Từ chất liệu tri thức tới văn hóa

15:09 14/06/2019

Gắn bó với người Việt hàng nghìn năm nay, giấy dó từ một chất liệu của tri thức đã bước vào lĩnh vực tạo hình, trở thành chất liệu của văn hóa. Tuy nhiên, trong đời sống ngày nay, phải có sự cải tiến để giấy dó phục vụ tốt hơn nhu cầu của con người hiện đại.

Được sử dụng nhiều, sản xuất giấy dó mới có thể phát triển - Ảnh: Ng. Phương

Thăng trầm giấy dó

“Nhịp chày Yên Thái” đã đi vào ca dao, cùng tên những địa danh, làng cổ liên quan đến nghề giấy của Hà Nội cho thấy phần nào sự phát triển của sản xuất giấy dó xưa. Theo ghi chép sử trong và ngoài nước, từ thế kỷ III, nước ta đã có nghề làm giấy, từ thời Lý có làng Dịch Vọng chuyên nghề làm giấy, sau đó, sản xuất giấy dó được mở rộng và sản phẩm làm ra ngày càng đạt đến độ tinh tế, cầu kỳ. Nhưng hiện nay có nhiều loại giấy thay thế nên giấy dó ít được sử dụng trong đời sống, sản xuất bị thu gọn, mai một. Giấy sắc phong có giá trị và được người Nhật đánh giá cao, có độ bền dai nhất thế giới, lưu trữ được 600 - 700 năm trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta, nhưng thông tin về giấy này nhiều người không biết và cũng không còn được sản xuất. Các loại giấy dó khác trong tình trạng tương tự.

Ông Lại Phú Thạch, đại diện dòng họ Lại, Nghĩa Đô có nghề làm giấy sắc phong, cho biết, sản phẩm đã ngừng sản xuất từ năm 1944. Kỹ thuật làm giấy vẫn được lưu giữ, nhưng trước kia cả dòng họ làm giấy, giờ chỉ còn mình ông, và có sản xuất ra cũng không bán được. Còn theo ông Nguyễn Phương Khánh, đại diện Ban quản lý Di tích Lịch sử Đông Xã, Phường Bưởi, cho biết, ngày xưa, nghề giấy có từ Hạ Yên Quyết, đến làng Hồ Khẩu, rồi Đông Xã, Yên Thái, Nghĩa Đô... Từ một vùng làm giấy phát triển cung cấp cho các vùng khác từ miền Bắc đến miền Trung, đến những năm 1980, nghề mai một rồi gần như mất hẳn, bởi không có thị trường.

May thay, hiện nay, nhiều họa sĩ sáng tác trên mặt giấy dó, nhờ đó loại giấy truyền thống này tiếp tục được sản xuất, sau thời gian tưởng chừng như mất hẳn. “Hơn 20 năm trước, tôi muốn tìm giấy tốt để vẽ tranh dân gian, tranh thờ, tranh treo Tết, nhưng nghề giấy dó chẳng có ai làm, chỉ còn giấy bản. Những năm sau đó, chất liệu này được ứng dụng nhiều trong hội họa, rất may các cơ sở làm giấy dó mới seo được các loại giấy khổ lớn phục vụ họa sĩ, từ đó tôi quay lại dùng giấy dó để vẽ tranh. Những năm gần đây, khách đến đặt vẽ tranh đều hỏi là làm trên giấy gì, tôi tự hào nói là làm trên giấy dó” - nghệ nhân tranh Hàng Trống Lê Đình Nghiên chia sẻ. Từng dùng nhiều loại giấy khác nhau, ông Nghiên thấy rằng, dó có nhiều ưu điểm hơn. Thời điểm không có giấy dó, ông vẽ tranh trên giấy in báo, nhưng khi mang ra nước ngoài, khí hậu châu Âu và Mỹ khô hanh, tranh treo bị “cong như bánh đa”, khác hẳn tranh vẽ trên dó.

Tăng giá trị để giữ nghề giấy

 Theo họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức, đã đến lúc, ngành giấy dó cần có sự vào cuộc của nhà khoa học, người làm nghệ thuật. Người làm nghệ thuật tạo ra nhu cầu, khôi phục sản xuất giấy dó; nhà khoa học nghiên cứu tạo ra công nghệ sản xuất hiện đại để dó chinh phục nhiều người. Trước đây ngoài vẽ tranh dân gian, các cụ còn làm đèn từ giấy dó, vẽ trên giấy dó rồi ép trên kính, đồ chơi... Hiện nay việc sử dụng dó hạn chế hơn, chủ yếu vẽ và viết. Giấy dó cũng không đa dạng, chất lượng giảm dù kỹ thuật như xưa, đó là điều cần suy nghĩ!

