Truy tìm sự thật về kho báu tuyệt mật của vua Minh Mạng

09:57 06/10/2014

Nhắc đến vua Minh Mạng, người đời nghĩ đến ngay hình ảnh của một quân vương nổi tiếng quyết đoán và giai thoại về năng lực giường chiếu phi thường.

Nơi chôn cất thi hài tượng trưng của vua Minh Mạng.

Nhưng ít người biết, vị vua này còn gắn liền với một nghi án về kho báu khổng lồ được cất giấu trong lòng Đại Nội ở kinh thành Huế.

Bởi thông tin ấy, hậu thế sau này đã nhiều lần bỏ công tìm kiếm nhưng không thu được kết quả. Tuy nhiên nó vẫn là một nghi án thế kỷ được nhiều người quan tâm.

Người Pháp đã 3 lần khai quật để tìm kho báu

Hàng thế kỷ qua, giai thoại kho báu khổng lồ bị thất truyền của vua Minh Mạng vẫn là thách thức lớn cho hậu thế. Nhiều lời đồn đại trong dân gian còn cho rằng, kho báu này đã bị “trấn yểm” để mãi mãi trở thành tài sản riêng cho các bậc đế vương Nguyễn triều khi về thế giới bên kia (?).

Mang chút manh mối ít ỏi này đến “gõ cửa” nhà nghiên cứu Phan Thuận An, chúng tôi được ông cho biết: “Hiện nay, tôi đang giữ một vài tài liệu cũng như những thông tin hiếm hoi liên quan đến kho tàng bí mật này của triều Nguyễn. Nguyên dưới thời vua Gia Long (1802 - 1819) và Minh Mạng (1820 - 1840), thực sự có chôn giấu hầm vàng bạc, châu báu trong lòng đất. Đây là thời kỳ hưng thịnh nhất của vương triều nhà Nguyễn nên số của cải được cất giấu chắc chắn không hề nhỏ. Về sau, khi vua Minh Mạng qua đời, toàn bộ những thông tin liên quan đến kho tàng này đều theo ông về với lòng đất”.

Trong các tài liệu nhà Huế học Phan Thuận An sưu tầm được thì bộ sách Đại Nam nhất thống chí (tập Kinh sư),Đại Nam thực lục và Đại Nam Điển Lệ có nhắc đến kho báu của triều Nguyễn dưới thời vua Gia Long gọi là Nội Đồ Gia, được thiết lập ở phía tả của Hưng Khánh thuộc Tử Cấm Thành, qua năm đầu thời Minh Mạng được đổi tên là Nội vụ Phủ.

Cơ quan này quản lý 7 kho với 7 loại vật hạng khác nhau, trong đó kho vàng bạc là quan trọng nhất. Mỗi kho có 12 người chủ thủ canh giữ rất cẩn mật. Năm 1836, kiểm kê cho thấy hầm chứa vàng bạc ở kho này đã chứa đến 200.000 lượng vàng, bạc. Đến năm 1838, kho vàng bạc này được vua Minh Mạng cho di dời và chỉ các đại thần thân cận như Phạm Hữu Tâm, Nguyễn Tăng Minh, Trương Đăng Quế và Hà Duy Phiên mới được chỉ định đến giám sát. Nơi kho báu này dời đến được cho là khu vực bên trái Hoàng thành (tức khuôn viên trường Cao Đẳng Mỹ Thuật ngày nay).

Thông tin hầm bạc đầu tiên của Vua Minh Mạng được phát hiện dưới thời vua Thành Thái. Nhưng khi đó, đất nước đã bị thực dân Pháp đô hộ. Theo đó, vào năm Thành Thái thứ 11 (1899), Khâm sứ Pháp Boulloche sau khi nhận được tin báo của Hoằng Trị quận vương Hồng Tố nói: “Đời Vua Minh Mạng và Thiệu Trị có chôn nhiều bạc trong Đại Nội đã phái quan hội đồng (quận vương Hồng Tố, Thượng thư Bộ Công Nguyễn Thuật, Thượng thư Bộ Lễ Huỳnh Vĩ, Hội biện Sô Lê, Đô Ty, quận công Ưng Huy, Tham biện Tôn Thất Hoài Điển) và phát 100 phu khỏe theo nơi được chỉ đào và tìm thấy 1 hầm bạc ba vết (là loại bạc chuẩn của triều Nguyễn, trên thường có ba cụm chữ triện đóng riêng rời. Khâm sứ đại thần bàn trích 30.000 nén do Thượng thư Bộ Hộ Trương Như Cương, Hội biện Đô Ty chở ra Ngân hàng Hải Phòng đổi lấy tiền chi biện các việc công ích”.



