Trương Đăng Dung với thơ - thời - gian

08:16 18/07/2011
Anh không thấy thời gian trôi thời gian ở trong máu, không lời ẩn mình trong khóe mắt làn môi trong dáng em đi nghiêng nghiêng như đang viết lên mặt đất thành lời về kiếp người ngắn ngủi.(T.Đ.D)

Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy - Ảnh: internet

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if !mso]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

1. Bạn đọc trước đây đã từng quen với một Trương - Đăng - Dung - lý - luận, thì từ đây sẽ quen với một Trương - Đăng - Dung - thơ, những chiều kích khác nhau của một con người. Làm lý luận, Trương Đăng Dung thích thứ lý luận thuần túy, làm việc với các ý tưởng để sản sinh ra ý tưởng. Lý luận văn học của anh, vì thế,  gần với triết học, hoặc đi ra từ triết học. Mà triết học với thi ca thì, như Aristote nói, là hai chị em ruột. Bởi vậy, nhìn ở cấp độ này, người ta không hề ngạc nhiên thấy nhà lý luận Trương Đăng Dung làm thơ.

2. Khác với nhiều người chỉ làm thơ khi đã về hưu, hoặc sớm hơn “nghỉ quản lý”, tức sau khi đã đạt được những viên mãn nào đó trên chính trường hoặc trong học thuật, mới làm thơ, theo cái truyền thống “trẻ Nho già Lão” (trẻ văn xuôi già thơ) của Đông Á, thì Trương Đăng Dung làm thơ khi còn là sinh viên đại học và liên tục cho đến ngày nay. Nhưng khoảng cách thời gian kể từ khi những bài thơ đầu tiên của anh được in ở báo Văn nghệ (1978) đến khi thơ anh xuất hiện lại trên tạp chí Sông Hương (2002) là hai mươi bốn năm. Bao năm qua, theo cách nói của Nietzsche, anh bị chi phối bởi “sức mạnh phản ứng”, nên dồn tâm trí nhiều vào việc đi tìm chân lý, dĩ nhiên với anh là chân lý học thuật. Và, lệ thường, một khi đã khẳng định chân lý này thì phải phủ nhận chân lý kia. Người ta phải đi vào khoa học, và với Trương Đăng Dung là khoa học văn học, là vì thế. Và cũng vì thế mà sức mạnh nguyên thủy nguyên khối trong con người bị phân chia, cuộc sống trở nên bị thiến hoạn. Dù là để tạo nên công trình khoa học đầy tính chiến đấu. Nhưng ngày càng, ở Trương Đăng Dung, “sức mạnh hoạt năng” vốn thuộc về nghệ thuật càng trở nên chiếm ưu thế. Thẩm mỹ cũng có xung đột, nhưng là thứ xung đột để ngỏ, không vì sự đúng sai mà vì sự khác biệt. Nghệ thuật, nhất là thơ, nhờ thế bảo toàn được sức mạnh uyên nguyên và sự đa dạng đời sống và thẩm mỹ.

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif][if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif][if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]Nhà thơ Trương Đăng Dung - Ảnh: vienvanhoc.org.vn

3. Khoảng dăm năm trước đây, tôi, Trương Đăng Dung và Bửu Nam đi ăn tối ở Huế xưa và bàn phiếm về văn học. Nhân đà hứng chuyện, Bửu Nam nói sau này có lẽ Trương Đăng Dung “tồn tại” không phải nhờ những công trình lý luận của anh, mà bằng những bài thơ anh cho đăng tải gần đây. Lúc ấy, tôi thấy Trương Đăng Dung thoáng sững người, im lặng. Tôi vội ra hiệu cho Bửu Nam đừng nói tiếp và lảng sang chuyện khác. Nhưng gần đây, tại một quán cà phê ở Hà Nội, lời nhận xét này vô tình lại được thốt ra từ miệng một người bạn khác của Trương Đăng Dung. Lần này, tôi đã thấy anh mỉm cười vui vẻ. Thơ Trương Đăng Dung càng xuất hiện nhiều trên Sông Hương và tạp chí Thơ, càng được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao, thì càng khẳng định thêm điều đó ở anh. Và, giờ đây, tập thơ Những kỉ niệm tưởng tượng được trình làng. Sự kiện này không nói lên rằng con người thơ Trương Đăng Dung chiến thắng con người lý luận trong anh, mà chứng tỏ là trong “hoàn cảnh hậu hiện đại”, khi các “thần tượng” của Nietzsche hoặc các “đại tự sự” của Lyotard bị hoài nghi và sụp đổ, chân lý trở nên tương đối bởi sự đa nguyên và đa thể của nó, thì đây chính là thời của văn chương nghệ thuật. Trương Đăng Dung, tôi nghĩ, bao giờ cũng là người - của - hiện - tại, như tự ngôn của Picasso, “tôi không tiến đi đâu cả, tôi là hiện tại”.

