Từ "Những bông hoa…" đến "Những ngọn sóng"

14:25 20/11/2013

MAI VĂN HOAN

Không hiểu sao nghĩ về Hoàng Vũ Thuật tôi lại nhớ đến Những bông hoa trên cát; mặc dù anh đã có thêm Thơ viết từ mùa hạ và Gửi những ngọn sóng.

Ảnh: internet

Ở đây, tôi không có ý nói rằng: Những bông hoa trên cát là tập thơ trội nhất của anh. Tôi muốn nói: Những bông hoa trên cát là cách gọi đúng nhất, gợi nhất về thơ Hoàng Vũ Thuật. Thơ anh là những chấm trắng đính như những ngôi sao trên thân cây xương rồng thô tháp và đầy gai nhọn. Những bông hoa ấy không sặc sỡ, không ngát hương chỉ mỏng mảnh dung dị nhưng lại có sức sống bền dai. Thoạt nhìn có thể chưa thích lắm, song ngắm kỹ mới thấy quý cái màu kết tinh từ cát ấy.

Nếu được trình bày bìa thơ Hoàng Vũ Thuật, tôi sẽ lấy màu cát trắng làm nền. Trên cái nền bằng cát là những cây xương rồng "đứng chen nhau như tháp dựng giữa trời" điểm những bông hoa cũng trắng như màu cát. Hoàng Vũ Thuật lớn lên ở một vùng quê nghèo. Cuộc đời anh gắn liền với cát. Về Đồng Hới, anh nhìn thấy: "bên kia sông bãi cát nắng lên đầy", qua Bạch Bằng anh nhìn thấy những dãy nhà, "loi thoi trên doi cát", đi dọc bờ sông Hồng, anh cũng thấy "bãi cát lô xô lụa trắng", cho đến khi ra đảo, cát vẫn bám theo anh:

Gió đi qua đỉnh cát
Thành gợn sóng mặt hồ
Trắng một màu da diết
Quen rồi còn ngẩn ngơ


Vì sao đi đâu anh cũng nhìn thấy cát, anh cũng gặp cát, anh cũng nói về cát như vậy? Dễ hiểu thôi, bởi như anh đã nói "Tôi lớn lên cát ở cùng tôi, tôi với cát gần nhau máu thịt". Nơi đó, anh có một căn nhà nhỏ, có "trái bát hoang đỏ mọng dưới lùm cây", có "gốc khế đầu mùa hoa tím không hay", có tiếng cu gáy, thân cau già, có người mẹ hiền mảnh khảnh "hạt cát dấu trong nếp nhăn vầng trán", có người bạn đời tảo tần của anh ngồi chải tóc bên thềm "bao hạt cát rơi cùng tóc rối", có cả con chim cheo cheo đẻ trứng bỏ quên "cát ấm ngày thu nuôi trứng nở"… Bởi vậy, ít ai hiểu cát bằng anh, ít ai yêu cát bằng anh, ít ai thủy chung với cát như anh. Hoàng Vũ Thuật nghe cả "hơi thở" của cát, nghe cả "tiếng nói" của cát "bằng âm vang cát xát dưới chân mình". Trên cái xứ sở mà cát có thể "luộc chín trứng gà", gió Lào "uốn cong ván gỗ" ấy người, vật, cỏ cây, chim muông... đều mang dáng khắc khổ, nhỏ bé, tội nghiệp. Chỉ qua âm thanh tên gọi các loại cây, các loại chim trong thơ Hoàng Vũ Thuật cũng gợi lên điều đó. Cây thì cây "xương rồng", cây "chim chim". Chim thì chim "cheo cheo", chim "ri rí"... Trong thơ anh ta bắt gặp rất nhiều chữ "gầy": "Bóng mẹ gầy che nắng nôi",

"em gầy đi những tưởng có ngày không gầy nữa", "Đồng cát lấp hạt phù sa gầy", "Ngưng trên cây trên lá khô gầy"... Chỉ qua hạt cát bình thường anh đã phát hiện ra bao nhiêu nghịch lý: cát gần gũi thân quen mà vẫn ngỡ ngàng mới lạ, cát vừa dễ hiểu lại vừa khó hiểu, rất nhỏ bé nhưng lại rất lớn lao:

