Tứ thơ vụt bay lên từ đôi dải yếm

16:35 12/05/2009
NGUYỄN QUANG HÀTrong đời có những bài thơ người ta quên, mà chỉ nhớ một câu nằm lòng. Bởi đó là những câu thơ thực sự, những câu thơ thi sĩ. Từ xưa đến nay, đã có rất nhiều định nghĩa về thơ: Thơ là tiếng hát của trái tim; Thơ là hạt muối kết tinh của tình cảm; Thơ là phút giây rung động của tâm hồn... Nói chung, những định nghĩa ấy cho ta hiểu rằng ở đâu có được sự rung động của trái tim thì ở đó có thơ.

Trong dòng văn học dân gianViệt Nam, có những câu ca dao mà đề tài chỉ là cặp dải yếm của cô thôn nữ, thế mà cũng đủ rung động thành thơ.
Nếu tôi nhớ không lầm thì sự tích của cái yếm là thế này: một nàng cung nữ xinh đẹp, trong giấc ngủ quá say nồng, đã để lộ khuôn ngực trần của mình. Nhà vua đi qua, thấy vậy, thương quá, vua lấy tấm khăn tay bằng lụa đắp lên ngực người cung phi ấy, và rồi chẳng phải qua biến tấu gì lôi thôi, chỉ thêm hai cặp dải, một cặp đeo lên cổ, một cặp thắt qua lưng, thế là thành chiếc yếm.

Thời bây giờ chỉ còn thấy yếm trong thơ, trong tranh và trên sân khấu. Thiếu nữ bây giờ không mang yếm nữa, nhưng cách đây chừng nửa thế kỷ thì chiếc yếm là trang phục phổ biến của phụ nữ nông thôn. Chỉ có màu yếm là khác theo tuổi tác.
Màu yếm đỏ là màu dành cho các cô thiếu nữ:
            Có cô yếm thắm bỏ bùa cho sư
            Sư về sư ốm tương tư
            Ôëm lăn ốm lóc cho sự trọc đầu
           
                                    (ca dao)
            Yếm đào trễ xuống dưới nương ong
            Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm
                                                (Hồ Xuân Hương)
            Yếm hồng thôn nữ tươi đường lúa
            Chùa lợp ngàn hoa đại trắng tinh
                                                 (Anh Thơ)

Rõ ràng chiếc yếm đã có một thời rạng rỡ nhường bao! Nhớ lại trong hội làng thời ấy, các cô thôn nữ nhí nhảnh, khúc khích trên đường, cô nào cũng mang yếm đỏ, như một đàn bướm đỏ bay làm xao xuyến cả đất trời, làm xao xuyến cả hội làng.
Đó là những chiếc yếm. Phần hết sức nhỏ nhoi tưởng không đáng kể của những chiếc yếm là hai cặp dải yếm mỏng manh, thường khi mặc trong áo không hề lộ ra ngoài. Chỉ có thơ đụng vào cặp dải yếm đó, bỗng dưng cặp dải yếm hiện hình và tồn tại cùng thời gian.

Đầu tiên là lời tán tỉnh rất có lý:
            Thuyền anh mắc cạn lên đây
            Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền
Cái sự giao thoa của con thuyền và chiếc yếm ở đây là sợi dây kéo thuyền sợi dải yếm. Đấy là cái cớ của sự tán tỉnh, và ở đấy cũng bật lên tứ thơ. Tứ thơ tác giả dân gian tìm ra ở đây là sự có lý mà vô lý. Ai đã từng kéo thuyền trên sông, sẽ hiểu khi thuyền ngược gió, cánh buồm không còn tác dụng nữa. Những người trên thuyền, có khi bốn người, có khi năm người, móc sợi dây chạc vào thuyền, còn đầu kia năm người khoác dây lên vai kéo. Con thuyền nhích lên từng bước theo chân người kéo thuyền. Sợi dây kéo thuyền ấy dài ba bốn chục mét. Trong khi đó sợi dây dải yếm chỉ dài vài gang tay. Có được cái hợp lý, ta chấp nhận được và nó thành thơ, chính là sự rung động trong lòng về cái sợi dây dải yếm kia.

