Chiều ngày 24/7, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên huế vừa tổ chức Buổi tưởng niệm – Tri ân các liệt sĩ, nhà thơ Ngô Kha và Trần Quang Long nhân kỷ niệm ngày Thương Binh liệt sĩ 27/7.
Nhạc sĩ Lê Phùng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT phát biểu tại buổi tưởng niệm
Trong phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên, trí thức ở Huế và các đô thị miền Nam, trong các thập niên 60, 70 của thế kỷ trước; thầy giáo, nhà thơ Ngô Kha đã xuất hiện như một vì sao nổi bật nhất, là ngọn cờ đầu trong phong trào bãi khóa, người khởi thảo các bản tuyên ngôn, tuyên chiến với chế độ Sài Gòn cũ. Đó là một con người hành động mãnh liệt sau bao tháng ngày bị ám ảnh về lẽ sống, về vận mệnh đất nước. Kẻ thù sau đó đã bắt và thủ tiêu ông vào đầu năm 1973, thân xác ông giờ hòa tan giữa cánh đồng An Cựu.
Nhà thơ Trần Quang Long nổi tiếng với bài thơ “Thưa mẹ trái tim” (1966), và tập thơ “Tiếng hát những người đi tới” (1967). Thơ của ông đã thúc giục sinh viên - học sinh vùng lên đấu tranh khắp các đường phố, giảng đường, và những đêm không ngủ. Tài năng đang độ sung mãn thì ông hy sinh tại rừng Tây Ninh năm 1968, sau một trận bom rơi trúng miệng hầm. Di sản ông để lại là tập bản thơ còn thấm máu của chính ông…
|
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung chuyển giao Bằng Giải thưởng cống hiến của Hội nhà văn Việt Nam cho đại diện gia đình Liệt sĩ- Nhà thơ Ngô Kha và Trần Quang Long |
Tại buổi lễ, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã trao quyết định của BCH Hội Nhà văn Việt Nam về việc truy tặng Giải cống hiến (đợt 1) cho các tác phẩm của 5 nhà thơ, nhà văn tại Thừa Thiên Huế gồm: Liệt sĩ, nhà thơ Ngô Kha với 2 tập thơ: Hoa cô độc, Ngụ ngôn của Người Đãng Trí; Liệt sĩ, nhà thơ Trần Quang Long với 2 tập thơ: Thưa mẹ trái tim, Vực thẳm và hy vọng; Nhà thơ Lê Văn Ngăn với 2 tập thơ: Vào một thời im bong, Viết dưới bóng quê nhà; Nhà lý luận phê bình văn học Trần Thanh Mại với các tác phẩm: Trong dòng sông vị, Hàn Mặc Tử, Tú Xương- con Người và thơ; Nhà lý luận phê bình Trần Thanh Đạm với các tác phẩm: Vấn đề giảng dạy theo thể lọaị, Tục ngữ và nguồn gốc văn chương.
Tại buổi lễ, đại diện gia đình Liệt sĩ- Nhà thơ Ngô Kha và Trần Quang Long đã đến dự và nhận Bằng Giải thưởng cống hiến của Hội nhà văn Việt Nam do Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung đã trực tiếp chuyển giao để gia đình hương khói, phụng thờ.
Phương Anh
Chiều ngày 11/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ tưởng niệm cố họa sĩ Đinh Cường. Đông đảo văn nghệ sĩ đã đến thắp nén nhang tưởng niệm người nghệ sĩ tài hoa này.
Chiều ngày 31/10, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Chi Hội Nhà văn Việt Nam tại Huế tổ chức buổi giới thiệu sách “Phan Duy Nhân - Thơ & Đời” (do NXB Đà Nẵng ấn hành), tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Tp Huế.
Ngày 29/10, tại thành phố Huế, đã diễn ra Hội nghị Nhóm chuyên gia về hành động mìn nhân đạo lần thứ ba trong khuôn khổ ADMM+ (FTX 2016), với sự tham gia của Đại diện 18 nước thành viên và Ban thư ký ASEAN.
