Tỳ kheo THÍCH CHƠN THIỆN
Theo Spaulding - The “New Rationlism”, New York, Henry Holt and Conpany, 1918, pp. 106 - 107 -, Aristotle nêu lên ba nguyên lý cơ bản của tư duy:
Ảnh: internet
1. Nguyên lý đồng nhất (Principle of Identity): Một vật gọi là (A), thì luôn luôn phải là (A). Nếu tên gọi thay đổi từng lúc thì tư duy không thể vận hành được.
2. Nguyên lý cấm mâu thuẫn (Principle of Non-contradiction): Một vật có thể khi này được gọi là (A) thì có thể gọi là (A) hoặc khác (A). Nếu nó thường được thay đổi tên gọi, thì tư duy con người không thể hoạt động.
3. Nguyên lý triệt tam (Principle of Excluded middle): Một vật có thể khi này được gọi là (A), và khi khác được gọi là (B), nhưng không được vừa (A) vừa (B). Nếu nó là vừa (A) vừa (B) thì tư duy con người cũng không thể vận hành được.
Ba nguyên lý trên được thiết lập để tư duy có thể vận hành. Ba nguyên lý ấy giả định rằng mọi hiện hữu đều có một ngã tính (nature) cố định, bất biến. Trên thực tế, trong thực tại cuộc đời thì mọi hiện hữu đều trôi chảy theo từng sát-na (chớp mắt, tương đương với 1/16 giây) như biện chứng đã nói, như giáo lý nhà Phật đã nói “vô thường” và như Héraclite đã tuyên bố “bạn không thể đặt chân hai lần vào cùng một dòng nước”. Đấy là sự khác biệt giữa tư duy và thực tại. Đấy là một khoảng cách lớn giữa tư duy và thực tại, không bao giờ có thể được lấp đầy. Đấy cũng là sự khác biệt về sự sống với thực tại - như sống với người yêu - và tư duy về thực tại - như nói về người yêu.
Chính tư duy của con người đặt để giá trị cho mọi hiện hữu và sống với giá trị đó, mà không phải sống với các giá trị thật của thực tại. Chính tư duy hữu ngã ấy của con người đi vào đời sống và thiết lập trật tự các sự vật. Nói đến trật tự là nói đến thời gian đường thẳng, có trước có sau và có trước nhất (đầu tiên): đây, tư duy hữu ngã, là tác giả của nguyên nhân đầu tiên của thế giới, vũ trụ. Nó sản sinh ra ý niệm về nguyên nhân đầu tiên. Thực tại thì không có nguyên nhân đầu tiên; nó là hiện hữu của tương quan trùng trùng.
Tư duy là một phần tố của con người, mà không phải con người toàn diện (tư duy, tình cảm, ý chí, trực giác…); nó là một phần tố của sự sống, mà không phải là sự sống thật, sự sống toàn thể. Chính tư duy này thao túng toàn bộ văn hóa con người: nó thiết lập văn hóa hữu ngã, ý niệm hữu ngã, gây ra các mâu thuẫn, đấu tranh, chiến tranh, phá vỡ sự yên bình, thanh bình của thực tại. Đã đến lúc, đầu thế kỷ XXI này, con người cần bình tĩnh xét lại vai trò của tư duy hữu ngã, giá trị của tư duy hữu ngã, mà hướng về một tư duy phản tỉnh (tư duy vô ngã) để hình thành một văn hóa của thực tại như thật. Nếu không thì giữa tư duy (nói về) và thực tại (sống với) bóng tối luôn rơi đầy!
T.C.T
(SH288/02-13)
PHẠM PHÚ PHONG
Những trang sách này thể hiện nỗ lực nhìn và làm cho nhìn thấy Con người sẽ như thế nào và đòi hỏi điều gì, nếu ta đặt Con người vào khung cảnh của những hiện tượng bề ngoài, một cách toàn diện và triệt để. (Pierre Teilhard de Chardin).
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Chúng ta đi tìm trong thơ tiếng nói của chính mình. Chúng ta nói trong những ước thúc chặt chẽ của ngôn ngữ và âm nhạc. Chúng ta nói chúng một cách tự do.
PHẠM TUẤN VŨ
Trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du, địa danh không chỉ xuất hiện với số lượng lớn, tần số cao, mật độ đồng đều mà còn đem lại nhiều giá trị thẩm mĩ quan trọng.
NGUYỄN HỒNG DŨNG
Tiểu thuyết theo xu hướng hậu hiện đại đã đặt ra nhiều vấn đề mới đối với các nhà nghiên cứu - phê bình văn học Việt Nam, buộc họ phải có những cách thức nhìn nhận, soi xét từ những hướng nghiên cứu chưa có tiền lệ.
