Thời gian qua, không ít ngôi đình sau khi tu bổ đã bị biến dạng, thêm hoặc thay mới tùy tiện; thậm chí có những ngôi đình được trùng tu một cách khoa học, nhưng sau đó vẫn bị can thiệp làm mất đi yếu tố gốc. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là cách làm phản khoa học, hủy hoại các di tích cổ…
Đình Trần Đăng - Ảnh: KTS. Lý Trực Dũng
Trùng tu tốt, giữ gìn khó
Làng xã có sớm, nhưng đình làng - ngôi nhà cộng đồng - phải đến thế kỷ XVI mới được xây dựng. Theo nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng: Thế kỷ XVII, các làng xã đất rộng người thưa, chỉ khoảng 100 người/làng; đến những năm 1930, ở đồng bằng Bắc Bộ, dân số mới lên đến 300 người/làng. Như vậy, ngôi đình là sản phẩm đóng góp không nhỏ của nhân dân các làng. Đình được các nhà nghiên cứu xác định có 3 thời kỳ xây dựng chính là thế kỷ XVI, XVII, XVIII. Cho đến nay chỉ còn lại vài ngôi đình ở thế kỷ XVI, như Tây Đằng, Lỗ Hạnh, Trường Phiêu, Thanh Lũng…
Thường qua khoảng 300 năm, trong điều kiện nóng ẩm của Việt Nam, gỗ tốt cũng bị tiêu hủy. Do đó, để các ngôi đình đứng sừng sững nhiều thế kỷ, trước đây, vài chục năm đến trăm năm, các làng phải duy tu cho bền chắc, thay thế những chỗ mục hỏng. KTS. Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho biết, phương pháp truyền thống của các cụ ngày xưa là không bao giờ làm mới toàn bộ, hỏng đâu thay đấy, từ những chi tiết nhỏ nhất. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều ngôi đình trùng tu sai, trùng tu ẩu, kém hiệu quả. Có những ngôi đình được hạ giải để trùng tu nhưng lại giống như đập đi xây mới; một số đình làng dùng sơn đỏ công nghiệp sơn lại toàn bộ hoặc một phần… làm mất vẻ đẹp của di tích.
Không những vậy, như đình làng Chu Quyến tuy được trùng tu và từng nhận giải thưởng về Bảo tồn di sản của Hiệp hội Kiến trúc sư Quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (2010) hay đình Trần Đăng (xã Hòa Sơn, Ứng Hòa, Hà Nội) bảo tồn tối đa yếu tố nguyên gốc nhờ trùng tu không cần hạ giải (năm 2009)... thì việc giữ gìn nét đẹp di sản sau đó vẫn là thách thức. Với đình Chu Quyến, các ngôi nhà cao tầng đã vươn cao hơn mái đình, cảnh quan đình làng đang bị phá vỡ bởi xu hướng đô thị hóa. Hay với đình Trần Đăng, sau khi trùng tu, những người quản lý đã xây dựng thêm tiền tế với mái tôn đỏ rực choán hết lối vào (hiện mái tôn đã được tháo dỡ nhưng khung sắt vẫn giữ nguyên), rồi gắn thêm máng thoát nước ngay trên mái… Vì thế, di sản đã trùng tu, nhưng ứng xử với di sản như thế nào cũng cần được quan tâm.
Hiểu biết thì đình còn
Đình làng ra đời với ba chức năng: Thờ Thành Hoàng làng, trụ sở hành chính và tổ chức hội lễ. Ngô Thì Nhậm viết: “Trời lấy đình để nuôi muôn vật. Đất lấy đình để chứa muôn loài. Người ta lấy đình làm nơi tụ họp”. Có nhà nghiên cứu cho rằng, đình làng và điêu khắc đình làng là sản phẩm duy nhất nói rõ tính cách Việt. Trong đó, điêu khắc đình làng là phần quan trọng, xác định vai trò văn hóa nghệ thuật của ngôi đình đối với văn hóa và nghệ thuật Việt Nam, đến mức, người ta nhìn thấy ở đó sự thuần Việt, phi tôn giáo, hơn các công trình kiến trúc và điêu khắc khác. |
Thời gian qua, việc trùng tu một số di sản nhận được sự quan tâm rất lớn của không chỉ nhà chuyên môn, nhà quản lý, mà còn cả dư luận xã hội. Thực tế, đã có những công trình đình làng được trùng tu một cách khoa học, giữ được tối đa yếu tố nguyên gốc, nhưng chỉ là số ít, còn trùng tu ẩu, sai thì nhiều.
