Gắn bó với người Việt hàng nghìn năm nay, giấy dó từ một chất liệu của tri thức đã bước vào lĩnh vực tạo hình, trở thành chất liệu của văn hóa. Tuy nhiên, trong đời sống ngày nay, phải có sự cải tiến để giấy dó phục vụ tốt hơn nhu cầu của con người hiện đại.
Được sử dụng nhiều, sản xuất giấy dó mới có thể phát triển - Ảnh: Ng. Phương
Thăng trầm giấy dó
“Nhịp chày Yên Thái” đã đi vào ca dao, cùng tên những địa danh, làng cổ liên quan đến nghề giấy của Hà Nội cho thấy phần nào sự phát triển của sản xuất giấy dó xưa. Theo ghi chép sử trong và ngoài nước, từ thế kỷ III, nước ta đã có nghề làm giấy, từ thời Lý có làng Dịch Vọng chuyên nghề làm giấy, sau đó, sản xuất giấy dó được mở rộng và sản phẩm làm ra ngày càng đạt đến độ tinh tế, cầu kỳ. Nhưng hiện nay có nhiều loại giấy thay thế nên giấy dó ít được sử dụng trong đời sống, sản xuất bị thu gọn, mai một. Giấy sắc phong có giá trị và được người Nhật đánh giá cao, có độ bền dai nhất thế giới, lưu trữ được 600 - 700 năm trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta, nhưng thông tin về giấy này nhiều người không biết và cũng không còn được sản xuất. Các loại giấy dó khác trong tình trạng tương tự.
Ông Lại Phú Thạch, đại diện dòng họ Lại, Nghĩa Đô có nghề làm giấy sắc phong, cho biết, sản phẩm đã ngừng sản xuất từ năm 1944. Kỹ thuật làm giấy vẫn được lưu giữ, nhưng trước kia cả dòng họ làm giấy, giờ chỉ còn mình ông, và có sản xuất ra cũng không bán được. Còn theo ông Nguyễn Phương Khánh, đại diện Ban quản lý Di tích Lịch sử Đông Xã, Phường Bưởi, cho biết, ngày xưa, nghề giấy có từ Hạ Yên Quyết, đến làng Hồ Khẩu, rồi Đông Xã, Yên Thái, Nghĩa Đô... Từ một vùng làm giấy phát triển cung cấp cho các vùng khác từ miền Bắc đến miền Trung, đến những năm 1980, nghề mai một rồi gần như mất hẳn, bởi không có thị trường.
May thay, hiện nay, nhiều họa sĩ sáng tác trên mặt giấy dó, nhờ đó loại giấy truyền thống này tiếp tục được sản xuất, sau thời gian tưởng chừng như mất hẳn. “Hơn 20 năm trước, tôi muốn tìm giấy tốt để vẽ tranh dân gian, tranh thờ, tranh treo Tết, nhưng nghề giấy dó chẳng có ai làm, chỉ còn giấy bản. Những năm sau đó, chất liệu này được ứng dụng nhiều trong hội họa, rất may các cơ sở làm giấy dó mới seo được các loại giấy khổ lớn phục vụ họa sĩ, từ đó tôi quay lại dùng giấy dó để vẽ tranh. Những năm gần đây, khách đến đặt vẽ tranh đều hỏi là làm trên giấy gì, tôi tự hào nói là làm trên giấy dó” - nghệ nhân tranh Hàng Trống Lê Đình Nghiên chia sẻ. Từng dùng nhiều loại giấy khác nhau, ông Nghiên thấy rằng, dó có nhiều ưu điểm hơn. Thời điểm không có giấy dó, ông vẽ tranh trên giấy in báo, nhưng khi mang ra nước ngoài, khí hậu châu Âu và Mỹ khô hanh, tranh treo bị “cong như bánh đa”, khác hẳn tranh vẽ trên dó.