Nhỏ nhoi như hạt cát
Còn gì nhỏ hơn không
Triệu triệu năm sau trước
Đã kết thành nước non!
                   (Cát ở đảo)

Nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó, Hoàng Vũ Thuật hơi sa đà khi nói về cát. Vì thế anh khó lòng tránh khỏi việc lặp lại chính mình. Cứ nói mãi về cát dù biến hóa đến mấy cũng dễ gây cảm giác nhàm chán, lẩn quẩn. May mà đến Gửi những ngọn sóng anh biết dừng lại và chuyển hướng một cách kịp thời. Từ "cát" - một cái gì rất thật được cảm nhận bằng trực giác cụ thể, đến "sóng" - một cái gì lay động lan tỏa là bước đi của thơ Hoàng Vũ Thuật. Đi xa cái cụ thể đòi hỏi người viết phải hướng sâu vào thế giới nội tâm. Có người cho rằng thơ anh thiên về triết lý. Nói như vậy không phải không có cơ sở. Nhưng dạng thơ như thế không nhiều và ít thành công. Bài thơ "Gửi mẹ" có những câu rất hay như "khoảng sáng trên đầu như mắt mẹ lo âu". Tiếc là toàn bài chất giáo huấn hơi lộ. Triết lý mà anh rút ra trong bài thơ không có gì mới. Điều đó người ta đã nói quá nhiều. Và tôi tin rằng cả mẹ nữa, mẹ cũng không hài lòng khi anh cố giải thích cho mẹ hiểu rằng:

Mẹ ơi, nếu trên đưng bằng phẳng
Đâu dễ dàng đến được tình yêu

Ở bài thơ "Đề tặng" anh ghi lại một kỷ niệm khá cảm động. Những cái tính ưa triết lý của anh đã làm phương hại ít nhiều đến không khí chung của bài thơ. Trong lúc cô em gái của người du kích đang khóc vì thương tiếc bên mộ anh trai mình, lẽ ra cần im lặng thì anh lại an ủi bằng giọng triết lý khô khan:

Đừng khóc em, những người chết có cách sống riêng
Như những người sống mà đang chết
Cũng một cách riêng


Nhưng những câu thơ như thế không nhiều. Phần lớn thơ Hoàng Vũ Thuật - đặc biệt ở tập Gửi những ngọn sóng là thơ tâm trạng. Khi đã qua quá nửa cuộc đời anh thường giật mình nghĩ đến thời gian. Thời gian để lại trong anh nhiều băn khoăn day dứt:

Những giận dỗi để nhiều đêm thức trắng,
Ta đâu biết thời gian nghiệt lắm
Cứ lặng lẽ trôi ngoài cửa s vô tư
Áo ta mang bạc trắng từ bao giờ
                   (Với thời gian)

Ngày tháng quay về, ngày tháng ra đi
Tóc anh nhòa trong chiều mây trắng

                        (Ngày tháng)

Rồi con ra đi cùng tháng ngày lầm lũi
Mẹ đứng giữa vườn như bóng mát chờ con Và tháng ngày cứ thế dày hơn
Và cứ thế con vẫn là thơ dại
                   (Ngày giờ yên tĩnh)

Hoàng Vũ Thuật có nhu cầu bày giải. Anh muốn mọi người hiểu và cảm thông với anh. Bao giờ anh cũng hướng tới một đối tượng trữ tình cụ thể. Anh thường tâm sự giải bày với một người nào đó. Người đó có thể là mẹ anh, có thể là người đã khuất, là bạn bè... Nhưng đối tượng trữ tình chủ yếu của anh là "em". Ở tập thơ đầu "em" xuất hiện còn thưa thớt, tập thứ hai "em" đã chiếm gần một nửa số bài, đến tập thơ thứ ba "em" hầu như có mặt khắp nơi. Trước đây, anh viết nhiều về cát, bây giờ anh viết nhiều cho em. Chọn "em" làm đối tượng trữ tình là phù hợp với cái tạng "đa tình" như lời tự thú của anh trong "Bài ca ban mai". Với Hoàng Vũ Thuật đối tượng này giúp anh bộc lộ tâm trạng dễ dàng hơn. Qua "em" anh muốn nói với mọi người. Em của anh thường mơ hồ nửa thực, nửa hư:

Em như con chim nhỏ của tôi
Vừa đậu đó đã biến vào sắc lá

          (Đi với em trên bãi sông Hồng)

Em rất gần, lại rất xa xôi
Thật đến thế mà lung linh thế

                   (Cổ tích Hội An)

Em như là lá ấy
Vừa xanh lên cuối trời
Che hồn tôi một nửa
Qua đêm đầy sương rơi

                   (Không đề)

Thơ tình của Hoàng Vũ Thuật đằm địa, hơi bóng gió. Anh ít gây ấn tượng mạnh, ít có những tứ thơ táo bạo. Nhiều khi anh hơi lạm dụng "nhân vật trữ tình" ấy. Người đọc có cảm giác anh nói với em hơi nhiều và đôi lúc không đúng chỗ. Chẳng hạn viết về Vực Tròn, anh cũng nói đến "em", viết về Hồng Gai cũng có "em", viết về Cát ở đảo anh cũng không quên nhắc đến "em". Ở một số bài thơ, hình như anh cố gắng cái riêng với cái chung nên thơ tình của anh hơi thiếu tự nhiên, hơi "điệu đà" một chút. Bài "Cỏ" của anh là một trong những bài thơ hay. Cỏ gắn liền với kỷ niệm, cỏ gắn liền với tình yêu. Cái mạch thơ đang tuôn trào thì bất ngờ anh chuyển giọng:

Đất nước mình như lá cỏ tiên
Xanh hiền hậu không đầu, không cuối
Bom đạn bao đời không bật gốc nổi
Cỏ bay lên tia lửa mặt trời


Giá như không có khổ thơ ấy bài thơ sẽ rất hoàn chỉnh, rất tự nhiên. Cái khổ thơ anh cố đưa vào để nhằm nâng cao tính tư tưởng đã phần nào phá mất cái thế hoàn chỉnh, tự nhiên của cả bài thơ.

Hoàng Vũ Thuật ít có những bài đối thoại trực tiếp với cuộc sống hiện tại. Tuy vậy, đây đó chúng ta vẫn bắt trong thơ anh những lời phát biểu gián tiếp. Muốn hiểu thơ anh phải nghiền ngẫm qua nhiều tầng nghĩa. Anh có kiểu nói riêng của mình rủ rỉ, lặng lẽ, thầm lặng. Khi anh viết: "Ai mơ màng dưới tán những chiếc ô", chỉ nghĩ đơn thuần anh đang tả thực. Câu thơ ám chỉ những kẻ chuyên sống nhờ "ô dù" của những người có quyền thế. Khi anh viết:

Cỏ gai chích đến tê người
Thành than, cỏ gấu lại mọc
Cỏ ống đâm, vỡ củ khoai
Cỏ tranh ăn cằn khô đất


Thì chớ vội nghĩ anh chỉ nói đến cỏ - Chẳng qua anh muốn mượn cỏ để nói đến bọn sâu mọt trong xã hội hiện nay. Bài "Lau trắng" có những câu buộc chúng ta phải suy nghĩ về trách nhiệm của mình trước những người đã hy sinh vì Tổ quốc:

Ở đâu đồng bãi biếc thanh
Ở đâu ngọn khói chiều xanh với chiều
Đâu con đường của tình yêu
Tím màu hoa tím, rất nhiều là đâu
Mà đây lau nối mùa lau
Ứa từ sông thấp, núi cao chẳng ngừng!


