Tác phẩm tái hiện kỷ niệm, tình bạn của những đứa trẻ sống trong khu tập thể cũ ở Hà Nội.
Quái thú Răng Thỏ và khu nhà gỗ của tác giả Mây lấy bối cảnh những năm 1970, xoay quanh kỷ niệm tuổi thơ của nhóm trẻ: Răng Thỏ, King Kong, Ngọc Rùa. Cả ba lớn lên trong khu tập thể bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Răng Thỏ nghịch ngợm, thường trốn ngủ trưa, rủ rê nhóm bạn đi hái nhãn, lên sân thượng bệnh viện ngắm các tòa nhà trong khu. Ngọc Rùa nhút nhát, sợ bạn bè cười nhạo khi mỗi lần cậu mắc lỗi. King Kong mạnh mẽ, coi mỗi cuộc chơi là cuộc chiến và thường ví bản thân như chiến binh.
Tình bạn giữa ba đứa trẻ đầy đủ cung bậc cảm xúc từ vui, buồn đến giận hờn. Răng Thỏ vui khi kết giao King Kong, Ngọc Rùa - những người bạn sống cùng khu - cùng xây nên kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ. Răng Thỏ hờn dỗi Ngọc Rùa vì cậu vô tình nói nặng lời, khiến cô bé tổn thương. Chính tính cách vô tư, hồn nhiên của những đứa trẻ khiến mọi mâu thuẫn nhanh chóng được hóa giải.
Bên cạnh khơi gợi kỷ niệm tuổi thơ, Quái thú Răng Thỏ và khu nhà gỗ tái hiện cảnh sinh hoạt trong khu tập thể Hà Nội thời bao cấp. Những ngày hè mất điện, người dân xôm tụ ngoài hành lang, trẻ nhỏ tranh nhau chiếc quạt nan. Cuộc sống thiếu thốn nhưng giàu tình cảm.
Tác phẩm được kể qua điểm nhìn của nhân vật Răng Thỏ. Khi đã trưởng thành, cô bé nhớ về những ngày rong chơi bên bè bạn. Thơ ấu của tác giảQuái thú Răng Thỏ và khu nhà gỗ cũng gắn liền khu tập thể cũ kỹ trong bệnh viện Bạch Mai với vòm cây xanh, sân chơi nhỏ, những người bạn. Răng Thỏ như sự nhập vai của tác giả. Tất cả tái hiện trong cảm xúc ắp đầy của Mây. Nhà văn không tô vẽ, cầu kỳ về cách kể, lối viết. Ngôn ngữ đơn giản, tạo nên những mảng đối thoại thể hiện chân thực tính cách ngây thơ, hồn nhiên con trẻ. Vì vậy, câu chuyện cứ thế chảy tràn trên trang giấy, cuốn người đọc trở về góc nhỏ tuổi thơ.
Cuộc sống nhiều âu lo, suy nghĩ khiến nhà văn chênh vênh. Cô tìm về kỷ niệm tuổi thơ như cách giải tỏa, trấn tĩnh. Ngoài ra, tác giả viết Quái thú Răng Thỏ và khu nhà gỗ để tặng con trai sắp vào lớp một. Thông qua cuốn truyện, nhà văn muốn tạo ký ức thật đẹp cho con, biết trân trọng tình bạn và yêu thương. Khi đứa trẻ lớn lên, trước sự đổi thay cuộc sống, chúng có nơi, những điều quý giá để hồi tưởng.
Nhà báo Anh Ngọc chia sẻ: “Đọc tác phẩm, tôi tin ai trong số chúng ta cũng có nhiều kỷ niệm ấu thơ gắn bó với một người, hoàn cảnh nào đó hay nơi đáng nhớ, đáng để kể lại. Để rồi một ngày nhớ lại, nhìn lại chặng đời đã qua, chúng ta có thể mỉm cười và nói 'ngày ấy, mình đã sống như thế'".
Tác giả Mây tên thật là Nguyễn Thu Hằng, sinh năm 1986 tại Hà Nội. Cô tốt nghiệp khoa đạo diễn truyền hình, Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Thu Hằng là biên kịch kiêm đạo diễn phim Chuyện của Nhã, Nếu chỉ là giấc mơ, Chân trời nắng.
Theo Trọng Trường - vnexpress
Sau nhiều năm gần như ở ẩn, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh “tái xuất giang hồ” vào năm 2000 ở tuổi xấp xỉ 70 với tiểu thuyết Hồ Quý Ly đình đám.
Nam Lê là nhà văn người Úc gốc Việt. Tập truyện ngắn mang tên The boat (Con thuyền) của anh do Thiên Nga và Thuần Thục dịch, Nxb Hội Nhà văn ấn hành năm 2011 đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá. Qua việc diễn giải một số khía cạnh thi pháp của tập truyện ngắn Con thuyền, bài viết mong muốn phần nào lan toả những vẻ đẹp của văn chương Nam Lê đến bạn đọc trong nước.