Sáng 16/ 10, tại UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức họp báo về Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Chiều ngày 25/09, tại Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi triển lãm tranh “& Mưa” của họa sĩ Lê Văn Nhường.
Sáng ngày 18.9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TT Huế đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 ngày thành lập Hội ( 18.9.1945 – 19.8.2015) và đón nhận Huân chương Lao động hạng III của Chủ tịch nước
Chiều 18/9, Liên hiệp các Hội VHNT đã bế mạc trại sáng tác VHNT các vùng kinh đô Việt Nam xưa và nay – 2015 với chủ đề “Con người và văn hóa Huế” và công bố tác phẩm của trại viên.
Tối 17/9, tại Trung tâm Văn hóa TP Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình “Festival thơ Huế” với chủ đề “Thơ Huế 70 năm” chào mừng 70 năm thành lập Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh.
Chiều 15/9, Liên hiệp các Hội VHNT khai mạc không gian trưng bày các đồ án kiến trúc, công trình nghiên cứu văn nghệ dân gian, ấn phẩm của hội viên và Tạp chí Sông Hương nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập .
Chiều ngày 7/9. tại Viện Pháp tại Huế đã diễn ra khai mạc triển lãm với tên gọi Bên Trong của họa sĩ - nhà văn Lê minh Phong.
Chiều ngày 21/8, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Chiều 13/7, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi giới thiệu sách “Chân Linh kỳ bí” của tác giả Lương Duy Cường.
Chiều ngày 26/6, tại nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trang trọng tổ chức buổi lễ tưởng niệm giáo sư Trần Văn Khê.
Chiều 6.5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (Thành phố Huế), Tạp chí Sông Hương phối hợp với NXB Kim Đồng tổ chức chương trình giao lưu giới thiệu tập Huệ tím của nhà văn Hermann Hesse qua sự chuyển ngữ của dịch giả Thái Kim Lan.
Chiều 24/4, tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng (thành phố Huế) diễn ra khai mạc triển lãm “Chiến tranh trong nghệ thuật Lê Bá Đảng.” Với nhiều lối nghệ thuật tạo hình khác nhau như hội họa sơn dầu, điêu khắc gỗ, gốm, phế liệu trong chiến tranh… triển lãm đã giới thiệu tới công chúng hơn 70 tác phẩm.
Là một trong những đàn tế lớn của triều đình xưa, và lễ tế đàn Xã Tắc được xếp vào hàng đại tự ngang với đàn Nam Giao và được tổ chức tế lễ hai lần trong năm và chính Hoàng Đế đứng ra chủ trì buổi lễ mỗi ba năm một lần, đàn thờ Xã Thần – thần đất và Tắc Thần – thần ngũ cốc.
Chiều nay 9.3, tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng (15 Lê Lợi, TP.Huế), tỉnh Thừa Thiên-Huế đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm Họa sĩ Lê Bá Đảng.
Cố đô Huế - tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trên đôi bờ con sông Hương trong xanh, êm đềm, đẹp nhất thế giới. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh ác liệt, Cố đô Huế vẫn còn giữ được quần thể di tích lịch sử gồm thành quách, cung điện, lăng tẩm hiếm có ở vùng Đông Nam Á
Tối ngày 07/08, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Nhà thiếu nhi Huế tổ chức buổi giới thiệu sách “ Ký ức hoa cẩm chướng đỏ” của nhà thơ Phan Lệ Dung.
Nằm trong chương trình Phát triển không gian văn hóa, chiều ngày 20 tháng 9, tại nhà sách Phú Xuân, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Công ty văn hóa Phương Nam tổ chức giới thiệu ấn phẩm An lạc mùa chay – món chay dâng mẹ và Lễ trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó của tác giả Hồ Đắc Thiếu Anh.