Có thể có người không ưa cách nói của anh. Đó là quyền của mỗi người. Nhưng đừng vì thế mà bắt anh phải viết như người khác. Nếu ai cũng viết như nhau thì đâu còn bản sắc riêng nữa. Mà không có bản sắc nghĩa là không tồn tại. Hoàng Vũ Thuật tự nhận một cách khiêm tốn:

Tôi chẳng là con tàu vượt sóng
Xin lặng thầm một chiếc neo


Nhưng chính nhờ chiếc mỏ neo ấy mà không ít thơ anh đã neo lại được trong tâm hồn những độc giả tâm đắc. "Bài hát trái dâu da" của anh tôi thuộc lúc nào không biết nữa. Vào những đêm yên tĩnh, tôi như chợt nghe "cánh chim không tuổi" của anh bay khắp bầu trời:

Cất tiếng ca lảnh lói
Dâu da, dâu da ơi!


Ba tập thơ trong gần hai mươi năm lao động nghệ thuật cần cù, bền bỉ đâu phải là nhiều. Nhưng so với bạn bè cùng lứa đang xếp hàng chờ đến lượt mình (trong lúc người ta xem thơ như một món hàng thừa ế) thì anh quả là người may mắn. Hơn nữa cuộc đời dành cho thơ anh đúc kết như một chân lý:

Phải tận cùng nước mắt
Tận cùng nỗi khổ đau
Cho câu thơ được thật
Nửa hồn tôi phía sau...


Với điều tâm niệm ấy chắc chắn anh sẽ không chịu dừng lại ở những gì đã có.

Huế, ngày 10-7-1987.
M.V.H
(SH28/12-87)

-------------------
(1) Nhân đọc "Những bông hoa trên cát", "Thơ viết từ mùa hạ", "Gửi những ngọn sóng" Thơ Hoàng Vũ Thuật.








 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG(Tiếp theo Sông Hương số 245 tháng 7-2009 và hết)

  • Nguyễn Khắc Phê quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. Anh xuất thân trong một gia đình trí thức. Bố anh từng đậu Hoàng Giáp năm 19 tuổi. Các anh trai đều là bác sĩ, giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng như Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Khắc Dương, Nguyễn Khắc Phi... Có người nói vui “Nguyễn Khắc Phê con nhà quan tính nhà lính”.

  • VĂN CẦM HẢI(Đọc “Ngôi nhà vắng giữa bến sông”, Tập truyện ngắn của Nguyễn Kiên - Nxb Hội Nhà văn, 2004)

  • NGUYỄN QUANG SÁNGMấy năm gần đây, dân ta đi nước ngoài càng ngày càng nhiều, đi hội nghị quốc tế, đi học, đi làm ăn, đi chơi, việc xuất ngoại đã trở nên bình thường. Đi đâu? Đi Mỹ, đi Pháp, đi Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc... Nhà văn Văn Cầm Hải cũng đi, chuyến đi này của anh, anh không đi những nơi tôi kể trên, anh đi Tây Tạng, rất lạ đối với tôi.

  • HÀ KHÁNH LINHDân tộc ta có hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, đã xảy ra nhiều cuộc nội loạn ngoại xâm, nhiều thế hệ người Việt Nam đã cầm vũ khí ra trận giết giặc cứu nước, nhưng mãi đến cuối thế kỷ 20 những chàng trai nước Việt mới phải đi giữ nước từ xa, mới đi giữ nước mà mang trong lòng nỗi nhớ nước như tứ thơ của Phạm Sĩ Sáu.

  • LÊ VĂN THÊSau sáu năm (kể từ 2002) nhà văn Cao Hạnh được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam, (cuối năm 2008); Hội Văn học nghệ thuật Quảng Trị mới có thêm một nhà văn được kết nạp. Đó là Văn Xương.

  • NGÔ MINHTrong đợt đi Trại viết ở Khu du lịch nước nóng Thanh Tân, anh em văn nghệ chúng tôi được huyện Phong Điền cho đi dạo phá Tam Giang một ngày. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Thế là người dẫn đường. Anh dân sở tại, thuộc lòng từng tấc đất cổ xưa của huyện.

