơ quan chức năng”, đã khác với những năm bảy mươi tám mươi thế kỷ trước.

+ Đồng ý phải cắt bỏ:

Lần đầu đọc bản thảo THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU là khi tôi đang ở Boston (Hoa Kỳ) được Nguyễn Đức Tùng từ Vancouver ( ), qua meo, gửi cho tham khảo. Có anh chị trả lời khiến tôi phải meo cho Tùng “viết chi lạ rứa?” và hỏi lại có phải nguyên bản rứa không? Mà rứa thiệt. Không phải chuyện chính trị chính em chi hết. Mà chỉ chuỵên chữ nghĩa ăn nói, chuyện đời, chuyện người thôi. Viết răng mà lạ. Tôi tin rằng, nếu để anh chị đó coi lại trước lúc in, nhất là in trong nước, thì chính anh chị đó cũng tự chỉnh sửa thôi. Chứ chữ nghĩa bề bề mà hở ra là nói tục, chửi tục, nói văng mạng thì quá... chướng. Ngay lên án độc tài, mất dân chủ cũng không nên dùng chữ nghĩa bùn lầy nước đọng quá xá. Đó là chưa kể có những bài lê thê, quá sâu chuyên môn như trong một bài giảng 3 tiếng đồng hồ trên lớp cho sinh viên, càng đọc đầu óc càng... rối tung! Thì phải “biên tập” chớ sao nữa. Tôn trọng tác giả, nhưng cũng phải tôn trọng người đọc, tôn trọng chính người phỏng vấn chứ?

Khi đó tôi có nói với Nguyễn Đức Tùng là có những ý tưởng rất lớn, rất đáng giá cho sự đổi thay của cả một nền văn học, các tác giả đó phải là ƯU TIÊN SỐ MỘT của Tùng, phải đề cao những bài đó lên, kể cả cách không nên vì lịch sự mà để những bài ít giá trị, thậm chí ăn nói thô tục mà giá trị thì còn mù mờ, bên cạnh những ưu tiên số một kia. Không nên cho “cua cá vô một giỏ”. Đó là tôi nói cảm nhận của mình khi đọc bản gốc.

Có nhiều phỏng vấn hay, có giá trị, nhưng không đều, giá chắt lọc hơn thì tuyệt... hơn.

Cha ông mình nói “hợp lý”, cái “lý” phải “hợp” thì mới hợp lý. Vitamin B1 là thuốc bổ, nhưng ăn no xong uống 300 viên B1 thì... toi.

Nhưng, trên tất cả, THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU là cuốn sách có ích với đời sống tinh thần của tôi. Cảm ơn người phỏng vấn và các anh chị đã trả lời phỏng vấn, cảm ơn nhà xuất bản, nhà xuất bản “hụt” cũng như nhà xuất bản “trúng”.

Huế ngày đầu năm 2010
T.N.V
(253/03-10)

---------------                         
* Bài đã được đọc ở Hội thảo THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU ngày 06/01/2010 tại Trung tâm văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền - Hà Nội.



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐÀO DUY HIỆP"Ngữ pháp, ngữ pháp khô khan chính nó, trở thành cái gì đó như một thuật phù thủy, gọi hồn; các từ sống lại, được cấp xương thịt, danh từ trong dáng vẻ tôn nghiêm bản thể của nó, tính từ, trang phục trong suốt khoác lên nó và nhuộm sắc cho nó một lớp tráng, còn động từ, thiên thần của vận động, mang lại cho câu sự động dao" (Baudelaire) (1)

  • MAI VĂN HOANMai Văn Hoan sinh 20-1-1949, quê Thanh Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Anh tốt nghiệp khoa Văn, Đại học Sư phạm Vinh và từng dạy ở các trường: Cấp 3 Minh Hoá (1971-1973), Sư phạm 10+3 Quảng Bình (1973-1979), Hai Bà Trưng (1979-1985), Quốc Học (1985-2009). Anh từng tham gia bồi dưỡng hàng chục học sinh giỏi văn tỉnh Bình Trị Thiên (1979-1989), tỉnh Thừa Thiên Huế (1989-2009) đoạt giải Quốc gia. Một số học sinh của anh đã trở thành phó giáo sư, tiến sĩ, cán bộ quản lý, nhà văn, nhà báo... nhưng vẫn “mãi mãi không thể nào quên những giờ dạy văn của thầy Mai Văn Hoan” như lời chị Lương Thị Bích Ngọc tâm sự trên VietNamNet.