Cũng cùng sự phi lý hết sức ấy là câu ca dao này:
            Trời mưa trời gió kìn kìn
            Đắp đôi dải yếm hơn nghìn chăn bông
Dĩ nhiên trời gió mưa nhường ấy thì lạnh lắm. Khi lạnh là nghĩ ngay tới một cái gì để đắp. Cái để đắp ấy là những chiếc chăn. Đó là lẽ thường. Nhưng ở con người đang yêu say đắm này thì cái đắp lại là đôi dải yếm. Chăn thường rộng mấy mét, còn dải yếm chỉ rộng băâng hai ngón tay. Vậy cái để đắp ấm hơn nghìn chăn bông ấy là cái nóng rực của tình yêu.

Cũng chính tình yêu, cho nên cô gái bỗng vụt có niềm ao ước đến không cùng:
            Ước gì sông rộng một gang
            Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi
Lại cái dải yếm. Thế là cái dải yếm đã làm dây kéo thuyền, đã làm chăn để đắp, bây giờ dải yếm lại làm cầu. Đọc câu thơ mà cứ hình dung ra nàng thiếu nữ đang cởi chiếc yếm của mình ra, rồi hai tay cầm hai đầu dải yếm kéo căng ra đặt ngang con sông rộng chỉ một gang tay làm chiếc cầu màu đỏ vắt qua dòng sông xanh. Chiếc cầu đó chỉ có một tên gọi: chiếc cầu tình yêu. Và chiếc cầu ấy chỉ có một trên đời. Lãng mạn đến như thế là cùng. Ai được qua chiếc cầu ấy chắc chắn là hạnh phúc lắm.

Toàn là những chuyện không có thực trong đời. Nào là dải yếm làm dây kéo thuyền, nào là dải yếm làm chăn đắp, nào là dải yếm làm cầu. Toàn là sự phi lý cả. Nhưng lại rất được yêu thương. Chỉ có thơ mới chuyển tải được sự phi lý ấy, và buộc cho người ta phải chấp nhận sự phi lý. Không những thế, những câu thơ ấy còn được khen là rất thơ, là rất hay nữa.

Thế là từ cái thực "đôi dải yếm" vụt bay lên thành tứ thơ, khi nó được rung cảm thực sự của trái tim. Đúng như định nghĩa: Thơ là tiếng hát của trái tim vậy. Chỉ có cái tình, chỉ có tình yêu mới đủ sức biến hoá được như thế.
Trong thơ, có hai điều luôn luôn được chú ý, đó là cái thực và cái ảo. Cái thực chỉ làm cho người ta chấp nhận, nhưng cái ảo mới làm cho người ta rung động, và sự rung động ấy bỗng thành thơ.

Nhân nói về cái thực và cái ảo, tôi xin dẫn ra đây câu ca này:
            Khi đi bóng hãy còn dài
            Khi về bóng đã nghe ai bóng tròn
Cái bóng người ta đổ trên mặt đất. Như chúng ta biết bóng dài là khi mặt trời ở phía đông hay phía tây. Và bóng tròn khi mặt trời ở đỉnh đầu. Đó, cái thực của nó là vậy. Nhưng cái ảo ở đây thật là tình: "Bóng đã nghe ai bóng tròn". Hai chữ "nghe ai" đầy chất ghen tuông sao mà hay thế. Nếu không có hai chữ "nghe ai", chắc chắn câu ca dao chả thành thơ, và chả ai thèm nhớ. Chữ nghĩa, hình ảnh đã thành thơ là thế.

Vẫn nói về chiếc yếm, còn có 4 câu ca dao rất hay:
            Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím
            Em có chồng rồi trả yếm cho anh
            Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh
            Yếm em em mặc, yếm chi anh anh đòi

Cô gái đáng khen là rất sòng phẳng: "trả yếm cho anh", chàng trai càng cao thượng: "yếm chi anh anh đòi". Tình yêu choáng ngợp để họ yêu thương nhau mãi mãi. Để bạn đọc tự hiểu, xin không có lời bình nào nữa.
"Đôi dải yếm", cái thứ tượng vặt vãnh không đáng kể ấy mà bỗng vụt thành tứ thơ.
Thật đơn giản, thơ là vậy.

