TÔ NHUẬN VỸ
(Nhân tiểu thuyết Đời du học vừa ra mắt bạn đọc)
Tôi thích gọi Hiệu (Lê Thị Hiệu) hơn là Hiệu Constant, nhất là sau khi đọc, gặp gỡ và trò chuyện với Hiệu.
Ảnh: internet
Vào Blog của Hiệu xem những bức ảnh Hiệu bên cánh hoa bèo tím giữa đồng đất Thường Tín, bên cây đước Cà Mau, dưới gốc sứ Đại nội Huế… Hiệu ngẩn ngơ nghe ca tài tử và những bài hát rưng rưng chất đồng quê Lý Qua Cầu. Hiệu đi thăm, lặn lội đi thăm mọi miền đất nước này: miền Tây Bắc, Vinh, Huế, Bình Phước, chợ nổi Cái Răng, đất mũi Cà Mau... Rồi chuyện Hiệu “huấn luyện” thế nào mà anh chồng Claude dòng dõi trí thức gia giáo của nước Pháp biết ăn tất cả những món ăn Việt, kể cả mắm tôm. Hiệu tỉ mẩn, kiên trì dạy dỗ hai con, Bin và Hà, biết nói chuyện tiếng Việt với bố mẹ bằng cả những tiếng thật tha thiết “Mẹ ngoan mẹ nha… Bố ừ một tiếng cho vui vẻ đi”. Chuyện ra sức “cày” nhận dịch cho nhiều nhà xuất bản trong nước cũng là để có tiền thường xuyên về nước, để đắm chìm trong bao lo toan cho bà con ruột thịt, cho các con của anh của chị, cho nỗi nhớ thương vô hạn bố mẹ đã khuất và mỗi lần đặt chân lên mảnh đất Thường Tín, Hiệu như con chim bị nhốt trong lồng được thả về lại rừng. Cho đến câu chuyện mày tao huyên thuyên, trên trời dưới đất với cậu bạn học cấp 1 ngày xưa bây giờ lái taxi kiếm sống... Tôi có cảm giác rằng mỗi ngày có 24 giờ thì hồn vía Hiệu đã dành cho quê nhà đến 20 giờ rồi. Và cả cái tật… nói ngọng lẫn lộn lờ - nờ thi thoảng bật ra… đãi bạn bè nữa. Tất cả, tất cả những “thứ” đó đã cho tôi có một ấn tượng mạnh mẽ về Hiệu: trong con người chứa đầy hiểu biết văn chương, văn hóa Tây - Đông này, hồn vía vẫn nơi làng quê Việt nam, vẫn nơi một làng quê đồng đất Bắc Bộ. Không hề thấy bóng dáng “bà đầm Việt Kiều” nơi Hiệu. Đó là đặc điểm lớn, là nguồn mạch vô tận nuôi cảm xúc, tài năng của Hiệu đã biểu lộ qua từng trang viết của chị.
*
Đọc 3 tiểu thuyết Lê thị Hiệu, từ Côn trùng, Đường vắng đến Đời du học, các truyện ngắn như Chênh vênh, Dưới chân Hòn Dáu…, bên cạnh gần 40 cuốn sách dịch của Hiệu, chỉ trong vòng hơn 10 năm, mới thấy sức làm việc khủng khiếp của chị. Nhất là, trong mỗi tiểu thuyết, trên từng trang, từng chương, kho kiến thức mà Hiệu tìm hiểu, “huy động” giúp mở mang trí óc người đọc, là không nhỏ, nếu không nói là… khổng lồ. Như trong Đời du học. Có thể nói, trên mỗi bước chân mà nhân vật Nguyễn Quang Minh Tiến (NQMT) đặt tới, trên mỗi con đường mà NQMT đã qua, trên mỗi nơi chốn mà NQMT đã sống trong suốt quãng đời du học, Hiệu đã khéo léo, chu đáo gài vào các kiến thức văn hóa, lịch sử… cô đọng nhất về một Paris sâu đậm lịch sử, văn hóa của nhân loại (tòa nhà Montparnasse, khu đồi Montmartre, Khải hoàn môn, tháp Epfel, hệ thống Metro, hệ thống cầu đường, vườn Lucxamboure, thư viện Miterran...). Nói cách khác, chỉ đọc Đời du học, người đọc cũng đã có một kho kiến thức không nhỏ về thành phố vĩ đại này. Đó là chưa kể Hiệu còn cho bạn đọc các chuyến đi… du lịch hấp dẫn và đầy kịch tính tới tận Algieri, tận Đu-bai, tận Jerusalem cùng nhân vật của mình. Và trong sự miên man khám phá lẫn đầy ắp tình bạn, tình người đó, có những trang viết thật tài hoa của Hiệu. “Làn sương mỏng đã đậu trên những bụi cây lúp xúp trên sườn núi và trời bắt đầu lành lạnh, củi cháy bừng bừng, ngọn lửa lật phật ngả nghiêng theo chiều gió thổi, hắt lên một quầng sáng, soi tỏ khuôn mặt bỗng trở nên đăm chiêu” của nhà triết học chăn cừu Théo de Bourbon giữa không gian dân dã và huyền hoặc của triền đồi hoàng hôn… (trang 115 Đời du học).