Là người trực tiếp tham gia thi công trùng tu đình Trần Đăng, KTS. Lý Trực Dũng cho rằng: Bảo tồn trùng tu di tích là vấn đề khoa học liên quan đến các lĩnh vực kiến trúc, lịch sử, nghệ thuật, không tương đồng với sửa chữa nhà cửa. Công tác trùng tu phải dựa trên công tác khảo cổ, nghiên cứu, đánh giá, lập hồ sơ đầy đủ trước khi can thiệp vào di tích. Bảo tồn, trùng tu ưu tiên sử dụng các vật liệu, chất liệu truyền thống và các quy trình kỹ thuật thi công truyền thống, hạn chế càng nhiều càng tốt sự can thiệp vào di tích. Bởi vậy, khi trùng tu đình Trần Đăng, một giàn giáo đặc biệt chống đỡ gần một nửa mái đình đã được thiết kế và thi công tại chỗ, giúp thợ mộc thay được câu đầu, cột cái, kèo xó… mà không cần hạ giải, hạn chế ảnh hưởng đến yếu tố gốc.
Mỗi đình làng là kho lịch sử, gửi gắm biết bao tình cảm, trí tuệ của tổ tiên, cần được gìn giữ. Tuy nhiên, KTS. Trần Huy Ánh cho rằng, khi trùng tu, bảo tồn, phải xem nhân dân làng cần gì, cấu trúc làng xã đang biến đổi như thế nào. Điều tích cực là hiện nay có công nghệ mới, các chi tiết, cấu kiện có thể làm nhanh, nhưng “hỏng” là từ tiếp cận. Có thể khẳng định, về bảo tồn di tích, chúng ta làm được, nhưng muốn làm hay không mà thôi. Thực tế cho thấy, những người quản lý, trông coi có hiểu biết thì di tích mới còn!
Không phải cứ có tâm hoặc có tiền là tu bổ, tôn tạo được di tích, quan trọng là phải có nhân lực có trí tuệ, thực hiện một cách khoa học mới giữ được vốn di sản cho các thế hệ sau. Theo dõi các công trình được trùng tu thời gian qua, PGS.TS. Nguyễn Văn Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa cho rằng, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản đứng trước nhiều thách thức. Đó là nhận thức của xã hội, cộng đồng với di sản chưa chính xác, phụ thuộc vào các nhu cầu khác nhau, dẫn tới quá trình trùng tu làm thay đổi di tích khá nhiều. Do đó, phải nâng cao nhận thức cộng đồng, tác động đến những nhà quản lý và trực tiếp bảo vệ di sản...
Nhiều chuyên gia cũng hy vọng không chỉ Luật Di sản văn hóa và các quy định về trùng tu, mà những bài học kinh nghiệm trùng tu ở đình, đền, chùa được thực hiện với kỹ thuật tốt, có quan niệm đúng, được phổ biến rộng rãi, để cộng đồng và các nhà quản lý văn hóa rút được những bài học hữu ích trong công tác bảo tồn.
Xin đổi kiếp này được viết bởi một "nhà văn" còn ngồi trên ghế trường trung học, ở tuổi 14 còn bao mơ mộng, mấy ai vướng bận chuyện nhân tình thế thái.
Tôi là người chưa làm thầy ai suốt cuộc đời gần bát tuần của mình, vậy mà mấy năm qua gần đến ngày 20-11 tôi đều được nhận quà!
Tiếng Việt (và chữ Việt) là ngôn ngữ chính thức của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nếu thực sự coi “bảo tàng là thiết chế văn hóa” phản ánh “lịch sử như một dòng chảy trong truyền thống văn hóa” thì hệ thống bảo tàng nước ta cần được sắp xếp lại để hạn chế sự trùng lặp về nội dung và cả hình thức trưng bày, nhất là giữa các bảo tàng địa phương vì đều được xây dựng theo chung một “kịch bản” nặng về chiến tranh mà còn nhẹ về văn hóa – xã hội.