Vua Minh Mạng đã để lại một bí ẩn lớn cho hậu thế.


Đến năm 1915, liên tiếp hai hầm bạc khác được tìm thấy. Trong đó, một hầm khi đào lên kiểm biên phát hiện có đến 60 hòm gỗ với 10.000 hốt bạc và 1 đồng tiền đồng đỏ cùng khắc chữ Phú Thọ Đa Nam, 28 đồng tiền đồng và tấm bia đá khắc 16 chữ dịch nghĩa “Giáp Ngọ ngày tốt, mười vạn bạc ròng, lưu làm quốc dụng, ai dám riêng lòng”. Hầm bạc thứ ba thì được phát hiện khi những người thợ thi công đụng phải phiến đá lớn tại khu vực cửa Tường Loan.

Quá trình đào tìm thấy 1 đồng tiền đồng đỏ, 28 tiền đồng, bia đá khắc 16 chữ với nội dung “Minh Mạng Giáp Ngọ, cất bạc trăm ngàn, của nước không thiếu, chất chứa muôn vàng” và 70 hòm gỗ, bên trong có 10.000 hốt bạc thỏi... Như vậy theo chính sử nhà Nguyễn, đã có ba lần tìm thấy hầm bạc thời Vua Minh Mạng. Cả ba lần tìm kiếm kho báu ấy đều có sự hiện diện, giám sát chặt của người Pháp.

Cuộc khai quật cuối cùng

Gần 100 năm sau lần tìm kiếm cuối cùng của người Pháp, tưởng như sẽ không còn ai nhắc đến kho báu huyền thoại nữa thì trong Đại Nội lại diễn ra một cuộc tìm kiếm mà chưa có tài liệu nào được công bố. Người viết chỉ biết đến sự kiện này từ những chia sẻ của nhà Huế học Phan Thuận An. Chính ông đã chứng kiến toàn bộ quá trình khai quật cũng như một số kết quả thu được từ cuộc đào bới chưa được công bố lần này.

Sự kiện diễn ra vào mùa Đông năm 1988. Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An: “Lúc bấy giờ, một số cán bộ có thẩm quyền của bộ Nội vụ (cũ) vào Bình Trị Thiên (cũ) phối hợp với Sở Công an và Tỉnh ủy để cho đào. Dĩ nhiên, mọi việc đều được tiến hành trong vòng bí mật. Một góc của Tử Cấm thành bị phong tỏa và được canh gác kỹ lưỡng. Lực lượng đào gồm khoảng 10 người thuộc về lực lượng trinh sát chính trị và kinh tế của Sở Công an Bình Trị Thiên đóng tại Huế. Chính những người đào cũng chẳng được cho biết làm mình đang đào tìm gì, cứ nghĩ rằng có lẽ việc đào bới tìm tòi này liên quan đến một vụ án chính trị hoặc kinh tế nào đó. Hoặc đào hầm vũ khí chôn giấu từ trước năm 1945”.

“Trước hết, lực lượng tìm kiếm đào thám sát ba hố gần bờ hồ và gần một gốc cây đại thụ nằm không xa chân tường, phía trong của Tử Cấm Thành. Sau khoảng ba tuần đào bới thấy được một viên đá có hình thù và diện mạo hơi lạ, cỡ lớn hơn viên bờ lô. Nó nằm ở bậc thềm xây để bước xuống một cái hầm nay đã bị lấp. Trên mặt viên đá có một dấu về khả nghi. Người ta đoán rằng có lẽ đó là chữ Hán viết thảo để cho biết kho vàng nằm ở đâu. Viên đá được đem về Sở Công an rồi dùng xe chở đi nhờ nhà sư ở các chùa và các vị túc nho ở Huế đọc chữ Hán ấy.