  • PHẠM PHÚ PHONG…Làng em đây, núi rừng Trung Việt cũng là đây/Xưa kia đã hùng dũng đánh Tây/Giờ lại hiên ngang xây thành chống Mỹ/Đường Trường Sơn là đường chân lý/Đã cùng quê em kết nghĩa hẹn hò… (Quê em, 1971)

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGKể từ tập thơ đầu tay (Phía nắng lên in năm 1985), Huyền thoại Cửa Tùng (*) là tập thơ thứ mười (và là tập sách thứ 17) của Ngô Minh đã ra mắt công chúng. Dù nghề làm báo có chi phối đôi chút thì giờ của anh, có thể nói chắc rằng Ngô Minh đã đi với thơ gần chẵn hai mươi năm, và thực sự đã trở thành người bạn cố tri của thơ, giữa lúc mà những đồng nghiệp khác của anh hoặc do quá nghèo đói, hoặc do đã giàu có lên, đều đã từ giã “nghề” làm thơ.

  • Võ Quê được nhiều người biết đến khi anh 19 tuổi với phong trào xuống đường của học sinh, sinh viên các đô thị miền Nam (1966). Lúc đó, anh ở trong Ban cán sự Sinh viên, học sinh Huế. Võ Quê hoạt động hết sức nhiệt tình, năng nổ bất chấp nguy hiểm với lòng yêu nước nồng nàn và niềm tin sắt đá vào chính nghĩa.

  • PHẠM PHÚ PHONGThỉnh thoảng có thấy thơ Đinh Lăng xuất hiện trên các báo và tạp chí. Một chút Hoang tưởng mùa đông, một Chút tình với Huế, một chuyến Về lại miền quê, một lần Đối diện với nỗi buồn, hoặc cảm xúc trước một Chiếc lá rụng về đêm hay một Sớm mai thức dậy... Với một giọng điệu chân thành, giản đơn đôi khi đến mức thật thà, nhưng dễ ghi lại ấn tượng trong lòng người đọc.

  • ĐẶNG TIẾNNhà xuất bản Trẻ, phối hợp với Công ty Văn hoá Phương Nam trong 2002 đã nhẩn nha ấn hành Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, trọn bộ bốn cuốn. Sách in đẹp, trên giấy láng, trình bày trang nhã, bìa cứng, đựng trong hộp giấy cứng.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG(Tiếp theo Sông Hương số 244 tháng 6-2009)Mến tặng các nhà văn Tô Nhuận Vỹ, Khánh Phương, Trần Thị Trường, cháuDiệu Linh, và những người bạn khác,lớn lên trong những hoàn cảnh khác.

  • NGUYỄN THỤY KHANhà thơ Quang Dũng đã tạ thế tròn 15 năm. Người lính Tây Tiến tài hoa xưa ấy chẳng những để lại cho cuộc đời bao bài thơ hay với nhịp thơ, thi ảnh rất lạ như "Tây Tiến", "Mắt người Sơn Tây"... và bao nhiêu áng văn xuôi ấn tượng, mà còn là một họa sĩ nghiệp dư với màu xanh biểu hiện trong từng khung vải. Nhưng có lẽ ngoài những đồng đội Tây Tiến của ông, ít ai ở đời lại có thể biết Quang Dũng từng viết bài hát khi cảm xúc trên đỉnh Ba Vì - quả núi như chính tầm vóc của ông trong thi ca Việt Nam hiện đại. Bài hát duy nhất này của Quang Dũng được đặt tên là "Ba Vì mờ cao".

  • HOÀNG KIM DUNG      (Đọc trường ca Lửa mùa hong áo của Lê Thị Mây)Nhà thơ Lê Thị Mây đã có nhiều tập thơ được xuất bản như: Những mùa trăng mong chờ, Dịu dàng, Tặng riêng một người, Giấc mơ thiếu phụ, Du ca cây lựu tình, Khúc hát buổi tối, v.v... Chị còn viết văn xuôi với các tập  truyện: Trăng trên cát, Bìa cây gió thắm, Huyết ngọc, Phố còn hoa cưới v.v...Nhưng say mê tâm huyết nhất với chị vẫn là thơ. Gần đây tập trường ca Lửa mùa hong áo của nhà thơ Lê Thị Mây đã được nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành. (quý IV. 2003)