N.Q.H
(171/05-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÊ GIA NINHNgày 10 tháng 10 năm 1955, Hà Nội, thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bừng lên niềm vui, ngập trong cờ, hoa và nắng thu. Những chàng trai ngày “ra đi đầu không ngoảnh lại”, trải qua cuộc trường chinh ba ngàn ngày trở về trong niềm vui hân hoan và những dòng “nước mắt dành khi gặp mặt” (Nam Hà).

  • THANH TÙNGChống tham nhũng, đục khoét dân lành không chỉ là công việc của nhà chức trách mà còn ở tất cả mọi người dù ở chế độ xã hội nào. Các thi sĩ không chỉ làm thơ ca ngợi cuộc sống tình yêu, đất nước con người mà còn dùng ngọn bút thông qua nước thi phẩm của mình để lên án, vạch mặt bọn quan tham này.

  • NGÔ ĐỨC TIẾNTrong lịch sử các nhà khoa bảng ở Việt , ít có gia đình nào cả ba ông cháu, cha con đều đỗ Trạng nguyên. Đó là gia đình Trạng nguyên Hồ Tông Thốc ở Kẻ Cuồi, Tam Công, Thọ Thành, Yên Thành, Nghệ An.

  • PHẠM XUÂN NGUYÊN1. Trước hết ta phải bàn với nhau về chữ hay, tức thế nào là một tác phẩm hay. Bởi cái hay không bất biến trong không gian và thời gian, nó vận động và biến đổi tùy theo hoàn cảnh, với những tiêu chí cụ thể khác nhau.

  • TRẦN HUYỀN SÂMRuồng bỏ - Disgrace (1) là một cuốn tiểu thuyết mang phong cách giản dị. Nhưng đó là sự giản dị của một bậc thầy về thể loại roman. Giới lý luận văn học và các chính trị gia phương Tây (2) đã đặt ra những câu hỏi có tính hoài nghi. Điều gì ở cuốn sách có độ trang khiêm tốn này đã mang lại giải Nobel cho Coetzee: Vấn đề kỹ thuật tiểu thuyết, nỗi điếm nhục về nhân cách con người, hay là bi kịch lịch sử hậu Apartheid?

  • NGUYỄN THÀNHLịch sử phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX đánh dấu bởi nhiều khuynh hướng phê bình hiện đại: phê bình ấn tượng, phê bình phân tâm học, phê bình xã hội học, phê bình mác xít, phê bình thi pháp học...

  • TRẦN LỘC HÙNG“NỒI HƠI NGUYÊN TỬ” NGĂN NGỪA THẾ CHIẾN THỨ BAChuyện kể rằng sau cuộc thử nghiệm thành công của trái bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1949, cha đẻ của nó - Igor Vaxilevich Kurchatov - đã khóc nức nở.

  • HÀ VĂN THỊNHSố 7 là một con số huyền thoại. Nếu như tính xuất xứ xa nhất, công đầu về việc “tìm ra” số 7, thuộc về người Ai Cập, cách nay ít nhất 5.000 năm. Khi hiểu được rõ ràng việc con sông Nil chia làm 7 nhánh trước lúc đổ ra Địa Trung Hải, người Ai Cập vận “lý” để tin là nó nhất định phải hàm chứa nghĩa bí ẩn nào đó phản ánh cái “tư tưởng” triết lý của Đấng Tạo hóa.

  • TRẦN VIẾT THIỆNNăm 1987, người ta từ ngạc nhiên, ngỡ ngàng đến sững sờ trước sự trình làng của một cây bút đã vào độ tứ tuần. Tuổi bốn mươi lại là thời kỳ son sắt nhất của cây bút này, nói theo quan niệm của ông: “Đời viết văn cũng giống như đời người đàn bà”.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO - NGUYỄN ĐỨC TÙNG(Trích)...

  • TRẦN NGỌC CƯChúng ta thường nghĩ rằng ở trong mỗi tâm hồn Việt Nam đều có một thi sĩ, hay nói thế khác, người Việt Nam sinh ra và lớn lên trong bầu khí văn hoá ra-ngõ-gặp-thi-nhân. Đầu đời là những câu ca dao mẹ hát ru con, cuối đời là câu kinh tiếng kệ, những lời nguyện cầu, đều là thơ cả.