Tồn tại cùng chiều dài lịch sử dân tộc, giấy dó là “chất liệu tri thức” - nơi lưu trữ những ghi chép, tài liệu in ấn, rồi tranh dân gian, tạo nên những đèn lồng nhiều màu sắc... Khả năng của giấy dó vẫn đang tiếp tục được khai phá. Trong hội họa, trước đó giấy dó chỉ được coi như một chất liệu chuyển tiếp, dùng để ký họa, ghi chép tài liệu, thì nay được coi là chất liệu của sáng tạo, để bề mặt giấy trở thành bức tranh, mang lại hiệu ứng thị giác. Theo họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức: Giấy dó đầy đủ và có nhiều tố chất mà các loại giấy khác không có. Nó là chất liệu mà về giá trị thẩm mỹ và ứng dụng trong nghệ thuật thuận lợi, được nhiều họa sĩ ưa thích. Khách hàng cũng thích tranh giấy dó, phóng túng, dung dị, mộc mạc hơn tranh lụa. Mỹ thuật ứng dụng bằng chất liệu giấy dó hiện nay tương đối phổ biến.

Từng vẽ sơn mài, lụa, màu nước... và có duyên với giấy dó, họa sĩ Lý Trực Sơn, một trong những họa sĩ đầu tiên sáng tác trên giấy dó như một chất liệu nghệ thuật và có triển lãm giấy dó đầu tiên vào những năm 1980 cho rằng, giấy dó có nhiều tính năng để làm hội họa, nhưng chúng ta chưa khai thác hết, như có của quý trong nhà mà chưa biết cách sử dụng. “Khi vẽ trên giấy thì không có độ thấm màu như trên dó, từ đó tôi tìm ra kỹ thuật để đi theo hướng đó. Khả năng tự nhiên của chất liệu đã gợi ý cho nghệ sĩ cách làm”.

Họa sĩ Lý Trực Sơn cho rằng, nếu quảng bá rộng rãi để có thêm nhiều họa sĩ, không chỉ ở Việt Nam, mà cả các nước khác cũng thích vẽ giấy dó, thì sẽ có thêm nguồn tiêu thụ và phát triển nghề giấy truyền thống. Nghệ thuật phát triển, làng nghề có thể tồn tại. Mặt khác, cần có sự tương tác với làng nghề, có sự tham gia của các nhà khoa học. Cách làm dó cắt bớt công đoạn để giảm giá thành như hiện nay gây thiệt hại cho làng nghề. Cần cải tiến quy trình để tốn ít nguyên liệu, bảo vệ môi trường nhưng giấy dó có giá trị cao, được nhiều người ưa thích và ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống đương đại.

Theo Ngọc Phương - ĐBND
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Năm 2020 đánh dấu những bước chuyển mình đáng nhớ đối với nhiều loại hình nghệ thuật. Sự phối kết giữa những môn nghệ thuật tưởng chừng không hề “ăn nhập” với nhau lại tạo ra nhiều bất ngờ.

  • Bộ sách Lục tỉnh cầm ca (NXB Văn hóa - Văn nghệ) cũng là tên của một nhóm bạn trẻ, đã tái hiện nguồn tư liệu về các loại hình diễn xướng của Nam bộ, xứng đáng trở thành câu trả lời cho câu hỏi: Giới trẻ ngày nay có còn quan tâm đến nghệ thuật truyền thống hay không?

  • Bạo lực học đường - một vấn đề tưởng chừng rất cũ nhưng lại luôn mới, bởi ngày nào chúng ta chưa tìm ra cách xử lý căn cơ, tận gốc rễ của vấn đề thì ngày ấy, nó vẫn còn là một nỗi nhức nhối của ngành giáo dục và của cả cộng đồng.

  • Năm 2020 ghi nhận nhiều diễn biến thiên tai rất bất thường, cực đoan, xảy ra trên nhiều vùng, miền của cả nước. Tính từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 16 loại hình thiên tai; trong đó có 13 cơn bão trên Biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố. Đỉnh điểm là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6 đến 22-10 đã gây thiệt hại lớn tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển cũng xảy ra trên diện rộng tại đồng bằng sông Cửu Long.

