Nằm bên bờ Sông Hương, một ngôi trường cổ kính, không gian rộng rãi và thoáng mát, kiến trúc đẹp, có truyền thống vẻ vang nhất nước ta. Từ ngày thành lập đến nay, Quốc học Huế luôn là điểm hội tụ, đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước…
Cách đây 117 năm, ngày 17/9 năm Thành Thái thứ 8 (tức ngày 23/10/1896) trường được thành lập theo chỉ dụ của nhà vua yêu nước Thành Thái. Trường Quốc học thời đó là trường chính của toàn xứ Trung kỳ với 4 lớp tiểu học và 4 lớp trung học. Tuy là trường chính của toàn xứ, mà chỉ là hai dãy nhà tranh sơ sài. Nếu trước cổng không có tấm biển chạm sơn son thếp vàng 6 chữ Hán “Pháp tự Quốc học trường môn” thì không ai biết đó là trường học. Nhận xét ấy đâu phải là quá đối với hai căn nhà xiêu vẹo, dựng trên khu sân lầy lội. Nhà tranh, vách đất, mái rạ lợp cẩu thả, mà thời tiết Huế lại mưa nắng bất thường nên ngày mưa, cũng như ngày nắng cả thầy và trò phải đội nón trong lớp. Đến năm 1914, Trường Quốc học được xây dựng bằng gạch ngói, khánh thành vào năm 1918 và tồn tại đến nay.
Trải qua những năm tháng theo lịch sử dân tộc, thực hiện các mục tiêu đào tạo khác nhau, nhưng truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, tình bạn nghĩa thầy, học để làm người… vẫn được giữ gìn phát huy cao độ. Lịch sử của trường gắn liền với bao thế hệ thầy cô giáo, nhiều người đã nêu những tấm gương sáng về lòng yêu nước, ý chí chống ngoại xâm từ trên bục giảng của học đường, trên chính trường của xã hội, đó là các thầy Lê Văn Miên, Hoàng Thông, Võ Liêm Sơn, Lê Viết Lượng, Đặng Thai Mai, Nguyễn Đóa, Ngô Kha.
117 tuổi, Trường Quốc học Huế với bao kỉ niệm và thay đổi, nhưng có một kỉ niệm thiêng liêng nhất của nhà trường là những năm tháng Bác Hồ học ở mái trường này. Mùa Hè năm 1907, học trò Nguyễn Sinh Cung vào học năm thứ nhất Trường Quốc học Huế. Mặc dù với những điều kiện học tập cũng như đời sống gia đình khó khăn, thiếu thốn, nhưng suốt thời gian học ở Trường Quốc học, cậu Cung luôn là học sinh xuất sắc. Trong cuốn lịch sử của trường ghi: “Học ở Trường Quốc học, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Sinh Cung) học đều khá các môn. Hán văn thì không ai bì kịp, Pháp văn thì vững vàng hơn bất kì một học sinh Nghệ Tĩnh nào khác. Bạn bè rất khâm phục trí nhớ phi thường của Nguyễn Tất Thành. Mỗi lần thầy giáo viết bài học thuộc lòng lên bảng, các bạn chép vào vở chưa xong Nguyễn Tất Thành đã thuộc lòng rồi. Nhiều bài làm của Nguyễn Tất Thành được các thầy giáo khen trước lớp. Thầy giáo Quel gec đã nói về Nguyễn Tất Thành: “Cung làm bài luận bằng thơ, ấy là một học sinh thông minh và thật đặc biệt”. Một thầy giáo người Pháp khác đã nhận xét về Nguyễn Sinh Cung: “Con người này nếu không thiên hướng cách mạng thì có thể trở thành một nhà văn hay một nhà bác học lớn”. Năm 1908 phong trào Duy Tân chống sưu thuế bùng nổ khắp miền Trung, nhất là ở Huế, nơi có tòa Khâm sứ của thực dân Pháp. Dân chúng 6 huyện ồ ạt kéo nhau lên Huế chật đường, chật chợ, đâu đâu cũng vang lên những khẩu hiệu đòi giảm xâu, giảm thuế. Nguyễn Sinh Cung tích cực tham gia vào phong trào đấu tranh này. Tháng 4/1909, người thanh niên yêu nước Nguyễn Sinh Cung quyết tâm rời ghế nhà trường ra đi tìm đường cứu nước.
Trường Quốc học Huế thành sân ga đưa Người đi học làm cách mạng và đón Người về hoạt động bí mật. Những hạt giống đỏ gieo trên đất Kinh đô Huế thành hàng cây, rừng cây tươi xanh của giai cấp vô sản. Những học trò xuất sắc trở thành niềm tự hào của trường như: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trần Phú, các đồng chí Hà Huy Tập, Nguyễn Chí Diểu, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu… Trong bài bút kí: “Những kỉ niệm về Huế”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Tại Trường Quốc học Huế, tuổi niên thiếu của tôi đã đến với bình minh của thời đại. Thời đại của dân tộc ta, nhân dân ta và đứng lên đấu tranh và đấu tranh thắng lợi vì độc lập tự do, vì CNXH.