  • PHẠM TUẤN ANHSau 1975, văn xuôi đóng vai trò chủ đạo trong vận động đổi mới của văn học Việt Nam. Vai trò cách tân của văn xuôi đã được khẳng định đồng thời với vị thế mới của cái hài. Cái hài, với tiếng cười hài hước (humor) phồn thực đã góp phần quan trọng trong quá trình giải thể ý thức “quần thể chính trị”, để văn học thoát khỏi cục diện nhất thể của cái cao cả, sáp tới cuộc sống muôn màu với những giá trị thẩm mĩ đa dạng.

  • TUẤN ANH“Ở đâu bản năng nghèo nàn, nhân cách cũng nghèo nàn” (Jean Lacroix)

  • NGUYỄN THẾNhững năm gần đây, vấn đề nghiên cứu về Truyện Kiều đã được các học giả Việt trong và ngoài nước quan tâm. Nhiều cuộc trao đổi, thảo luận về Truyện Kiều được đưa ra trong các cuộc hội thảo chuyên ngành về ngôn ngữ, văn học và trên diễn đàn báo chí, Internet...

  • NGUYỄN VĂN HẠNHI. Có những quan niệm khác nhau về bản chất, chức năng của văn chương, và có những cách thức khác nhau trong sáng tạo và khám phá văn chương, tuỳ theo hoàn cảnh, mục đích, trình độ, khuynh hướng nhận thức và hoạt động của con người trong lĩnh vực này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ(Nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam 1957-2007)

  • TÔN ÁI NHÂNThật ra, những điều mà nhà văn, Đại tá Tôn Ái Nhân nêu ra dưới đây không hoàn toàn mới so với “búa rìu dư luận” từng giáng xuống đầu các nhà văn đương đại. Và, bản thân chúng tôi cũng không hoàn toàn đồng tình với tất thảy những sự kiện (kể cả những vấn đề nhạy cảm) mà ông đã “diễn đạt” trong 14 trang bản thảo gửi tới Tòa soạn. Chính vì vậy, chúng tôi đã xin phép được cắt đi gần nửa dung lượng, để “THẤT TRẢM SỚ” NHÀ VĂN đến với bạn đọc một cách nhẹ nhàng hơn. Nhân đây cũng muốn gửi tới tác giả lời xin lỗi chân thành, nếu như lưỡi kéo của Sông Hương hơi “ngọt”.

  • NUNO JÚDICENhà thơ, nhà phê bình văn học Nuno Júdice (sinh 1949) là người gốc xứ Bồ Đào Nha. Ông có mối quan tâm đặc biệt đối với văn học hiên đại của Bồ Đào Nha và văn học thời Trung cổ của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Là tác giả của khoảng 15 tuyển tập thơ và đã từng được trao tặng nhiều giải thưởng trong nước, ông cũng đồng thời là dịch giả và giảng viên đại học. Từ năm 1996, ông sáng lập và điều hành tạp chí thơ “Tabacaria” ở Lisbonne.

  • NGUYỄN VĂN DÂNNgười ta cho rằng tiểu thuyết có mầm mống từ thời cổ đại, với cuốn tiểu thuyết Satyricon của nhà văn La Mã Petronius Arbiter (thế kỷ I sau CN), và cuốn tiểu thuyết Biến dạng hay Con lừa vàng cũng của một nhà văn La Mã tên là Apuleius (thế kỷ II sau CN).

  • HẢI TRUNGSông chảy vào lòng nên Huế rất sâuBản hùng ca của dãy Trường Sơn đã phổ những nốt dịu dàng vào lòng Huế, Hương Giang trở thành một báu vật muôn đời mà tạo hóa đã kịp ban phát cho con người vùng đất này. Chính dòng Hương đã cưu mang vóc dáng và hình hài xứ Huế. Con sông này là lý do để tồn tại một đô thị từ Thuận Hóa đến Phú Xuân và sau này là Kinh đô Huế, hình thành phát triển đã qua 700 năm lịch sử.