  • NGUYỄN HỮU NGÔ Cuốn sách đồ sộ "Côn Đảo" của Nhà xuất bản Trẻ (1996) là một nguồn tư liệu quý mà những người làm công việc nghiên cứu lịch sử cách mạng Việt Nam không thể không tìm đến. Vì vậy sự chính xác về thông tin đòi hỏi phải khẳng định. Và cũng vì vậy tôi có đôi điều xin thưa với ban biên tập Nhà xuất bản Trẻ về những thông tin về nhân vật Mai Tấn Hoàng được coi là người tử tù cách mạng.

  • VÕ THỊ QUỲNHĐặng Huy Trứ (1825 - 1874) đã để lại khá nhiều thơ văn cho đời. "Từ Thụ Yếu Quy"(*) tập sách bàn về nạn hối lộ và đức thanh liêm của người làm quan, là một trong những áng văn quý giá ấy.

  • Văn Cầm Hải tên thật Nguyễn Thanh Hải, sinh ngày 20 tháng 01 năm 1972, quê ở làng Trần Xá, Hàm Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình.

  • CAO HUY HÙNGBa mươi năm đã trôi qua, kể từ ngày Bác Hồ vĩnh biệt chúng ta! Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta di sản vô cùng quí báu: Đó là bản di chúc lịch sử của thời đại Hồ Chí Minh, thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử vinh quang hàng ngàn năm của dân tộc. Đó là kỷ nguyên độc lập dân tộc, tự do của Tổ quốc, kỷ nguyên cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

  • LÊ THỊ MÂYĐề tặng một giấc mơ là tập thơ hay và buồn của Lâm Thị Mỹ Dạ. Tập thơ này được giải thưởng của UBTQLH các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 1998. Sau khi xóa bao cấp trong in ấn thơ, rất nhiều người có cơ hội tự in thơ, có khi là mỗi năm một tập. Lâm Thị Mỹ Dạ không ở trong diện ấy.

  • ĐẶNG TIẾNPhê bình huyền thoại(1) của Đào Ngọc Chương là một cuốn sách mỏng, in giới hạn, có lẽ chỉ nhắm vào một nhóm sinh viên, nhưng là sách cần yếu, mới mẻ.

  • HỒNG NHUĐó là “Tình bậc thang” (NXB Hội Nhà văn 2006) và “Mặt cắt” (NXB Hội Nhà văn 2007) của một nữ thi sĩ mà cho đến nay không nhiều người biết đến, ít nhất là trong làng thơ. Vì một lẽ rất giản đơn: chị mới xuất hiện trên thi đàn Việt Nam vài ba năm nay thôi.

  • FAN ANHTrong cuộc sống của tất cả chúng ta, đôi khi nụ cười không đồng nghĩa với sự hạnh phúc, cũng như nước mắt không phải bao giờ cũng đồng điệu với nỗi đau. Chính vì thế, mặc dù tiểu thuyết Ba ơi, mình đi đâu? của Jean Louis Fournier là một tác phẩm có thể “gây ra” không ít những tiếng cười, nhưng cảm xúc thanh lọc (Catharsis) mà cuốn sách nhỏ này mang lại cũng lớn lao như bất kì một vở bi kịch nào.

  • Ngày 6 tháng 4 năm 2007 tại Hà Nội, chúng tôi đến thăm nhà thơ Dương Tường tại nhà riêng. Dương Tường ngồi sau một chiếc bàn nhỏ và thấp chất đầy sách vở và ly tách giữa một căn phòng rộng dùng làm phòng triển lãm tranh. Tranh treo kín các tường.

  • ĐOÀN TUẤNTrong tâm tưởng của tôi, thi sĩ Nguyễn Bính là một người có dáng gầy, vóc nhỏ, gương mặt nhẹ nhõm với đôi mắt sáng, tinh anh, mũi dọc dừa và cái miệng cân đối. Tóc Nguyễn Bính không bao giờ để dài. Áo quần Nguyễn Bính thường có màu sáng. Ông đi lại nhanh nhẹn, nhiều khi vội vã. Gương mặt Nguyễn Bính là một gương mặt ưa nhìn bởi trong đó chứa đựng chiều sâu của nhiều ý nghĩ và sắc mặt thay đổi theo tâm trạng thất thường của ông.