4. Có thể nói, thơ Trương Đăng Dung là thơ - thời - gian. Người Việt ta, kể từ khi tiếp nhận văn minh phương Tây là bắt đầu từ giã thời gian truyền thống, thứ thời gian quay theo vòng quay của mùa màng hoặc sự tuần hoàn của vũ trụ, để chấp nhận thời gian khoa học, tuyến tính. Từ đó, với họ, thời gian một mặt là sự thành công, là của cải, tiền bạc, mặt khác là cái chết, một cái chết không thể đảo ngược, không thể cứu vãn. Thời gian, vì thế, trở thành một ám ảnh. Thơ Mới, nhất là thơ Xuân Diệu, là những tiếng nói khắc khoải muốn vượt qua nỗi - ám - ảnh - thời - gian này. Thơ Trương Đăng Dung đôi khi còn vương lại chút thời gian cũ như chiếc lá cuối cùng của mùa đông trước. Nhưng, nhìn chung, thơ anh đã có một thời gian khác. Nếu thời - gian - Thơ - Mới là thứ thời gian, dù chi phối con người một cách rốt ráo, thì vẫn cứ là cái bên ngoài con người, là khung của một đời người. Trong khi đó, thời - gian - thơ - Trương - Đăng - Dung là thời gian bên trong con người, thời gian chính là con người, hay nói như M. Heidegger, một triết gia mà Trương Đăng Dung sùng mộ, tồn tại và thời gian, tồn tại thời gian. Có lẽ, chính thứ thời gian có tính kiến tạo này đã làm cho mọi sự trên đời này đều mang tính quy ước, đều là sự thỏa thuận của ngôn ngữ, đúng hơn của trò chơi ngôn ngữ. Thơ Trương Đăng Dung hẳn vì thế mà có không khí hậu hiện đại.

5. Trương Đăng Dung là nhà thơ có tư tưởng. Mỗi bài thơ, thậm chí mỗi câu thơ của anh đều gửi gắm đến cho người đọc một thông điệp nào đó về cuộc đời. Có điều, khác với thơ cổ điển, thông điệp thơ anh không phải là những bưu kiện để người đọc nhận trọn gói, mà là những chấm phá phía chân trời vẫy gọi người đọc đến thám mã và đồng sáng tạo. Bởi lẽ mọi ý tưởng có sẵn, đúng cho tất cả mọi người đều là những ý tưởng đã hóa thạch, còn những tư tưởng sống thì đều đang vận động, dang dở và chưa hoàn kết. Tuy nhiên, làm một nhà thơ tư tưởng là rất khó. Nếu anh để cho một “sứ mệnh” nào đó lấn át ngôn ngữ, thì yếu điểm lập tức trở thành điểm yếu. Rất may là tư tưởng thơ Trương Đăng Dung không đông đặc mà trôi chảy với một khí lực mạnh mẽ vào từng câu chữ, khiến ngôn ngữ thoát khỏi được thân phận công cụ, để có đời sống tự thân, đôi khi tự phát sinh tư tưởng. Nhờ thế, trên đường đến với ngôn ngữ, mỗi bài thơ Trương Đăng Dung là một trạng - huống - ngôn - ngữ - nhân - sinh của anh. Và, qua anh, của người đọc.

Kon tum, đêm 13 - 1 - 2011
ĐỖ LAI THÚY



TRƯƠNG ĐĂNG DUNG


Không đề


Em nói mùa xuân, anh chỉ nghe
em nói trời xanh, anh chỉ nghe
nói đi em, mặt trời sắp lặn
nói đi em, mặt trời sắp lặn.

Em hỏi niềm vui nào anh đã thấy?
anh không còn nhớ nữa, hôm nay.
em hỏi trang thơ nào anh đã đọc?
anh không còn nhớ nữa, hôm nay.

Em nói trời xanh, anh chỉ thấy mắt em
em nói mùa xuân, anh chỉ thấy môi em
hoàng hôn xuống đã trùm lên hết thảy
bóng hai ta nhỏ bé giữa đất này.


Trong quán café Piano


Tiếng dương cầm rơi
người nghệ sĩ đã ra đi vĩnh viễn.

Những người đàn bà đêm đêm vẫn đến
mắt nhìn vào cây đàn
những lo toan
mưa giăng từ mái nhà của họ.

Những người đàn ông đêm đêm vẫn đến
mắt nhìn vào khoảng không
kí ức buồn
gió thổi từ hiên nhà của họ.

Những thiếu nữ đêm đêm vẫn đến
mắt nhìn vào phím đàn
nỗi bất an
đến từ tuổi thơ của họ.

