Ươm mầm văn hóa Việt cho trẻ bằng sân khấu cộng đồng

15:26 09/09/2019

Bén duyên nghệ thuật và giáo dục cho thiếu nhi gần 15 năm nay, khi động lực đã đủ, MC Nguyễn Anh Luân (Giám đốc điều hành ALU Academy) thực hiện một trong những ước mơ lớn: Vận hành sân khấu cộng đồng cho trẻ em.

MC Anh Luân với mong muốn bồi đắp nền tảng văn hóa Việt cho trẻ thông qua các hoạt động đa dạng.

Phóng viên (PV): Trong khi nhiều người đang ưu ái nghệ thuật hiện đại để thu hút khán giả, tại sao một người trẻ như anh lại muốn phát triển sân khấu cộng đồng hướng về nét văn hóa xưa?

MC Anh Luân (AL): Cách đây mấy năm, khi tổ chức chương trình nghệ thuật thiện nguyện phục vụ trẻ em vùng sâu, vùng xa, tôi nảy ra ý định phải làm điều gì đó để kích thích sự sáng tạo của những đứa trẻ đầu khét nắng, ít có cơ hội tiếp cận các loại hình văn hóa nơi đây.

Tự mình tạo kế hoạch, kết nối những người cùng sở thích và kêu gọi sự hỗ trợ, đồng hành của bạn bè trong giới nghệ sĩ, đến nay, tôi đã chính thức vận hành dự án “Sân khấu cộng đồng” của mình. Hiện tại, tôi và các cộng sự đã đưa vào hoạt động sân khấu biểu diễn chuyên nghiệp, lấy văn hóa Việt Nam làm gốc với vở kịch nghệ thiếu nhi đầu tiên - “Cuộc phiêu lưu của cậu bé Tít” - được rất nhiều khán giả yêu thích. Đây là bước đầu của dự án. Diễn viên của sân khấu này là các em nhỏ tài năng được chính tôi cùng các đồng nghiệp trong ALU Academy chọn lựa và đào tạo.

PV: Thông qua tác phẩm của mình, anh muốn gửi gắm đến người xem điều gì?

AL: Tôi có tham vọng không chỉ giới thiệu đến khán giả những tác phẩm mang dáng dấp của trẻ thơ mà còn phải chở cả tuổi thơ của người lớn. Ai đã qua thời tuổi thơ thật đẹp chắc khó có thể quên “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài. Chúng tôi chọn chuyển thể tác phẩm văn học độc đáo này thành kịch theo hình thức mới mẻ, gần gũi các em nhỏ trong giai đoạn hiện nay. Tình yêu thương, tính nhân văn và sự đoàn kết là điều chúng tôi muốn gửi gắm đến bạn trẻ thông qua vở kịch lần này.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ tái hiện lại hình ảnh các nhân vật lịch sử như Trần Quốc Toản, Đinh Bộ Lĩnh… Cùng với đó, là việc cộng hưởng các loại hình nghệ thuật dân tộc như tuồng cổ, cải lương, câu hò, điệu lý hay ca dao, tục ngữ, lời ru… Tôi tin mọi người sẽ hào hứng với những chương trình này.

PV: Cùng với các chương trình biểu diễn tại sân khấu cộng đồng, anh còn có những hoạt động nào để ươm mầm nghệ thuật cho trẻ em?

AL: Sẽ khá nhiều hoạt động. Số tiền tích lũy từ hoạt động biểu diễn của sân khấu, bên cạnh việc duy trì dự án, chúng tôi còn trích ra một phần để mang các tác phẩm nghệ thuật thú vị đến với các mái ấm, nhà mở tại TP Hồ Chí Minh. Tại đây, sau phần biểu diễn miễn phí, tôi sẽ tìm kiếm và ươm mầm những diễn viên nhí cho sân khấu của mình.