Tất cả các vị đều không nhận ra là chữ gì. Viên đá được đem về Phòng An ninh kinh tế của Sở Công an đặt vào tủ kính kèm theo hồ sơ nói về lai lịch và kích thước của nó. Sau đó mấy tuần, Sở Công an thông báo và mời Công ty quản lý di tích lịch sử và văn hóa Huế sang nhận viên đá về để nghiên cứu. Được xem tận mắt, chúng tôi thấy các dấu vết hằn sâu trên một góc của mặt viên đá chỉ là một sự xói mòn tự nhiên, một hiện tượng thoái hóa của các thớ đá thiếu độ bền so với các thớ đá xung quanh. Hiện nay, viên đá vẫn còn để lại tại cơ quan này”, nhà nghiên cứu Hồ Thuận An khẳng định.

Tìm đến Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, chúng tôi không còn thấy viên đá nhà nghiên cứu Phan Thuận An nhắc đến được trưng bày nữa. Ông Phan Thanh Hải - Giám đốc trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết: “Vì một số lý do, chúng tôi không thể cho người ngoài tiếp cận viên đá đó nữa. Nó chỉ dùng để phục vụ vào mục đích nghiên cứu của các nhà chuyên môn. Nhưng cho tới giờ thì chúng tôi vẫn chưa nhận được kết quả nào có giá trị về hòn đá từ những nhà nghiên cứu. Cho dù đã có nhiều người tới xem xét và ghi lại những gì thể hiện trên bề mặt của viên đá này”.

Kho báu khổng lồ ở đâu?

Quá trình tìm hiểu về kho vàng bạc của vua Minh Mạng, chúng tôi được cụ N.B.T (83 tuổi, xin được giấu tên, là hậu duệ của một vị quan triều Nguyễn) cho biết: “Hồi còn nhỏ, tôi có nghe cha mình kể lại những câu chuyện về kho báu của nhà vua. Chỉ biết rằng lời đồn về kho vàng ấy là có thật vì khu vực mà vua để vàng bạc trước kia được cho người canh giữ vô cùng cẩn mật. Theo truyền thuyết, thì sau khi khiêng hàng trăm thậm chí hàng ngàn rương vàng bạc, châu báu đặt vào các thạch thất, toán lính đã tình nguyện chết mang theo bí mật xuống mồ với tinh thần “vua kêu tử thần tử”. Chỉ duy nhất vua Minh Mạng là người nắm giữ mật đồ chôn các kho báu”.

 

 

Theo Gia đình & Xã hội

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Chiều 05/11/2009, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế  phối hợp với  Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc phòng tranh của tác giả Hoàng Xuân Định, tại 26 Lê Lợi.

  • Kỷ niệm 10 năm Đại hồng thuỷ Thừa Thiên Huế 1999- 2009, Tạp chí Sông Hương số 249 tháng 11/2009 thực hiện Chuyên đề LỤT. Chuyên đề nhằm tưởng nhớ niệm các nạn nhân đã bị trôi trong cơn nước dữ, nhắc lại những điều khủng khiếp không thể nào quên mà thiên nhiên đã bạo hành; nhắc lại để thêm tri ân nghĩa đồng bào, tri ân những tấm lòng nhân ái, hào hiệp còn mãi quanh ta... của các tác giả đã từng chứng kiến trận lũ lịch sử 1999. Ngoài ra còn có các bài viết mới của các tác giả nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Chiều ngày 28/10, tại Toà soạn Tạp chí Sông Hương, Chi hội Nhà báo Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2009- 2011.

  • Chiều 13/10, Văn phòng đại diện Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tại Huế đã tổ chức lễ ra mắt tại Nhà Văn hoá thành phố.

  • Hướng đến kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, chiều ngày 10/10, tại số 4 Hoàng Hoàng Hoa Thám, Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ Thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Văn hoá và Thông tin thành phố Huế đã khai mạc phòng triển lãm tranh Cảm xúc từ những Cố Đô.

  • Chiều ngày 6/9, tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban chỉ đạo Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo về Hội nghị tổng kết Phong trào xây dựng làng văn hoá giai đoạn 1997-2009 và tuyên dương làng văn hoá tiêu biểu Thừa Thiên Huế năm 2009, Hội nghị sẽ diễn ra vào ngày 8/10 tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh.

  • Chiều ngày 21/9, Hội Liên hiệp VHNT, Hội Nhà Văn tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với  Trung tâm giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức “Hội thảo Văn học Nhật Bản” tại trụ sở Hội LH VHNT, 26 Lê Lợi, Huế.