Những chàng trai đêm đêm vẫn đến
mắt nhìn vào bức tường
nỗi khắc khoải
đến từ ngày mai của họ…

Quán cafe Piano
những người xa lạ
ánh mắt nhìn không biết để vào đâu.
                                   
Huế, 3/2011

(268/06-11)




Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN TRỌNG TẠOCó người làm thơ dễ dàng như suối nguồn tuôn chảy không bao giờ vơi cạn. Có người làm thơ khó khăn như đàn bà vượt cạn trong cơn đau sinh nở. Có người không đầy cảm xúc cũng làm được ra thơ. Có người cảm xúc dâng tràn mà trước thơ ngồi cắn bút. Thơ hay, thơ dở, thơ dở dở ương ương tràn ngập chợ thơ như trên trời dưới đất chỉ có thơ. Thơ nhiều đến ngạt thở chứ thơ chẳng còn tự nhiên như hơi thở mà ta vẫn hoài vọng một thời.

  • THẠCH QUỲSuốt đời cần mẫn với công việc, luôn mang tấm lòng canh cánh với thơ, vì thế, ngoài tập “Giọng Nghệ” in riêng và bao lần in chung, nay Ngô Đức Tiến lại cho ra tập thơ này.

  • Trong đội ngũ những người hoạt động văn nghệ tại Thừa Thiên Huế, bên cạnh các Hội chuyên ngành trực thuộc Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (như Hội Nhà văn, Hội Mỹ thuật, Hội Âm nhạc…) có một tổ chức gọi là “Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế”(CHNV).

  • Hà Khánh Linh xuất thân trong một gia đình khoa bảng nổi tiếng ở Huế. Tên khai sinh của chị là Nguyễn Khoa Như Ý. Năm 20 tuổi, đang học dở dự bị đại học Khoa Học Sài Gòn thì chị quyết định bỏ học để gia nhập quân Giải phóng. Từ đó cho đến khi nghỉ hưu chị đã từng đi dạy, làm phóng viên Đài phát thanh Giải phóng, Đài phát thanh Bình Trị Thiên, làm biên tập, Thư ký Tòa soạn rồi Phó tổng biên tập Tạp chí Sông Hương. Chị quen biết và giao tiếp khá rộng từ các vị quan chức đến các vị đại đức, linh mục, trí thức... cùng những năm tháng gian khổ ở chiến trường Trị Thiên, những chuyến đi thực tế ở Căm pu chia... đã giúp chị có một vốn sống hết sức phong phú.

  • Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ra và lớn lên bên bờ sông Kiến Giang thơ mộng. Nhưng tuổi thơ của chị chứa đầy buồn đau và nước mắt: Mẹ không có cửa nhà/  Em đứa trẻ vắng cha/ Như mầm cây trên đá/ Biết khi nào nở hoa? Nỗi tuyệt vọng cứ ám ảnh suốt cả tuổi thơ của chị. Trong một bài thơ đầu tay chị viết: Tuổi thơ tôi như ráng chiều đỏ lựng/ Hắt máu xuống dòng sông đen.

  • Trần Thùy Mai bắt đầu được các bạn trẻ yêu thích văn chương ở Huế biết đến khi chị đang học ở trường Đồng Khánh những năm trước giải phóng (1975). Tốt nghiệp vào loại xuất sắc, chị được giữ lại làm cán bộ giảng dạy ở trường đại học Sư phạm Huế. Dạy ở trường đại học Sư phạm Huế được một vài năm, chị chuyển sang làm công tác biên tập ở nhà xuất bản Thuận Hóa. Đây là một quyết định khá táo bạo và sáng suốt. Làm việc ở nhà xuất bản, chị có điều kiện viết lách hơn.

  • LÊ HUỲNH LÂM                 (Đọc Viết bên Hộ Thành hào - thơ Nguyên Quân -, Nxb Thuận Hoá, 2009)Giữa những đổ nát hoang tàn quá khứ và hiện tại, khi mà thang giá trị bị đảo lộn, những mảnh vỡ đang vung vãi mọi nơi, tác giả lại tìm đến Hộ Thành hào để nhìn ngắm cõi lòng đang hỗn hênh mọi thứ và như chợt nhận ra niềm hy vọng mỏng mảnh, anh đã Viết bên Hộ Thành hào.

