Truyền bá PG qua phương tiện truyền thông đại chúng

16:01 18/06/2014

Vừa qua, các đài truyền hình ở Ấn Độ đã trình chiếu chương trình truyền hình về cuộc đời Đức Phật trên kênh Doordarshan và Zee TV. Hai kênh này được phát sóng rộng rãi khắp nước Ấn Độ và cả khu vực Nam Á. Mới đây nhất, phần 39 của chương trình đã được phát sóng vào ngày 25-5-2014.

Hình ảnh Bồ-tát Tất Đạt Đa thành Phật trong bộ phim 'Buddha'

Chương trình truyền hình này có tên Buddha (Đức Phật), lấy nội dung từ bộ phim cùng tên. Buddha (Đức Phật) là một bộ phim lịch sử và thần thoại về cuộc đời Đức Phật, được BK. Modi, Chủ tịch toàn cầu của Spice Global, sản xuất. Các tập phim đầy tính sáng tạo lần đầu tiên được phát sóng trên kênh truyền hình Zee TV và Doordarshan ở Ấn Độ vào ngày 8-9-2013. 

Khi bộ phim bắt đầu trình chiếu, nhiều người Nepal đã phản đối và chia sẻ sự phản đối của họ trên các phương tiện truyền thông đại chúng vì nội dung phim miêu tả Đức Phật được sinh ra ở Ấn Độ. Hiệp hội Truyền hình cáp của Nepal cấm chiếu tập đầu của bộ phim trên kênh Zee TV. Sau đó, các nhà sản xuất đã sửa chữa sai lầm bằng cách phát hành một tuyên bố, rằng Đức Phật sinh ra ở Nepal chứ không phải Ấn Độ. Một nhà Ấn Độ học đã đưa ra lời lý giải cho việc nhầm lẫn trên là vì lúc bấy giờ chưa tồn tại đất nước Nepal. 

Buddha là một chương trình hấp dẫn, diễn tả cuộc hành trình lừng lẫy của Bồ-tát Tất Đạt Đa, người được sinh ra trong sự giàu sang của một vị hoàng tử, trưởng thành rồi từ bỏ gia đình và sống cuộc đời của một nhà tu khổ hạnh trước khi đạt được quả vị Phật. 

Sau khi sản xuất tập thứ 30, đoàn làm phim đã gặp Đức Dalai Lama thứ 14, nhà lãnh đạo tinh thần tối cao của người dân Tây Tạng. Trong lần gặp gỡ ấy, Đức Dalai Lama đã yêu cầu đoàn làm phim phải làm sao để bộ phim chuyển tải được thông điệp của Đức Phật về Trung đạo.

Tại buổi gặp mặt, ngài Samdhong Rinpoche phát biểu: “Quả là một nhiệm vụ không dễ dàng khi thực hiện chuỗi phim về Đức Phật. Đây là một công việc khó khăn. Với tư cách một người bạn, tôi đã khuyến khích anh BK. Modi và dự đoán trước những khó khăn cũng như phản ứng của người xem. Tuy nhiên, BK. Modi vẫn kiên định. Từ lúc đó đến nay cũng đã hơn một thập kỷ, BK. Modi đã tiến hành ước mơ của anh và biến nó thành sự thật”. 

Bộ phim bấm máy lần đầu tiên vào dịp Phật đản tại Mumbai, và bắt đầu phát sóng từ ngày 8-9-2013. Phim gồm 52 tập, mỗi tập dài 60 phút. Các vai diễn chính trong bộ phim gồm: Sameer Dharmadhikari trong vai vua Tịnh Phạn, Deepika Upadhyay trong vai hoàng hậu Ma-da, Kajal Jain trong vai Da Du Đà La, Himanshi Soni trong vai thái tử Tất Đạt Đa và Đức Phật.

Himanshu Soni cho biết: “Tôi bắt đầu hành thiền, tham khảo các sách viết về Đức Phật, đọc những bài giảng của Ngài. Thế rồi, tôi được gọi đến để xem ngoại hình và đã được chọn làm người đóng vai chính của bộ phim. Đó là một giấc mơ đã trở thành sự thật và tôi cảm thấy tôi có thể nói lên tiếng nói công lý thông qua nhân vật mà tôi thủ vai”.

An-Do-3-550x363.jpg
Logo của kênh truyền hình Đức Phật

Được biết, Buddha là kênh truyền hình tôn giáo đầu tiên của Ấn Độ về Phật giáo, ra mắt vào ngày 26-11-2010. Hiện có khoảng 25 triệu khán giả đang xem cuộc đời và những lời dạy của Đức Phật, cũng như cuộc đời và sứ mệnh của Tiến sĩ Babasaheb Ambedkar.

Theo Minh Nguyên - GNO

 

 


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Điều gì đã khiến cho vở kịch có sức sống trường tồn như vậy?

  • Isaac Bashevis Singer (14/7/1904 - 24/7/1991) nhà văn Mỹ gốc Do Thái Ba Lan đoạt giải Nobel Văn học năm 1978. Những sáng tác của ông chủ yếu viết bằng tiếng Yiddish (tiếng Đức cổ của người Do Thái).

  • Tổng thống thứ 44 của Mỹ có phong cách lãnh đạo đặc trưng, thu hút được hàng triệu người ủng hộ và khiến cả những đối thủ của ông cũng phải thán phục.