  • Cho đến nay, đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu, giải pháp phong tỏa kiểm soát lây lan dịch bệnh trong cộng đồng được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia, đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tinh thần của người dân, đặc biệt là các cộng đồng yếu thế nhiều nơi trên thế giới.

  • Theo giám tuyển nghệ thuật, dịch giả Nguyễn Như Huy, gần đây dòng sách nghệ thuật bỗng được quan tâm, đặc biệt là với sự xuất hiện của tác phẩm Câu chuyện nghệ thuật với độ dày gần 688 trang cùng giá bìa lên đến 999.000 đồng.

  • Xã hội hóa (XHH) văn hóa nghệ thuật (VHNT) ở TPHCM có tốc độ khá nhanh nhưng vẫn còn đó những vấn đề trầm kha. Ngoài sự thiếu giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước về VHNT, còn có sự dễ dãi, thiếu chiều sâu của chính các đơn vị tham gia công tác XHH.

  • Sau nhiều lần cách tân, sân khấu nghệ thuật chèo vẫn không thoát khỏi những khó khăn. Nhiều nghệ sĩ cho rằng, để chèo được tái sinh thì phải thiết kế lại tư duy để chèo thu hút khán giả.

  • Khi được hỏi, người thầy đầu tiên của bạn là ai? - nhiều bạn trẻ có cùng chung đáp án: Không ai khác chính là cha, mẹ!

  • Nói việc thiện thì dễ, làm việc thiện mới khó. Cổ nhân đã dạy như vậy và xem chừng vẫn luôn là chân lý...

  • Những ngày này, lũ chồng lũ, bão số 8 dự báo sắp tràn về miền Trung khốn khổ, chính quyền phải huy động đến 700.000 bộ đội ứng phó với bão.

  • Thỉnh thoảng, một vài bạn bè trên mạng xã hội (MXH) của tôi lại đăng thông tin “thoái ẩn”, như một lời cáo biệt với cộng đồng. Sau một thời gian, có người quay trở lại, có người bặt vô âm tín.

  • Liên quan đến câu chuyện phát triển văn hóa đọc, vào ngày 6-10, ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, đã trình bày chuyên đề Hoạt động xuất bản, phát triển văn hóa đọc: Thách thức - cơ hội - những kiến nghị và công việc cần làm trước đại diện đến từ các nhà xuất bản (NXB), công ty sách tại TPHCM.

  • Trong thiên phóng sự tháng Tám “Sáng, Mê” đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ Bảy năm 1949, nhà văn Vũ Bằng có thuật lại quang cảnh sau: “Từ đầu tháng, những hàng bánh Trung thu không còn thiếu một cách quảng cáo gì mà không đem ra dùng. Báo chí. Truyền thanh bươm bướm”. Các nhà buôn xưa đã hăm hở “quảng cáo”, “PR” cho nhãn hiệu bánh của mình.

  • TRANG TUỆ

    “Tuổi già và dòng chảy thời gian dạy ta mọi thứ”
                                       (Sophocles)

  • Ký ức hiện lên trên hình con vật tinh xảo, ngộ nghĩnh, trên từng lớp giấy nhiễu, vải hay giấy bóng kính của chiếc đèn Trung thu tưởng chừng đã bị lãng quên. Nói như nhà nghiên cứu Trịnh Bách: “Bắt đầu từ ấy mà khơi lên, mà thắp sáng con đường tìm về nét đẹp truyền thống. Cũng là trả lại phong vị cho mùa trăng tháng Tám vốn hàm chứa bao giá trị văn hóa dân tộc”.

  • Trước khi đọc bài viết này, xin hãy dành một ít phút tự hỏi chính mình rằng: Bạn có tự hào khi nói “Tôi là người Việt Nam” không?

  • Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay sân khấu Việt Nam đã bị ảnh hưởng khá nặng nề khi các nhà hát, đơn vị nghệ thuật phải tạm dừng hoạt động. Trong khoảng thời gian này, các nghệ sĩ, diễn viên đã miệt mài tập luyện, để giờ đây khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, nhiều sân khấu trong cả nước đã “sáng đèn” trở lại với những vở diễn mới phục vụ công chúng.

  • Sau 3 ngày làm việc, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Điện ảnh Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã kết thúc và ra mắt Ban chấp hành mới.

  • Đây là chủ đề nội dung chia sẻ của Đức Dalai Lama trong chương trình đối thoại trực tuyến toàn cầu, diễn ra hồi giữa tháng 8 do Viện Hòa bình Hoa Kỳ (United States Institute of Peace - USIP) tổ chức.