Sự sùng bái tôn ti trật tự trong nhà là một thứ áp bức đè nén “tự nhiên” mà người ta không ý thức ra nữa, thậm chí còn được tôn vinh, nó khuyên dụ người ta phủ nhận cách thức nhìn nhận mỗi cá nhân như một nhân cách độc lập và tự do, với những phẩm chất gì, năng lực gì, đức hạnh gì, nó chỉ giục người ta nhăm nhe soi mói vào “địa vị-thân phận” của mỗi người, cái được xem như “cốt yếu” mà thôi.
Chuyện Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) đã cho mang cây sứ “trăm năm tuổi” ở điện Kiến Trung về trồng vào vườn nhà của một “sếp”đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Mới đây, Hồ Đắc Thanh Chương - trường THPT chuyên Quốc học Huế đã xuất sắc trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16. Khi nói về dự định của mình, Thanh Chương cho biết, với phần thưởng 35.000 USD, em sẽ đi du học, sau đó trở về quê hương.
Bài viết này không có tính chất học thuật chuyên sâu, để tưởng nhớ giáo sư Cao Xuân Hạo - người thầy mà tôi không có cơ hội được học.
NGUYỄN TRI
Cử tri cả nước đang chuẩn bị cho ngày hội lớn, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của văn học Pháp - “Hoàng tử bé” - đã được viết nên từ trải nghiệm có thật của nhà văn khi ông bị rơi máy bay trên sa mạc Sahara khi đang trên đường bay tới Việt Nam. Tác giả đã bị mất nước, bị ảo giác và suýt mất mạng…
Năm 2015, doanh thu ngành văn hóa phẩm của nước ta đạt 2.000 tỉ đồng, tổng lượng bia các loại được tiêu thụ ước tính đạt hơn 3 tỉ lít, tương đương 66.000 tỉ đồng, trung bình mỗi người Việt bỏ ra 2,5 giờ/một ngày để lướt facebook.
“Nhập gia tùy tục” nên việc nghe bạn bè quốc tế khen về người Việt Nam thân thiện, cuộc sống ở Việt Nam thú vị có lẽ đã “nhàm”. Sự thật, họ đã bị nghĩ về văn hóa Việt Nam như thế nào?
Một số nhà khoa học giải thích vì sao lại quyết định trao những tư liệu, hiện vật quý giá của đời mình cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (TTDS) chứ không phải nơi nào khác.
Ths Trần Trung Hiếu: "Việc môn Sử bị xé nhỏ và gán ghép theo kiểu “ba trong một” trong Dự thảo đó chưa từng xảy ra. Nếu điều đó xảy ra, đây là một trong những sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT từ ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nay!".
Nếu một hôm đẹp trời, có ai đó giao cho ta cầm trịch một giải thưởng văn chương ở xứ này, cho ta toàn quyền tự quyết trong việc phát giải, thì phản ứng đầu tiên của ta sẽ là gì? Từ chối? Hay hăng hái nhận lấy trọng trách và sau đó đi mua một bộ giáp sắt cùng nón bảo hiểm, mặc vào mọi lúc mọi nơi để chuẩn bị hứng đá dư luận?
Trong căn phòng nhỏ chật kín tài liệu ở một con phố nhỏ tại Hà Nội, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam PGS, TS Phạm Văn Tình đã dành thời gian trò chuyện sôi nổi với chúng tôi về hiện tượng “lệch chuẩn” trong sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề ông rất tâm huyết khi nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp đối với hoạt động của các nhà xuất bản.
Ngày 9/9, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết vừa nhóm họp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện đề án "Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”. Mỗi năm tỉnh sẽ chi tiền để hỗ trợ từ 3-5 nhà vườn đặc trưng.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thể hiện cao nhất niềm tin của nhân dân theo Đảng, trở thành bài học sâu sắc trong giai đoạn hiện nay.
Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu Lê Quốc Việt, hoàn cảnh lịch sử cùng cách bảo tồn còn hời hợt khiến những kho mộc bản quý giá một thời đang ngày càng mai một và im lìm.