  • NGUYỄN QUỐC THẮNG 

    “Tất cả những gì tôi đã làm được đều là kết quả của sự cô đơn”1
                       (Kafka)
    “Hệ thống ám dụ của Kafka thực hiện chức năng của nó như những ký hiệu vô hạn chất vấn những ký hiệu khác”2
                       (Roland Barthes)

  • Paul Doumer là một chính khách người Pháp, sinh năm 1857. Ông làm Toàn quyền Đông Dương từ 1897-1902. Sau ông làm Tổng thống Pháp từ 1931-1932. Ông bị một phần tử quá khích người Nga ám sát năm 1932. Cuốn hồi ký Xứ Đông Dương là cuốn sách viết riêng về giai đoạn ông ở Đông Dương.

  • A. GELMAN(*)

    Chúng ta là những người chứng kiến tình trạng lo ngại đang tăng lên của xã hội về khía cạnh đạo đức trong sinh hoạt của đảng ta.

  • LGT: Tiểu luận “Làm sao văn học khả hữu?” dưới đây là văn bản phê bình văn học đầu tiên của Maurice Blanchot được ra mắt vào năm 1941 trên Nhật báo tranh luận (Journal des débats).

  • Kể đến Noel năm nay, thế là tôi đã qua trọn 50 mùa Noel ở nước Đức, đất nước có truyền thống Noel lâu đời, nơi thành phố Munich, vốn có tên từ những nhà tu đạo Thiên Chúa “Mönche”, nơi có chợ Giáng sinh gọi là “Christkindelmarkt” truyền thống xa xưa (khoảng 400 năm trước), và cũng từ vùng này, bài thánh ca bất tuyệt “Stille Nacht” cất lên, vang vọng khắp trên địa cầu đã tròn 200 năm.

  • LÊ VIỄN PHƯƠNG

    (Đọc Cuộc đời yêu dấu của Alice Munro, Nguyễn Đức Tùng chuyển ngữ, NXB Trẻ, 2015).

  • TRẦN HUYỀN SÂM

    Vì sao phương Đông đã trở thành chủ đề trung tâm trong tiểu thuyết Pháp đương đại? Đó là nội dung bàn luận trong mùa trao giải văn học năm nay ở Paris.

  • L.T.S: "Cuộc đời của André Colin" là thể loại sân khấu "lưu động" một sự kết hợp của đối thoại, âm nhạc, đồ họa, trên sân khấu diễn ra đồng thời hình vẽ, tranh liên hoàn, tranh đèn chiếu và phim ảnh 16mm. Từ khi biên soạn (1987) kịch bản đã được diễn một trăm lần ở Paris và các tỉnh khác. Tác giả Anne Quesemand, thạc sĩ văn học cổ điển, là người biên kịch đồng thời là diễn viên cùng với Laurent Berman. Bà còn là tác giả của nhiều phim ngắn.

  • Châu Âu hẳn nhiên sẽ trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các đe dọa và đòn tấn công của bọn khủng bố. Một số chính sách về nhập cư có thể sẽ thay đổi để thích nghi với tình hình mới.

  • VIỄN PHƯƠNG

    Lúc 13 giờ Thụy Điển (tức 18 giờ Việt Nam), ngày 8/10 tại Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển, tên của nhà văn Svetlana Alexievich đã được xướng lên dành cho giải Nobel văn chương.

  • Antoine Leiris đã mất đi người vợ Helene dấu yêu của mình trong vụ xả súng ở nhà hát Bataclan, Paris ngày 13/11. Con trai của họ, bé Melvil 17 tháng tuổi giờ đây đã mất đi người mẹ của mình.

  • MAURICE BLANCHOT

    Cuốn sách mà Jean Paulhan vừa dành cho văn chương và ngôn ngữ được đọc với một tâm thế khác thường.

  • Ngày 1-11-1988, họa sĩ Bửu Chỉ đến Paris. Ngày 30-4-1989, họa sĩ trở về nước. Trong thời gian ở Paris, Bửu Chỉ đã sáng tác nhiều tác phẩm mới và đã có hai cuộc triển lãm tranh thành công tốt đẹp: tại Nhà Việt Nam từ 1-2 đến 5-3-1989 với 21 bức tranh và tại UNESCO với 40 bức từ 3-4 đến 14-4-1989.

  • QUẾ HƯƠNG

    Tôi đến Mỹ 4 tháng, thăm con trai từng là nha sĩ, qua học lại, 41 tuổi mới chính thức vào trường đại học Mỹ, sống lần nửa đời sinh viên ở một đất nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới.

  • NGUYỄN KHOA QUẢ

    Đất nước thống nhất, hòa bình lập lại từ năm 1975 đến năm 1979, chưa đầy 4 năm, phía bắc Đặng Tiểu Bình - Trung Quốc đem quân đánh phá. Phía nam Khơ me đỏ Campuchia, bọn Pôn Pốt sang đánh phá các tỉnh Kiên Giang và Tây Ninh... Quân tình nguyện Việt Nam kết hợp với Mặt trận đoàn kết dân tộc Campuchia lật đổ chế độ Pôn Pốt năm 1979, giải phóng nhân dân thoát khỏi chế độ bạo tàn diệt chủng.

  • LTS: Cách đây chưa lâu, báo Bulledingue (BD) của phong trào sinh viên trong tổ chức Hội Người Việt Nam tại Pháp, có tổ chức phỏng vấn giáo sư Hoàng Xuân Hãn trên hàng loạt vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, xã hội. Nội dung trả lời của giáo sư có thể giúp độc giả Sông Hương một số dẫn liệu mới hoặc gợi mở những cuộc trao đổi tranh luận bổ ích. Vì vậy, với sự đồng ý của giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Sông Hương xin trích giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn này với độc giả.