Đây là phiên chợ độc đáo của xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, ít nơi nào có được. Nói là chợ phiên Quảng Ngạn nhưng chợ thu hút rất đông người dân của các xã lân cận như Điền Hải, Quảng Công vượt sóng nước Tam Giang về đây tụ hội. Chợ chỉ diễn ra trong 3 ngày, từ mồng một đến mồng ba Tết Nguyên Đán, rồi tan và chờ đến dịp này năm sau mới họp lại.
Sáng sớm tinh mơ, người dân vùng ven phá Tam Giang đem theo hàng hóa là những sản vật nông nghiệp, ngư nghiệp ra chợ bán. Có mặt trong buổi chợ, ông Nguyễn Khôi, một người dân ở đây giải thích: Phiên chợ ngày Tết ở xã Quảng Ngạn khác ngày thường ở chỗ, người bán không nói thách, người mua cũng không mặc cả vì mục đích của cả người bán lẫn người mua đều cầu tài, cầu lộc cho đầu năm mới, mua may, bán may, mưa thuận, gió hoà, đón một năm mới an lành.
Theo quan sát, có lẽ thu hút nhất là mặt hàng trầu cau; bởi theo suy nghĩ của nhiều người, đầu năm đi chợ mua lá trầu là mua cái lộc đầu Xuân. Đi khắp chợ, người ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bà mẹ, bà mệ vừa bỏm bẻm nhai trầu vừa mời khách. Chẳng vậy mà, khắp các vùng quê ở Huế, vào ngày Tết nếu nhỡ không may con cái trong nhà đi chợ mà quên mua cau trầu thì những người già không khỏi buồn lòng. Cau trầu ở Huế được bán theo mớ, cứ 20.000 đồng cho 5 quả cau kèm theo 5 lá trầu đã được quệt vôi. Chị em nội trợ khi cầm giỏ đi chợ ai ai cũng nhắc nhau nhớ phải mua một vài quả cau, dăm miếng trầu.
Tục nhai cau trầu ở cố đô có từ bao đời nay, trong cúng giỗ, miếng cau miếng trầu là lễ vật dâng lên người đã khuất, trong cưới hỏi những quả cau tròn có dán hai chữ "song hỷ" là sính vật chứng dám tình yêu. Và ngày Tết về "miếng cau, miếng trầu là đầu câu chuyện" của biết bao cuộc hàn huyên đầu xuân. Hàng bán đồ chơi cũng là nơi thu hút trẻ em tập trung rất đông, cố chen lấn để chọn cho mình món đồ chơi ưng ý trong ngày đầu năm mới. Không khí chợ phiên Quảng Ngạn vui như hội. Người người đi chợ đều ăn mặc đẹp, gặp nhau chào hỏi râm ran, và không quên gửi cho nhau vài câu chúc Tết an lành, năm mới phát tài.
Ông Hồ Quang Minh, Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền giải thích: Chợ phiên Quảng Ngạn thường họp rất sớm, bắt đầu từ 5-6 giờ sáng và kết thúc khoảng 10 giờ; và lặp lại như vậy trong 3 ngày Tết. Người bán đến với phiên chợ đầu năm muốn tìm cho mình được chỗ ngồi đẹp, còn người mua thì ai cũng muốn tìm mua cho mình được những món hàng tươi và nhanh chóng được ra về để đi thăm và chúc tết bà con làng xóm. Đây là phiên chợ có đủ các lứa tuổi tham gia, từ các cụ già, đến các bậc trung niên, các cặp nam thanh nữ tú và các cháu thiếu nhi đều tìm đến với ngôi chợ này, trở thành nét đẹp văn hóa đầu năm mới ở một vùng quê sông nước.
(Theo Tin tức)
Rạng sáng 17/3, tại đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP Huế), Trung tâm Bảo tồn di tích (BTDT) Cố đô Huế tổ chức lễ tế Xã Tắc năm 2023 cầu Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm.
Chiều ngày 15/3, tại Viện Pháp tại Huế đã diễn ra triển lãm “Dòng chảy” do Viện Pháp tại Huế phối hợp với Khoa Mỹ thuật tạo hình – Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế tổ chức. Tham dự triển lãm có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ.
Chiều ngày 14/3, tại TP Huế, Thành ủy Huế kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức Hội thảo “ Bảo tồn, phát huy phong tục tập quán và hệ giá trị văn hóa, con người Huế.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành kế hoạch về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng 12/3, tại nhà thờ họ Đặng làng Thanh Lương (phường Hương Xuân, Hương Trà, Thừa Thiên Huế) đã diễn ra Lễ dâng hương tưởng niệm cụ Đặng Huy Trứ - ông tổ nghề Nhiếp ảnh.
Chiều ngày 8/3 tại Lan Viên Cố Tích – Bảo tàng Gốm Cổ Sông Hương (120 Nguyễn Phúc Nguyên, TP. Huế) đã diễn ra buổi khai mạc triển lãm ảnh “Trịnh Công Sơn – Lần đầu gặp lại”.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa có thông báo sẽ miễn vé tham quan cho nữ du khách mặc áo dài truyền thống đến tham quan di tích vào Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
Sáng ngày 03/3, tại phố đêm Hoàng thành Huế, Ban thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc “Ngày hội áo dài và lễ hội ẩm thực Huế năm 2023”.
UBND thành phố Huế vừa có kế hoạch tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 9 năm 2023 với chủ đề “Tinh hoa Nghề Việt”. Đây là sự kiện lớn để thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế gìn giữ và phát huy giá trị nghề truyền thống; tăng cường quảng bá, kích cầu du lịch; nâng tầm hình ảnh và vị thế của Huế.
Hướng đến kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 – 8/3/2023), Trung ương Hội Liện hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động “Tuần lễ Áo dài” trên toàn quốc.
Chiều ngày 28/02, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức cuộc thi phát động cuộc thi thơ với chủ đề “Thơ Huế 2023”.
Ngày 24/02, Ban tổ chức Hội Nhà Báo tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành công văn hướng dẫn về việc tuyển chọn tác phẩm báo chí xuất sắc Dự Giải Báo chí Hải Triều lần thứ IV – Năm 2023
Sáng ngày 20.02.2023, tại nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Trường Đại học Nghệ thuật Huế tổ chức khai mạc Trại sáng tác “Mỹ thuật và Di sản” lần 2.
Chiều ngày 12/3/2023, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế kết hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Đời thơ tôi” của tác giả Nguyễn Đắc Xuân.
Trong khuôn khổ Festival thơ 2023, tối 6/2 Liên hiệp các Hội VHNt tỉnh tổ đêm thơ với chủ đề “Sắc Huế mùa xuân”.
Tối ngày 05/02 (Rằm tháng giêng năm Quý Mão), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình Festival Thơ Huế 2023 với chủ đề “Hương Giang – Dòng sông Di sản". Tham dự chương trình có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng đông đảo văn nghệ sĩ Huế và bạn yêu thơ.
Tối ngày 4/2 (14 tháng Giêng năm Quý Mão), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu Quý Mão – 2023 với chủ đề “ Nhịp điệu mới” tại 01 Phan Bội Châu - TP Huế.
Sáng 4/2 (14 Tháng Giêng năm Quý Mão), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nhà văn TT Huế tổ chức Viếng mộ Thi Nhân ở Huế.
Sáng 2/2/2023, Lễ hội Cầu ngư năm 2023 được tổ chức tại đình làng văn hoá Thai Dương, phường Thuận An, thành phố Huế.