  • HOÀNG DIỆP LẠCBất chợt giữa một ngày mưa gió, nhìn những hạt nước toé lên từ mặt đất như những đoá hoa mưa. Một loài hoa của ảo giác. Có thể trong tâm trạng như vậy, Lê Tấn Quỳnh chợt hỏi:Hoa vông vangCó hay không

  • ĐINH NAM KHƯƠNG(Thơ Tuyết Nga - NXB Hội Nhà văn 2002)

  • NGUYỄN VĂN HOA1. Cuối thế kỷ 20, tôi làm cuốn sách “Tuyển tập thơ văn xuôi Việt Nam và thế giới” cùng tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thiện (Viện Văn học Việt Nam), trong tập sách này gồm phần học thuật và phần tuyển thơ Việt Nam và Thế giới. Phần thơ Việt có nhiều tác giả sinh sống ở Huế, ngẫu nhiên-tình cờ có hai nhà thơ có thơ trong tập này, đó là Hải Bằng và Hải Trung.

  • NGA LINH NGA1. Xuất bản mười hai tập thơ, mười hai tập văn xuôi, một tập nhạc; viết mười hai kịch bản phim chân dung, hai mươi lời bình cho các phim khác, biên soạn hai mươi tập nhạc... điều thật khó tin ở một người nổi tiếng rong chơi, thích cao đàm khái luận, thường không mấy khi vắng mặt nơi những cuộc rượu của đám văn nghệ Hà Thành như Nguyễn Thụy Kha.

  • L.T.S: Trong vài năm lại đây, ở Huế, chưa có tập sách nào ra đời lại gây được “hiệu ứng ngạc nhiên” cho bạn đọc như một hiện tượng ngoài tập Thơ Trà My của Nguyễn Xuân Hoa ấn hành vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Huế và Đà Nẵng vừa qua. Ngoài các bài viết giới thiệu, phê bình in trên nhiều tờ báo trung ương và địa phương, Sông Hương vẫn tiếp tục nhận được thêm các ý kiến cảm thụ về tập thơ này.Xin trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNG           (Đọc tập thơ Trà My của Nguyễn Xuân Hoa)

  • YÊN CHÂU          (Đọc Thơ Trà My của Nguyễn Xuân Hoa)Giống như những cây xanh bói muộn bất ngờ cho một mùa hoa trái, thơ Nguyễn Xuân Hoa xuất hiện đột ngột như vậy. Anh không cho in rải rác đâu đó, cũng không đọc thơ ở những cuộc gặp gỡ bạn bè. Im lặng, đùng một cái cho ra hẳn một tập thơ. Thơ Trà My của nguyễn Xuân Hoa đã đến với bạn bè như vậy.

  • BÙI ĐỨC VINH            (Nhân đọc tập thơ “Cho người tôi thương nhớ”-NXB Hội Nhà văn 2004)Có một chàng thi sĩ phong tình đi lang thang vô định trên nẻo đường mưa bay gió tạt, chợt lơ đãng nhận ra mình là kẻ bị tình yêu truy nã trong bài thơ “Nhận diện” anh đã tự thú với trái tim thổn thức của mình.

  • INRASARA           (Đọc Mang, tập thơ của Phan Trung Thành, Nxb, Trẻ TP.Hồ Chí Minh, 2004.)Dòng Seine và cầu Mirabeau, cuộc tình với người tình. Sông đi và cầu ở lại, cuộc tình tan nhưng người tình thì ở lại. Mãi mãi ở lại, cùng nỗi buồn ở lại.                Con sông nào đã xa nguồn                Thì con sông đó sẽ buồn với tôi                                                (Thơ Hoài Khanh)

  • THANH THIỆNBốn mùa yêu là tập thơ tình mang ý nghĩa "vật chứng" cho một biệt lập tâm hồn có tên là Lưu Ly. Người thơ này dường như luôn đắm mình trong giai điệu tình yêu muôn thuở giữa ba ngôi Trao - Nhận - Trả và đã chọn cách trả sòng phẳng nhất cho sự nhận của mình là trả vào thơ.

  • NGUYỄN VĂN HOA(Nhân đọc Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường)Tôi đã đọc nhiều tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường và tôi cũng đã gặp ông trực tiếp đôi ba lần ở Huế và Hà Nội. Nhưng ấn tượng nhất là buổi hội ngộ của gia đình tôi với ông ở nhà nhà thơ Ngô Minh ở dốc Bến Ngự Huế.

  • HOÀNG VŨ THUẬT         (Thơ Chất trụ của Nguyễn Hữu Hồng Minh- Nxb Thuận Hoá 2002)Nguyễn Hữu Hồng Minh không làm cái phép phù thuỷ đưa độc giả tới một không gian rắc rối. Quan niệm về thơ của anh được trình bày rất nghiêm túc qua bài “Chất trụ”, lấy tên cho tập thơ. Tôi rất đồng tình quan niệm này, không mới, nhưng không dễ làm người ta chấp nhận.

  • HOÀNG NGỌC HIẾN(Đọc Dòng sông Mía của Đào Thắng)