Nhà xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt hai tập tản văn mới trong bộ “Viết cho những điều bé nhỏ” chào đón Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019: “Tết xưa thơ bé” của tác giả Hương Thị và “Nhớ ơi là Tết” của tác giả Thái Hương Liên.
Cho dù được biểu đạt bằng thể loại gì, từ tản văn, truyện ngắn hay du khảo, thì người đọc vẫn nhận ra ở Nguyễn Trương Quý một tấm lòng thiết tha với Hà Nội. Anh vừa ra mắt cuốn sách thứ 8, du khảo Một thời Hà Nội hát (NXB Trẻ ấn hành), cũng nằm trong mạch nguồn đó.
Chân dung Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lê Minh Khuê... được khắc họa trên trang viết trong trẻo của nhà thơ.
Sách của tác giả Nhật là bản hòa tấu giàu cung bậc cảm xúc, khắc họa tình người, tình yêu âm nhạc trước cuộc sống khốc liệt.
65 tác phẩm xuất sắc được trao tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2018 của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tại Hội nghị tổng kết, trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 diễn ra ngày 9/1 ở Hà Nội.
Chúng ta đi tìm trong thơ tiếng nói của chính mình. Chúng ta nói trong những ước thúc chặt chẽ của ngôn ngữ và âm nhạc. Chúng ta nói chúng một cách tự do.
Cuốn sách “Vào mùa trăng” tập hợp 50 bài thơ tình được sáng tác trải dài theo năm tháng của giáo sư-nhà giáo nhân dân Hà Minh Đức - một trong những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam.
Theo thông tin từ Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, nhà văn Trần Kim Trắc đã qua đời vào ngày 17-11-2018 tại nhà riêng trên đường Cống Lở, phường 15, quận Tân Bình. Tuy nhiên, vì lý do riêng nên gia đình không phát tang; vậy nên công chúng mới được thông báo cách đây hai ngày.
Tác giả Đông Mai kể về tuổi thơ thiếu vắng cha mẹ, đời sống nhọc nhằn trong cuốn "Xuân Quỳnh - một nửa cuộc đời tôi".
Bên cạnh dòng văn học thị trường ăn khách, không ít tác giả trẻ thế hệ 9X đang chọn dấn thân vào mảng đề tài vừa nghe đã khiến người đọc ngần ngại: chiến tranh!
2018 có lẽ là một năm “gặt hái” của văn nghệ Việt Nam trên trường quốc tế. Từ các cuộc thi nhan sắc, đến văn chương công chúng đều chứng kiến những giải thưởng gọi tên Việt Nam. Thậm chí, lĩnh vực xiếc vốn ít được nhắc tới thì anh em Quốc Cơ - Quốc Nghiệp cũng tạo lập những kỷ lục quốc tế và liên tục được truyền thông quốc tế xướng tên…
Sáng 26/12/2018 tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi tổng kết hoạt động năm, trao giải thưởng văn học 2018 và kết nạp hội viên mới.
Hội đồng cuộc thi sáng tác văn học trẻ lần sáu trao hai giải nhì cho tác phẩm "Wittgenstein của thiên đường đen" và "Người lạ".
Ở vào tuổi xấp xỉ 80, đi qua bao nhiêu dâu bể của đời người, ngỡ tưởng đã không còn điều gì có thể khiến ông muộn phiền, phải rơi nước mắt. Ấy vậy mà trong buổi gặp mặt bạn bè và độc giả nhân dịp ra mắt tác phẩm Vườn chanh miệt biển được tổ chức gần đây tại TPHCM, nhà văn Kiệt Tấn (ảnh) với mái tóc trắng cước, vẫn cười nói và vẫn khóc ngon lành. Xúc cảm vẫn còn đong đầy như thuở ông viết Em điên xõa tóc, Đêm cỏ Tuyết, Người em xóm học…
Chiều 15/12/2018, tại nhà sách Văn Việt (số 4 Đinh Lễ, Hà Nội), Nxb. Văn hóa - Văn nghệ Tp. HCM và nhà thơ Nguyễn Phong Việt đã tổ chức sự kiện giao lưu, kí tặng sách nhân dịp tập thơ Chỉ cần tin mình là duy nhất được xuất bản.
Các biên tập viên của tờ The Times Book Reivew vừa lựa chọn những cuốn sách hư cấu, viễn tưởng hay nhất trong năm 2018.
Nhà xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt độc giả bộ ba tác phẩm thuộc thể loại truyện đồ họa: Cô bé ganh tị, Phía sau cánh cửa và Hạ về trên đồi cỏ lau hồng. Đây có thể coi là một thể nghiệm mới của nhà văn, họa sĩ Việt Nam.
Chương trình nghệ thuật “Vừng ơi mở cửa” được ví như cuộc hội ngộ, giao lưu của các thế hệ sinh viên Văn khoa, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Khoa Văn học - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) sẽ được tổ chức tối 7-12 tại khuôn viên ký túc xá Mễ Trì - Hà Nội.