Tăng giá trị để giữ nghề giấy
Theo họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức, đã đến lúc, ngành giấy dó cần có sự vào cuộc của nhà khoa học, người làm nghệ thuật. Người làm nghệ thuật tạo ra nhu cầu, khôi phục sản xuất giấy dó; nhà khoa học nghiên cứu tạo ra công nghệ sản xuất hiện đại để dó chinh phục nhiều người. Trước đây ngoài vẽ tranh dân gian, các cụ còn làm đèn từ giấy dó, vẽ trên giấy dó rồi ép trên kính, đồ chơi... Hiện nay việc sử dụng dó hạn chế hơn, chủ yếu vẽ và viết. Giấy dó cũng không đa dạng, chất lượng giảm dù kỹ thuật như xưa, đó là điều cần suy nghĩ! |
Tồn tại cùng chiều dài lịch sử dân tộc, giấy dó là “chất liệu tri thức” - nơi lưu trữ những ghi chép, tài liệu in ấn, rồi tranh dân gian, tạo nên những đèn lồng nhiều màu sắc... Khả năng của giấy dó vẫn đang tiếp tục được khai phá. Trong hội họa, trước đó giấy dó chỉ được coi như một chất liệu chuyển tiếp, dùng để ký họa, ghi chép tài liệu, thì nay được coi là chất liệu của sáng tạo, để bề mặt giấy trở thành bức tranh, mang lại hiệu ứng thị giác. Theo họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức: Giấy dó đầy đủ và có nhiều tố chất mà các loại giấy khác không có. Nó là chất liệu mà về giá trị thẩm mỹ và ứng dụng trong nghệ thuật thuận lợi, được nhiều họa sĩ ưa thích. Khách hàng cũng thích tranh giấy dó, phóng túng, dung dị, mộc mạc hơn tranh lụa. Mỹ thuật ứng dụng bằng chất liệu giấy dó hiện nay tương đối phổ biến.
Từng vẽ sơn mài, lụa, màu nước... và có duyên với giấy dó, họa sĩ Lý Trực Sơn, một trong những họa sĩ đầu tiên sáng tác trên giấy dó như một chất liệu nghệ thuật và có triển lãm giấy dó đầu tiên vào những năm 1980 cho rằng, giấy dó có nhiều tính năng để làm hội họa, nhưng chúng ta chưa khai thác hết, như có của quý trong nhà mà chưa biết cách sử dụng. “Khi vẽ trên giấy thì không có độ thấm màu như trên dó, từ đó tôi tìm ra kỹ thuật để đi theo hướng đó. Khả năng tự nhiên của chất liệu đã gợi ý cho nghệ sĩ cách làm”.
Họa sĩ Lý Trực Sơn cho rằng, nếu quảng bá rộng rãi để có thêm nhiều họa sĩ, không chỉ ở Việt Nam, mà cả các nước khác cũng thích vẽ giấy dó, thì sẽ có thêm nguồn tiêu thụ và phát triển nghề giấy truyền thống. Nghệ thuật phát triển, làng nghề có thể tồn tại. Mặt khác, cần có sự tương tác với làng nghề, có sự tham gia của các nhà khoa học. Cách làm dó cắt bớt công đoạn để giảm giá thành như hiện nay gây thiệt hại cho làng nghề. Cần cải tiến quy trình để tốn ít nguyên liệu, bảo vệ môi trường nhưng giấy dó có giá trị cao, được nhiều người ưa thích và ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống đương đại.
Xin đổi kiếp này được viết bởi một "nhà văn" còn ngồi trên ghế trường trung học, ở tuổi 14 còn bao mơ mộng, mấy ai vướng bận chuyện nhân tình thế thái.
Tôi là người chưa làm thầy ai suốt cuộc đời gần bát tuần của mình, vậy mà mấy năm qua gần đến ngày 20-11 tôi đều được nhận quà!
Tiếng Việt (và chữ Việt) là ngôn ngữ chính thức của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nếu thực sự coi “bảo tàng là thiết chế văn hóa” phản ánh “lịch sử như một dòng chảy trong truyền thống văn hóa” thì hệ thống bảo tàng nước ta cần được sắp xếp lại để hạn chế sự trùng lặp về nội dung và cả hình thức trưng bày, nhất là giữa các bảo tàng địa phương vì đều được xây dựng theo chung một “kịch bản” nặng về chiến tranh mà còn nhẹ về văn hóa – xã hội.