Chúng tôi sẽ đến các tỉnh vùng sâu, vùng xa và vùng cao, những nơi ít có điều kiện tiếp cận các hoạt động nghệ thuật. Chúng tôi dự định sẽ xây dựng một hệ sinh thái gồm có biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, dạy kỹ năng sống và tiếng Anh dành cho tất cả các em nhỏ. Chúng tôi muốn thông qua lăng kính nghệ thuật giúp trẻ em mọi nơi sống nhân văn và yêu văn hóa Việt Nam hơn. Chỉ đơn giản vậy thôi chứ không mong điều gì to tát.

PV: Cùng với sân khấu cộng đồng đang dần được học sinh, phụ huynh tại TP Hồ Chí Minh đón nhận, được biết Hội làng Gióng là một hoạt động văn hóa cũng được anh đặt nhiều tâm huyết. Hoạt động này có điểm gì đặc biệt?

AL: Đây là điểm hẹn văn hóa được tôi và các đồng nghiệp dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để thực hiện nhằm tạo ra một không gian kết nối mọi người với nhau. Trong một không gian hoài cổ với cổng làng bằng tre, khách tham quan không chỉ được tìm hiểu, thưởng thức những món ăn thuần Việt ngày xưa mà còn được chơi những trò chơi dân gian quen thuộc như bịt mắt đập heo, nhảy bao bố, kéo co, ném lon, lò cò… hoặc thưởng thức cải lương, hát đối, tìm hiểu về áo dài và nhiều trang phục truyền thống khác. Tại đây, mọi người đặc biệt là các em nhỏ sẽ được trải nghiệm nhiều điều thú vị của văn hóa Việt.

PV: Điều hành một học viện nghệ thuật cho trẻ, vận hành một sân khấu cộng đồng cùng khá nhiều chương trình thiện nguyện, có bao giờ anh thấy quá sức không?

AL: Được làm điều mình yêu thích thì chưa bao giờ tôi thấy mệt mỏi, ngay cả lúc khó khăn nhất. Tôi chỉ mong lan tỏa được các dự án của mình đến người cần nó và kết nối được những trái tim có cùng tâm huyết để làm được nhiều điều ý nghĩa hơn.

Là dự án quan trọng nhất giai đoạn này nhưng sân khấu cộng đồng chưa là đích đến mà tôi còn đang ấp ủ một dự định lớn hơn. Đó là xây dựng một ngôi trường đặc biệt, nơi dạy thuần về văn hóa Việt Nam, những điều mới mẻ, thậm chí xa lạ với không ít trẻ em thành phố hiện nay. Ở đó, học sinh sẽ được tìm hiểu sâu về văn hóa, con người Việt Nam để tự hào và giữ gìn mỗi ngày. Ở đó, văn hóa Việt được dưỡng nuôi bằng những điều bình dị nhất như vun đắp tình yêu gia đình, tình yêu quê hương với phong tục tập quán đáng quý của người xưa.

Phát triển là quy luật, chúng ta không thể nào ngăn cản được. Nhưng khi phát triển nhiều quá mà bản thân của chúng ta, đặc biệt là người trẻ không có cốt cách thì rất dễ bị hòa tan, mất đi cái gọi là bản sắc. Vậy nên, những cái thuộc về văn hóa cần được dưỡng nuôi từ nhỏ và lâu dài để thế hệ trẻ thấu hiểu và tự hào với văn hóa của dân tộc mình.

PV: Xin cảm ơn anh!

Theo Mỹ Dung - Thời Nay/Nhandan

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Thuở hàn vi, nhà sử học, nhà văn Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780) “túi rỗng bếp lạnh”, “một đồng tiền cũng chẳng dính tay” có viết Bài văn trách ma nghèo tuyệt hay.

  • Được mệnh danh là nhà thờ lớn và đẹp nhất vùng Đông Bắc Việt Nam, nhà thờ Trà Cổ (TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) đã bị phá bỏ ngày 9/3/2017 để xây mới.

  • Thời gian qua, vấn đề dạy chữ Hán (tức mảng từ Việt Hán) trong nhà trường được báo chí đề cập nhiều lần và dư luận quan tâm.