Trường Quốc học Huế có nhiều học trò trở thành những nhà khoa học, những học giả, văn nghệ sĩ có tiếng ở trong nước và thế giới như Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng; Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn; Giáo sư, bác sĩ Đặng Văn Ngữ; Nhà giáo nhân dân Nguyễn Cảnh Toàn, Ngụy Như Kon Tum, Đặng Xuân Lâm, Nguyễn Lân… Ngày nay, thầy trò Trường Quốc học Huế đang nối tiếp mạch chảy vẻ vang ấy, trở thành một trong ba trường học phổ thông chất lượng cao trong cả nước. Đây là những mẫu hình tiên tiến của bậc trung học phổ thông trong đó chất lượng đào tạo được đặt lên hàng đầu, để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, hòa nhập với cộng đồng khu vực và quốc tế.
Theo nguoicaotuoi.org.vn
Ngày 19/2 (mùng 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại xã Phú Mậu – TP Huế đã diễn ra lễ Hội truyền thống vật làng Sình. Đông đảo người dân và du khách đến tham gia.
Sáng ngày 18/2 (tức 9 tháng giêng năm Giáp Thìn), tại Trung tâm văn hóa Huyền Trân đã khai mạc lễ hội đền Huyền Trân với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân”.
Sáng ngày 16/2, Thừa Thiên huế đã đón 2.816 khách du lịch đến từ nhiều quốc gia cùng 1.188 thuyền viên trên chuyến tàu du lịch quốc tế CELEBRITY SOLSTICE cập cảng Chân Mây.
Sáng 16/2 (tức Mùng 7 tháng Giêng), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ hạ nêu và khai ấn cung chúc tân Xuân Giáp Thìn 2024 tại Triệu Miếu và Thế Miếu thuộc Đại Nội Huế.
Sáng 16/2, UBND tỉnh đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn 2024 tại khu vực Cồn Dã Viên, thành phố Huế.
Trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lượng khách đến Huế tham quan các điểm di tích, điểm du lịch tăng cao. Từ ngày 07/02 đến ngày 15/02/2024 (nhằm ngày 28 tháng Chạp đến ngày mồng 06 tháng Giêng) Thừa Thiên Huế đón khoảng 102.000 lượt khách đến tham quan.
Ngày 15/2 (tức mồng 6 Tết Giáp Thìn), hội vật truyền thống làng Thủ Lễ (thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) chính thức khai hội, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, cổ vũ.
Sau gần 2 tuần diễn ra với không gian đặc sắc trải dài bên dòng Hương, chiều 14/02/2024, (mồng 5 Tết Giáp Thìn), tại khu vực trước trường Quốc Học Huế, UBND thành phố Huế tổ chức Bế mạc Hội Xuân Giáp Thìn - 2024.
Mô hình hai con rồng chầu mặt nguyệt ở bia Quốc Học Huế được lấy cảm hứng từ ấn "Quốc gia tín bảo", thiết kế tạo ra khí thế hiên ngang, ung dung tự tại giữa mây lành của rồng, như một lời cầu chúc cho một năm mới tốt lành, phát triển và bứt phá dành cho tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế vừa thông tin sẽ mở cửa đón cộng đồng nhân dân và du khách nội địa tham quan miễn phí các điểm di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế.
Chiều 03/2, tại Công viên Lý Tự Trọng, UBND thành phố Huế tổ chức lễ khai mạc Hội Xuân Giáp Thìn 2024.
Sáng ngày 3/2, Công ty Cổ phần KIM LONG Motors Huế tổ chức Chương trình ra mắt xe Bus thương hiệu KIM LONG và Lễ ký kết hợp đồng, bàn giao xe cho đối tác.
Sáng 02/2, Ban tổ chức Chương trình Tết Huế tổ chức lễ khai mạc Festival Tết Huế và Chương trình tết Huế năm 2024.
Sáng 2/2 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội báo Xuân Giáp Thìn – 2024 chủ đề “Báo chí Thừa Thiên Huế - Tiên phong, đổi mới trước yêu cầu chuyển đổi số”.
Chiều ngày 1/2, tại Tạp chí Sông Hương, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức triển lãm tranh Mùa Xuân – Con giáp năm 2024.
Sáng 30/1, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo công bố Thể lệ Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VII (2018 - 2023).
Sáng 30/1, Ban tổ chức Chương trình Tết Huế năm 2024 tổ chức họp báo để thông tin về mục đích, ý nghĩa và một số hoạt động trong khuôn khổ chương trình Tết Huế năm 2024.
Sáng ngày 29/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tổ chức buổi gặp mặt hơn 1700 nhân sĩ, trí thức nhân dịp xuân Giáp Thìn 2024.
Sáng ngày 28/1, UBND tỉnh tổ chức phát động phong trào "Ngày Chủ nhật xanh" năm 2024. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Giám đốc WWF – Việt Nam, Văn Ngọc Thịnh; các vị trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo tỉnh cùng hơn 1.000 cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên và Nhân dân.
Ngày 26/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 108/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.