Hiệu có một thói quen độc đáo là chỉ thích đi xe máy. Đi xe máy khủng ngay giữa thủ đô ánh sáng, với lý lẽ rất chi là Việt cộng: tại sao ở làng quê Thường Tín mình quen đi xe máy mà qua Paris lại không đi được?! Chính thói quen đầy cá tính mạnh mẽ này đã giúp Hiệu thành một thổ công ở gần như mọi ngõ ngách của Paris mà nếu sớm quen thói… mệnh phụ ngồi ô tô sang trọng tuyệt đối không thể nào có được. Cũng vậy, khi về Việt Nam, Hiệu cũng tìm một chiếc xe máy để đến bất cứ vùng đất nào cũng có thể len lách đến tận nơi tận chốn, dù đó là một vùng rừng núi lạ hoắc. (Lần đầu tôi gặp Hiệu là khi chị đi xe máy chở nhà thơ Ngọc Bái đi… thám hiểm các ngõ ngách của Huế)... Trong hình dung của tôi, Hiệu là một con người khát khao khám phá, khát khao hiểu biết cuộc sống thật chính xác, chi li mà tai - mắt - mũi - da - bàn chân - bàn tay đều là những ăng ten chĩa ra mọi hướng mọi phương đời sống, trong mọi lúc mọi nơi để thu nhận những thông tin về đời sống văn hóa, đời sống lịch sử, đời sống thực của con người. Chỉ riêng những thông tin đó đầy ắp trong từng trang viết đã là quá bổ ích cho người đọc. Đây là một đặc điểm quý báu trong các trang viết của Lê thị Hiệu, cho dù là truyện ngắn, bút ký hay tiểu thuyết.
*
Hai đặc điểm đó của của văn chương Lê thị Hiệu là hai điểm ưu việt không dễ có được. Lại thêm bản lĩnh sống của chị, qua lời tâm sự của nhà văn H với nhân vật NQMT “Không được buồn quá 4 tiếng đồng hồ và không được thất vọng quá 24 giờ”, tôi tin văn chương của Hiệu sẽ lung linh và hấp dẫn hơn.
Hà Nội 16/11/2013
T.N.V
(SDB11/12-13)
TRẦN ĐÌNH SỬTôi có duyên làm quen với Trần Hoàng Phố đã hai chục năm rồi, kể từ ngày vào dạy chuyên đề thi pháp học ở khoa Văn Đại học Sư phạm Huế đầu những năm 80. Hồi ấy anh đã là giảng viên nhưng theo dõi chuyên đề của tổi rất đều, tôi biết anh rất quan tâm cái mới. Sau đó tôi lại tham gia Hội đồng chấm luận án tiến sĩ của anh, được biết thêm anh là một người đọc rộng, uyên bác.
TRẦN THUỲ MAI(Đọc tập thơ "Quê quán tôi xưa" của Trần Hoàng Phố, NXB Thuận Hoá - Huế 2002)
NGUYỄN KHẮC PHÊNhà văn Nguyễn Quang Hà, trong lời bạt cuốn tiểu thuyết mượn câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Cao Bá Quát (“Trường giang như kiếm lập thiên thanh”) làm nhan đề, đã xem đây là “những kỷ niệm đầy yêu thương suốt dọc đường chiến tranh” của mình.
VỌNG THẢO(Về tập sách "Vì người mà tôi làm như vậy" của Hà Khánh Linh – NXB Hội Nhà văn – 2002)
NGUYỄN THỊ GIANG CHIF.Kafka là một trong những nhà văn lớn nhất của thế kỷ XX, một hiện tượng văn học rất phức tạp, có ảnh hưởng rộng lớn đối với tiến trình phát triển của văn học thế giới, đặc biệt là ở phương Tây.