ĐỖ QUYÊN
Chè ngon, nước chát xin mời
Nước non non nước, nghĩa người chớ quên.
(Ca dao)
KHẾ IÊM
Lâu nay, thơ Tân hình thức ít khi nhận được những góp ý rõ ràng, thẳng thắn, để mở ra những thảo luận, làm sáng tỏ thắc mắc của bạn đọc.
PHẠM TẤN XUÂN CAO
“Mọi câu chuyện vĩ đại, về cơ bản, là một sự phản tư lên chính nó chứ không phải là một sự phản tư về thực tại.”
Raymond Federman
“Đối tượng mỹ học thuộc về cái tinh thần nhưng lại có cơ sở của nó ở trong cái có thực”
Roman Ingarden
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Ngôn ngữ thơ ca thức dậy mỗi ngày. Ngôn ngữ ấy nuôi dưỡng tình yêu của con người đối với thiên nhiên, sự hiểu biết và nối kết của họ, và một khả năng như thế có thể mạnh hơn những tàn phá đang xảy ra.
ĐẶNG ANH ĐÀO
Đã từng có một cô gái Huế trong thơ, có lẽ không một địa phương nào, đặc biệt là chốn đô thị kinh kỳ nào lại có thể in hình người phụ nữ của mình vào thơ đậm đến thế.
NGUYỄN VĂN HÙNG
Từ biểu tượng văn hóa, chó đã trở thành đề tài, cảm hứng trong nhiều loại hình nghệ thuật. Đặc biệt, trong lĩnh vực văn học, với sự thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc về thế giới loài vật, các nhà văn đã sáng tạo nên những hình tượng đặc sắc, vừa quen thuộc, gần gũi, vừa mới lạ, độc đáo.
JANE CIABATTARI
Lần đầu tiên đọc tác phẩm của Jorge Luis Borges cũng giống như khi chúng ta phát hiện ra một mẫu tự mới trong bảng chữ cái hay một nốt nhạc mới trên âm giai vậy.
LÊ TỪ HIỂN
1. Ngôi sao mai lạc nẻo mưa giăng
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Cuộc sống khả hữu luôn thử thách tôi và bạn trong bất kỳ tồn tại không gian và thời gian nào. Dĩ nhiên, suy nghĩ vậy sẽ cản trở sự vượt qua giới hạn cần phải có của bản thân.
MỘC MIÊN
Là người đến với văn chương khá muộn nhưng chỉ với một tác phẩm tiểu thuyết và một tập truyện ngắn, tác giả Lê Thanh Kỳ cũng đã ghi dấu ấn đáng chú ý đối với nền văn xuôi Việt Nam đương đại.
PHẠM TUẤN VŨ
Tính đa nghĩa của tác phẩm văn học không phải là vấn đề mới mẻ. Từ xưa, cổ nhân đã nói đến vấn đề “ý tại ngôn ngoại, huyền ngoại chi âm, cam dư chi vị 意在言外, 玄外之音, 甘餘之味” (ý ở ngoài lời, âm thanh ở ngoài tiếng đàn, mùi ở ngoài vị ngọt), “ngôn tận ý bất tận” 言盡意不盡 (lời cạn ý không cạn) của văn chương, nhất là thơ ca.
Rebecca Solnit (1961) hiện sống tại San Francisco, California, là nhà phê bình, tác giả của 16 cuốn sách thuộc nhiều lĩnh vực như môi trường, chính trị, nghệ thuật.
BÙI THANH TRUYỀN
1.
Ngay từ khi mới ra đời, thiên tiểu thuyết dày 800 trang Tuổi thơ dữ dội 1 đã gây tiếng vang lớn. Đây là kết quả của 20 năm lao động miệt mài của Phùng Quán trong nỗ lực phi thường vượt thoát những nghịch cảnh đời riêng để một lòng với lí tưởng sống và viết.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Thật vui mừng và ngạc nhiên, khi vừa chưa tròn năm trước, đọc tập thơ đầu tay của Trần Lê Khánh Lục bát múa (Nxb. Hội Nhà văn 2016), nay lại được cầm trên tay tập thứ hai Dòng sông không vội (Nxb. Hội Nhà văn, quý III, 2017).
KHẾ IÊM
(Kỳ cuối)
VIII. Nhà thơ William Carlos Williams
Phản ứng với Ezra Pound và T. S. Eliot, nhà thơ William Carlos Williams ngược lại, sáng tác loại thơ, ai cũng có thể hiểu được.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Thân phận con người có được “hiểu thêm” qua lăng kính lịch sử, được hướng dẫn tư duy phán đoán để ứng phó với cuộc sống thường nhật hay những biến thiên của thời đại?