  • PHẠM PHÚ PHONGTrước khi có Hoa nắng hoa mưa (NXB Thanh Niên, 2001), Hà Huy Hoàng đã có tập Một nắng hai sương (NXB Văn Nghệ TP Hồ Chí minh, 1998) và hai tập in chung là Một khúc sông Trà (NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh) và Buồn qua bóng đuổi (NXB Văn hoá Dân tộc, 2000). Đã có thơ đăng và giới thiệu trên các báo Văn nghệ Trẻ, Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, Lao động, Người lao động, các tập san, tạp chí Thời văn, Tiểu thuyết thứ bảy, Cẩm thành hoặc đăng trong các tuyển thơ như Hạ trong thi ca (1994), Lục bát tình (1997), Thời áo trắng (1997), Ơn thầy (1997), Lục bát xuân ca (1999)...

  • Hoàng Phủ Ngọc Tường. Sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937. Quê ở Triệu Long, Triệu Hải, Quảng Trị. Năm 1960, tốt nghiệp khóa I, ban Việt Hán, Trường đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1964, nhận bằng cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế. Năm 1960 - 1966, dạy trường Quốc Học Huế. Từng tham gia phong trào học sinh, sinh viên và giáo chức chống Mỹ - ngụy đòi độc lập thống nhất Tổ quốc. Năm 1966 - 1975, nhà văn thoát li lên chiến khu, hoạt động ở chiến trường Trị Thiên. Sau khi nước nhà thống nhất, từng là Chủ tịch Hội Văn nghệ Quảng Trị, Tổng biên tập Tạp chí Cửa Việt.

  • ANH DŨNGLTS:  Kết hợp tin học với Hán Nôm là việc làm khó, càng khó hơn đối với Phan Anh Dũng - một người bị khuyết tật khiếm thính do tai nạn từ thuở còn bé thơ. Bằng nghị lực và trí tuệ, anh đã theo học, tốt nghiệp cử nhân vật lý lý thuyết trường Đại học Khoa học Huế và thành công trong việc nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh bộ Phần mềm Hán Nôm độc lập, được giải thưởng trong cuộc thi trí tuệ Việt Nam năm 2001.Sông Hương xin giới thiệu anh với tư cách là một công tác viên mới.

  • SƠN TÙNGLTS: Trong quá trình sưu tầm, tuyển chọn bài cho tập thơ Dạ thưa Xứ Huế - một công trình thơ Huế thế kỷ XX, chúng tôi nhận thấy rằng, hầu hết các nhà thơ lớn đương thời khắp cả nước đều tới Huế và đều có cảm tác thơ. Điều này, khiến chúng tôi liên tưởng đến Bác Hồ. Bác không những là Anh hùng giải phóng dân tộc, là danh nhân văn hoá thế giới mà còn là một nhà thơ lớn. Các nhà thơ lớn thường bộc lộ năng khiếu của mình rất sớm, thậm chí từ khi còn thơ ấu. Vậy, từ thời niên thiếu (Thời niên thiếu của Bác Hồ phần lớn là ở Huế) Bác Hồ có làm thơ không?Những thắc mắc của chúng tôi được nhà văn Sơn Tùng - Một chuyên gia về Bác Hồ - khẳng định là có và ông đã kể lại việc đó bằng “ngôn ngữ sự kiện” với những nhân chứng, vật chứng lịch sử đầy sức thuyết phục.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊAnh Hoài Nguyên, người bạn chiến đấu của nhà văn Thái Vũ (tức Bùi Quang Đoài) từ thời kháng chiến chống Pháp, vui vẻ gọi điện thoại cho tôi: “Thái Vũ vừa in xong TUYỂN TẬP đó!...” Nhà văn Thái Vũ từng được bạn đọc biết đến với những bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ như “Cờ nghĩa Ba Đình” (2 tập - 1100 trang), bộ ba “Biến động - Giặc Chày Vôi”, “Thất thủ kinh đô Huế 1885”, “Những ngày Cần Vương” (1200 trang), “Thành Thái, người điên đầu thế kỷ” (350 trang), “Trần Hưng Đạo - Thế trận những dòng sông” (300 trang), “Tình sử Mỵ Châu” (300 trang)... Toàn những sách dày cộp, không biết ông làm “tuyển tập” bằng cách nào?