  • Khi nhắc đến tranh chép hay công việc chép tranh, nhiều ý kiến khắt khe cho rằng, chính những bức tranh chép đã làm lũng đoạn thị trường hội họa và ảnh hưởng xấu đến nền mỹ thuật nước nhà.

  • Nhờ facebook, tôi mới biết ngày hôm qua là Ngày Hạnh phúc. Chợt bần thần nhớ lại những kỷ niệm về hạnh phúc, vào cái thời ở ta chưa có ngày nào được gọi là Ngày Hạnh phúc...

  • Chúng ta không im lặng, chúng ta phải lên tiếng trước những điều tồi tệ, vô nhân đạo, nhất là khi chúng liên quan đến những đứa trẻ ngây thơ chưa đủ nhận thức để tự bảo vệ mình. Nhưng...

  • Mạng xã hội đang ngày càng phổ biến trong đời sống và không chỉ là kênh kết nối chia sẻ, giao lưu giữa các cá nhân. Trên thực tế, mạng xã hội đang có những tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

  • Sức hút của “lễ hội hoa hồng” đang diễn ra ở Hà Nội có lẽ không ảnh hưởng đến những người làm văn nghệ. Họ đang quan tâm tới những thông tin xung quanh việc xét giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Hình như chưa đợt xét giải thưởng nào lại náo động như lần này.

  • Đó là những trăn trở của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tại buổi làm việc với Sở Văn hóa Thể thao, Sở Du lịch cùng giám đốc các bảo tàng trên địa bàn TP hôm 2.3.

  • Nhiều bức tường xám xịt, loang lổ nắng mưa trên các con hẻm, con đường Sài Gòn đang được các “họa sĩ đường phố” khoác lên những sắc màu mới.

  • Trong dịp tết vừa qua, tại TPHCM, sàn diễn cải lương khá heo hút. Ngoại trừ chương trình nghệ thuật Ba thế hệ về lại cội nguồn do NSƯT Kim Tử Long đứng ra thực hiện, có bán vé tại rạp Công Nhân vào ngày 6-2, cùng với vài buổi diễn của các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang ở cơ sở thì không còn nơi nào tổ chức.

  • Nhiều tác giả cám cảnh người đọc đìu hiu ở các khu trưng bày tác phẩm trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 tại TP HCM.

  • GS Đỗ Quang Hưng, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Tôn giáo - UBTƯMTTQ Việt Nam và TS Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đều cho rằng: "Lễ hội không có tội mà một bộ phận con người đã lợi dụng và làm hỏng nó đến mức này như một căn bệnh trầm kha khó chữa đã 15 năm nay".

  • Nhiều người trẻ cả tin, mê tín “cúng” tiền cho thầy bói để rồi lo âu, thấp thỏm...

  • VĨNH AN

    Trong bài viết trên báo Nhân dân số 2082, ngày 28/11/1959, ký tên Trần Lực, Bác Hồ đã phát động “Tết trồng cây”: “Chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày “Tết trồng cây”. Việc này ít tốn kém mà lợi ích rất nhiều”.

  • Văn Miếu - Quốc Tử Giám những ngày này gây sốt bởi di tích rêu phong được thay bằng màu xám trắng mới tinh. Mặc lời trấn an của những người có trách nhiệm, công chúng vẫn có quyền đặt câu hỏi.

  • “Tại sao trong lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển đô thị thì phần thua thiệt thường rơi về phía bảo tồn?”, TS khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu đặt câu hỏi trong Hội thảo quốc tế Việt Nam học ngày 15 - 16.12 tại Hà Nội.

  • Thiết chế văn hóa đang hàng ngày, hàng giờ đồng hành với đời sống nhân dân và là một phần không thể thiếu của xã hội. Có thể kể đến một số thiết chế văn hóa phổ biến ở đô thị nước ta như bảo tàng, thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim…

  • Sự biến mất của Hanoi Cinémathèque, một địa chỉ xem phim nghệ thuật đã có lịch sử gần 15 năm giữa lòng thành phố, đặt ra câu hỏi về sự thân thiện và nhạy cảm với văn hóa của các chính sách phát triển đô thị.