  • Chiều ngày 19/9, tại số 4 Hoàng Hoa Thám, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá và Thông tin TP Huế và hoạ sỹ Lê Duy Đoàn cùng phối hợp tổ chức phòng triển lãm tranh sơn dầu mang tên “Lạ”.

  • Sáng ngày 7/9, tại thành phố Huế, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức khai giảng Lớp tập huấn, bồi dưỡng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cho đội ngũ làm công tác lý luận, phê bình và chỉ đạo, quản lý văn hóa nghệ thuật ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

  • Sáng 6/9, tại trụ sở 130/7 Đặng Thái Thân, TP Huế, Trung tâm Phát triển Cộng đồng và Công tác Xã hội ( tên viết tắt là CODES) đã công bố thành lập và tổ chức lễ công bố sứ mệnh CODES,  đồng thời ký kết hợp tác giữa CODES với các đối tác: Trung tâm vì sự phát triển miền núi (CSDM) Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển vùng duyên hải (CMD) thuộc trường ĐH Khoa học Huế, Công ty Cổ phần truyền thông Nghệ thuật hiện đại VN (VMA) ở Hà Nội,Tạp chí Sông Hương,  trường Tiểu học Kim Long (Huế).

  • Chào mừng kỷ niệm 64 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9 (1945- 2009) và 40 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều ngày 1/9, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Hội Mỹ thuật, Hội nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá Thể thao thành phố Huế tổ chức triển lãm Mỹ thuật Mùa thu 2009 tại số 4 Hoàng Hoa Thám và phòng trưng bày các tác phẩm Nhiếp ảnh đạt giải trong 30 năm qua tại 26 Lê Lợi, Huế.

  • Ngày 13/8/2009, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Di sản Thế giới UNESCO – Đại học Waseda đã tổ chức Hội thảo Quốc tế về Nghiên cứu Bảo tồn Di tích Huế và Dự án Phục nguyên Điện Cần chánh.

  • Tối ngày 8/8, tại Nhà Thiếu nhi Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ Thuật, Sở Giáo dục và Đào tạo- Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo - thành phố Huế cùng đơn vị sở tại đã phối hợp tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập Câu lạc bộ sáng tác văn học Sao Khuê (1979- 2009) và Trao giải sáng tác văn thơ thiếu nhi 2009.

  • Ngày 25/7, tại 197 đường Âu Cơ, Ban biên tập Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật cộng tác viên tại Hà Nội.

  • Sáng ngày 16/7, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt đã phối hợp với Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức buổi gặp mặt các nhạc sỹ nhằm trao đổi về công tác bảo hộ bản quyền các tác phẩm âm nhạc.

  • Tối ngày 5/6, tại xã Quảng Ngạn, UBND huyện Quảng Điền, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức đêm công diễn tác phẩm và bế mạc Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật Quảng Điền.

  • Tối ngày 11/6, tại sân vận động Tự Do Huế, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Công ty TNHH Bia Huế, Hội doanh nghiệp Tỉnh, Công ty Quảng cáo và Tổ chức sự kiện Hải Vân tổ chức đêm nhạc từ thiện Thêm ánh sáng cho đời, nhằm gây quỹ giúp đỡ 300 bệnh nhân nghèo mổ mắt do bệnh đục thuỷ tinh thể.

  • Chiều 6/6, tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức lễ công bố danh hiệu “Lăng Cô-  Vịnh đẹp thế giới”. Lăng Cô là vịnh thứ ba của Việt Nam được Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp thế giới (Worldbays Club) ghi tên vào danh sách, trở thành một trong 30 vịnh đẹp nhất thế giới.

  • Chào mừng 84 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2009), số 244 tháng 6/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu... 

  • Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi, trưa ngày 31/5, tại 37 Lê Ngô Cát, thành phố Huế, Câu lạc bộ ca Huế Phú Xuân thuộc Trung tâm Văn Hóa thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Sông Hương và Hội giúp đỡ người khuyết tật Việt Nam Rose đã tổ chức Liên hoan cho các em của Trung tâm Bảo trợ trẻ em Thủy Xuân và Gia đình trẻ em đường phố 108 Chi Lăng.