Sự sùng bái tôn ti trật tự trong nhà là một thứ áp bức đè nén “tự nhiên” mà người ta không ý thức ra nữa, thậm chí còn được tôn vinh, nó khuyên dụ người ta phủ nhận cách thức nhìn nhận mỗi cá nhân như một nhân cách độc lập và tự do, với những phẩm chất gì, năng lực gì, đức hạnh gì, nó chỉ giục người ta nhăm nhe soi mói vào “địa vị-thân phận” của mỗi người, cái được xem như “cốt yếu” mà thôi.
Chuyện Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) đã cho mang cây sứ “trăm năm tuổi” ở điện Kiến Trung về trồng vào vườn nhà của một “sếp”đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Mới đây, Hồ Đắc Thanh Chương - trường THPT chuyên Quốc học Huế đã xuất sắc trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16. Khi nói về dự định của mình, Thanh Chương cho biết, với phần thưởng 35.000 USD, em sẽ đi du học, sau đó trở về quê hương.
Bài viết này không có tính chất học thuật chuyên sâu, để tưởng nhớ giáo sư Cao Xuân Hạo - người thầy mà tôi không có cơ hội được học.
NGUYỄN TRI
Cử tri cả nước đang chuẩn bị cho ngày hội lớn, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của văn học Pháp - “Hoàng tử bé” - đã được viết nên từ trải nghiệm có thật của nhà văn khi ông bị rơi máy bay trên sa mạc Sahara khi đang trên đường bay tới Việt Nam. Tác giả đã bị mất nước, bị ảo giác và suýt mất mạng…
Năm 2015, doanh thu ngành văn hóa phẩm của nước ta đạt 2.000 tỉ đồng, tổng lượng bia các loại được tiêu thụ ước tính đạt hơn 3 tỉ lít, tương đương 66.000 tỉ đồng, trung bình mỗi người Việt bỏ ra 2,5 giờ/một ngày để lướt facebook.
“Nhập gia tùy tục” nên việc nghe bạn bè quốc tế khen về người Việt Nam thân thiện, cuộc sống ở Việt Nam thú vị có lẽ đã “nhàm”. Sự thật, họ đã bị nghĩ về văn hóa Việt Nam như thế nào?
Một số nhà khoa học giải thích vì sao lại quyết định trao những tư liệu, hiện vật quý giá của đời mình cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (TTDS) chứ không phải nơi nào khác.
Ths Trần Trung Hiếu: "Việc môn Sử bị xé nhỏ và gán ghép theo kiểu “ba trong một” trong Dự thảo đó chưa từng xảy ra. Nếu điều đó xảy ra, đây là một trong những sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT từ ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nay!".
Nếu một hôm đẹp trời, có ai đó giao cho ta cầm trịch một giải thưởng văn chương ở xứ này, cho ta toàn quyền tự quyết trong việc phát giải, thì phản ứng đầu tiên của ta sẽ là gì? Từ chối? Hay hăng hái nhận lấy trọng trách và sau đó đi mua một bộ giáp sắt cùng nón bảo hiểm, mặc vào mọi lúc mọi nơi để chuẩn bị hứng đá dư luận?
Trong căn phòng nhỏ chật kín tài liệu ở một con phố nhỏ tại Hà Nội, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam PGS, TS Phạm Văn Tình đã dành thời gian trò chuyện sôi nổi với chúng tôi về hiện tượng “lệch chuẩn” trong sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề ông rất tâm huyết khi nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp đối với hoạt động của các nhà xuất bản.
Ngày 9/9, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết vừa nhóm họp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện đề án "Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”. Mỗi năm tỉnh sẽ chi tiền để hỗ trợ từ 3-5 nhà vườn đặc trưng.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thể hiện cao nhất niềm tin của nhân dân theo Đảng, trở thành bài học sâu sắc trong giai đoạn hiện nay.
Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu Lê Quốc Việt, hoàn cảnh lịch sử cùng cách bảo tồn còn hời hợt khiến những kho mộc bản quý giá một thời đang ngày càng mai một và im lìm.