  • PHẠM QUANG TRUNGTôi muốn nói đến bài “ Tạm biệt” (hay “ Tạm biệt Huế”) của nhà thơ Thu Bồn. Dẫu đã có nhiều bài thơ hay, rất hay lấy cảm hứng từ Huế, tôi dám quả quyết là nó sẽ vẫn được nhắc tới như là một trong những bài thơ hay nhất. Xin kể một kỷ niệm đẹp riêng với tôi.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊNâng hợp tuyển “Hải Bằng” (HTHB) sang trọng và trĩu nặng trên tay, thật nhiều cảm xúc tràn đến với tôi. Cuốn sách được gia đình nhà thơ Hải Bằng tặng cho tất cả những người đến dự ngày giỗ lần thứ 11 của nhà thơ được tổ chức tại một ngôi nhà mới xây ở cuối đường Thanh Hải - lại là tên nhà thơ quen thuộc của xứ Huế.

  • TÔN PHƯƠNG LANCũng như những nhà văn mặc áo lính thuộc thế hệ đầu và tờ tạp chí Văn nghệ quân đội của họ, Trần Dần là một tên tuổi quen thuộc mà gắn với tên tuổi ông là cuốn tiểu thuyết Người người lớp lớp. Là một học sinh thành phố, khi Cách mạng tháng Tám thành công, 19 tuổi, ông bắt đầu hoạt động cách mạng rồi đầu quân tham gia kháng chiến chống Pháp và hoạt động văn nghệ.

  • Hồ Thế Hà sinh năm 1955, quê ở thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Anh tham gia quân đội từ 1978 đến 1982, chiến đấu tại Campuchia. Hồ Thế Hà tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Huế năm 1985 và được giữ lại trường. Hiện anh là Phó Giáo sư, Tiến sĩ đang giảng dạy tại khoa Ngữ văn, trường Đại học Khoa học - Đại học Huế. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Anh đồng thời là Ủy viên Ban chấp hành Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Huế nhiệm kì: 2000 - 2005; 2005 - 2010. Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế, nhiệm kì 2000 - 2005; 2005 - 2010.

  • PHẠM PHÚ PHONGĐúng vào dịp Huế chuẩn bị cho Festival lần thứ III năm 2004, Vĩnh Quyền cho tái bản tập ký và truyện Huế mình, tập sách mới in trước đó chưa tròn một năm, năm 2003. Trước khi có Huế mình, Vĩnh Quyền đã có nhiều tác phẩm được bạn đọc chú ý như các tiểu thuyết lịch sử Vầng trăng ban ngày, Mạch nước trong, Trước rạng động, các tập truyện Người tử tù không chết, Người vẽ chân dung thế gian, Màu da thượng đế, tập bút ký Ngày và đêm Panduranga và tập tạp văn Vàng mai.

  • ...Không có sự lựa chọn nào cả, tôi đến với thơ như một nghiệp dĩ. Tôi nghĩ thơ là một thứ tôn giáo không có giáo chủ. Ở đây, các tín đồ của nó đều được mặc khải về sự bi hoan trần thế và năng lực sẻ chia những nỗi niềm thân phận. Cuộc đời vốn có cái cười và cái khóc. Người ta, ai cũng có thể cười theo kiểu cười của kẻ khác, còn khóc thì phải khóc bằng nước mắt của chính mình. Với tôi, thơ là âm bản của nước mắt...

  • …Có thể thấy gần đây có những xu hướng văn học gây “hot” trong độc giả, ví như xu hướng khai thác truyện đồng tính. Truyện của tôi xin khước từ những “cơn nóng lạnh” có tính nhất thời ấy của thị trường. Tôi bắt đầu bằng chính những câu chuyện giản đơn của cuộc sống hàng ngày, những điều giản đơn mà có thể vô tình bạn bước qua…

  • NGÔ KHAKỷ niệm 40 năm ngày Bác Hồ ra đi, chúng ta đều nhớ lại di chúc thiêng liêng của Bác để lại cho nhân dân ta. Đó là tình cảm và niềm tin của Bác đối với chúng ta ngày nay và các thế hệ mai sau.