YÊN CHÂU(Đọc “Gặp lại tuổi hai mươi”(*) của Kiều Anh Hương)Ngay bài thơ in đầu tập “Vùng trời thánh thiện” có hai câu đã làm tôi giật mình, làm tôi choáng ngợp: “Những lo toan năm tháng đời thường Như tấm áo chật choàng lên khát vọng”
VỌNG THẢO... " Đôi trai gái đến nhót từ trong thau ra mỗi người một con cá ngậm ngang mồm, trút bỏ áo quần, trần truồng dắt tay nhau xuống nước. Hai con cá ấy là lễ vật dâng Thần Đầm. Chúng sẽ chứng kiến cái giờ phút linh thiêng hòa nhập làm một của đôi vợ chồng mới cưới, ngay trong lòng nước... Cuộc giao phối xong, đôi trai gái mới được há miệng. Hai chú cá liền bơi đi...".
VŨ NGỌC KHÁNH.(Đọc sách Phan Bội Châu- Toàn tập do Chương Thâu sưu tầm, biên soạn. Nhà xuất bản Thuận Hoá và Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây- 2000)
VỌNG THẢO(Đọc “Quỷ trong trăng’ của Trần Thuỳ Mai)Đối với người cầm bút, trong những ý niệm thuần khiết nhất của trí tưởng tượng, mỗi người đều có những nhận thức và ám ảnh khác nhau. Riêng Trần Thuỳ Mai, ý niệm thuần khiết trong trí tưởng tượng của chị là một bến bờ xa vắng, nơi ẩn chứa những hạn cuộc huyễn hoặc và khát khao tận cùng trước giả, thật cuộc đời. Đó cũng là điều chị đã gửi gắm trong tập truyện mới: “Quỷ trong trăng” (NXB Trẻ - 2001), tác phẩm văn xuôi được giải tặng thưởng hàng năm của Liên hiệp Hội VHNT Thừa Thiên Huế.
NGUYỄN THỊ LÊ DUNGBao đời nay, thơ vẫn là một hằng số bí ẩn bảo lưu chất trẻ thơ trong tâm hồn con người. Nó gắn với đời sống tâm linh mà tâm linh thì không hề có tuổi, do vậy, nên dù ở chu kì sinh học nào, người ta cũng sống với thế giới thi ca bằng trái tim không đổi màu.
TẠ VĂN SỸĐọc tập thơ CÁT MẶN của LÊ KHÁNH MAI, NXB Hội nhà văn - Hà Nội 2001
LÊ THỊ MỸ ÝĐọc tập truyện ngắn "NGƯỜI ƠI" - Lê Thị Hoài - NXB Thuận Hoá 2001
HỒNG DIỆUVâng. Thơ của nhà thơ Nguyễn Bính (1918-1966) viết ở Huế, trong đó có thơ viết về Huế và thơ viết về những nơi khác.
HÀ VĂN LƯỠNGBài viết này như là một nén nhang tưởng niệm nhà văn Aitmatov vừa qua đời ngày 11-6-2008)
UYÊN CHÂU(Nhân đọc “Mùa lá chín” của Hồ Đắc Thiếu Anh)Những ai từng tha phương cầu thực chắc chắn sẽ thông cảm với nỗi nhớ quê hương của Hồ Đắc Thiếu Anh. Hình như nỗi nhớ ấy lúc nào cũng canh cánh bên lòng, không dứt ra được. Dẫu là một làn gió mỏng lướt qua cũng đủ rung lên sợi tơ lòng: Nghe hương gió thổi ngoài thềm / Trái tim rớm lệ trở mình nhói đau (Đêm nghiêng).
LGT:Rainer Maria Rilke (1875 – 1926) người Áo, sinh tại Praha, đã theo học tại Praha, Muenchen và Berlin triết học, nghệ thuật và văn chương, nhưng không hoàn tất. Từ 1897 ông phiêu lưu qua nhiều nước Âu châu: Nga, Worpswede (Ðức) (1900), Paris (1903) và những nước khác trong và sau thời thế chiến thư nhất (Thụy sĩ, Ý…). Ông mất tại dưỡng viện Val-Mont vì bệnh hoại huyết.
Giới thiệu tập thơ đầu tiên của anh Khúc ru tình nhà thơ Ngô Minh viết: “Toàn từng làm thơ đăng báo từ trước năm 1975. Hơn 20 năm sau Toàn mới in tập thơ đầu tay là cẩn trọng và trân trọng thơ lắm lắm”.
1. Trước khi có cuộc “Đối thoại với Cánh đồng bất tận” trên báo Tuổi trẻ tháng 4. 2006, Nguyễn Ngọc Tư đã được bạn đọc biết đến với tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt, giải Nhất trong cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi XX (lần 2) năm 2000, được tặng thưởng dành cho tác giả trẻ của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2000, giải B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001…
Nhân ngày 9/5 chiến thắng phát xít Đức.
...Đưa người ta không đưa qua sôngSao có tiếng sóng ở trong lòng?...