Trưng bày sách cổ hiến tặng và giới thiệu tác phẩm " Ngự chế văn minh cổ khí đồ"

10:31 19/04/2023

Sáng 19/4, tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế tố chức khai mạc trưng bày với chủ đề Sách cổ hiến tặng và giới thiệu tác phẩm “Ngự chế minh văn cổ khí đồ”.

Cắt băng khai mạc triển lãm

Triển lãm đã trưng bày và giới thiệu đến công chúng các hiện vật là sách cổ, công văn, sắc bằng thời Nguyễn do các cá nhân, tổ chức hiến tặng cho Bảo tàng cổ vật cung đình Huế trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến nay gồm: sách Thánh chế thì lục tập, tập hợp 39 bài thơ của hoàng đế Minh Mạng do ông bà Andue de Cuozet cựu thẩm phán sống tại Marseille (Pháp) hiến tặng năm 2008. Bốn cuốn địa bạ do ông Lê Gia (thành phố Huế) hiến tặng năm 2010. Sách Kỹ thuật của người An Nam do bà Bùi cấm Hà Lê Thái (Việt kiều Pháp) hiến tặng năm 2013. 12 cuốn sách gồm Ngự chế minh văn cổ khỉ đồ, Điền tô sai dư thuế lệ, Giao tự đại lễ, Tự Đức Thánh chế thi tam tập, Đại Nam thực lục chính biên đệ tứ kỷ (Quyển 69), sách thơ bằng chữ Nôm do ông Hoàng Việt Trung (thành phố Huế) hiến tặng năm 2021 và 2023. Sắc bằng, công văn do ông Vĩnh Hượt (thành phố Huế) hiến tặng năm 2023. Bộ sách Trung Hoa từ điển (6 tập) và sách Tường đính cổ vãn bình chú do ông Trần Đức Anh Sơn (thành phổ Huế) hiến tặng năm 2023.

Ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao tặng 12 cuốn sách cổ cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, trong đó có cuốn " Ngự chế văn minh cổ khí đồ" 


Ngoài ra, Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế còn giới thiệu đến công chúng các hiện vật thuộc sở hữu của Bảo tàng như đồng sách, thể sách, ngự lịch...

Ông Nguyễn Phước Hải Trung (bên phải) - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế giới thiệu về các cuốn sách cổ được trung bày tại triển lãm


Đặc biệt, lần trưng bày này giới thiệu tác phẩm Ngự chế minh văn cổ khí đồ của vua Minh Mạng. Năm 1838, hoàng đế Minh Mạng cho đúc 33 món đồ đồng phỏng theo hình dáng đồ vật của các triều đại Thương, Chu tới Hán gọi là “bác cố đồ”. Năm 1839, vua cho đổi tên gọi là "cổ khí đồ". 33 cổ khí này gồm chủ yếu là các vật đựng như Đỉnh, Lịch, Đôn, Quỹ, Tôn, Dữu, Cô, Hòa, Giả, Hồ, Di, Bôi và Xa.

Bìa sách (bản in) và Chu ấn cuốn sách Ngự chế minh văn cổ khí đồ


33 đồ cố khí thế hiện hùng tâm của Minh Mạng muốn xây dựng Đại Nam thành một quốc gia cường thịnh, thái hòa như các triều đại thịnh trị trong lịch sử phong kiến.

 Trưng bày nội dung cuốn sách Ngự chế minh văn cổ khí đô (bản in)


Nhà vua đã cho vẽ hình các cố khí, đã tự viết các bài minh văn để khắc trên từng cô khí đó. Các bài minh văn cùng hình vẽ này được tập hợp, san định lại, khắc trên mộc bản và in thành sách Ngự chế minh văn cổ khí đồ. Hiện nay, mộc bản cuốn sách này vẫn còn được lưu ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV tại Đà Lạt.

Đỉnh đồng do Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế sưu tầm năm 2015


Theo Thông báo Hán Nôm học 2004 (tr.225 - 247), ở bài “Giới thiệu tác phẩm Ngự chế minh văn cổ khí đồ của Minh Mạng”, văn bản tác phẩm này hiện còn lưu trữ được hai bản: một bản in được lưu trữ tại Thư viện Paris, Pháp (có ký hiệu EFEC.VIET/A/ART/1) và một bản in đang được lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm (có ký hiệu A. 147). Điều đó cho thấy, bản sách cổ Ngự chế minh văn cổ khí đồ được hiến tặng và trưng bày tại Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế dịp này chính là bản thứ 3 được biết đến.

Sách Thánh chế thi lục tập (quyển 10), tập hợp 39 bài thơ của Hoàng đế Minh Mạng và Sách Tiền đính Cổ văn bình chủ


Tác phẩm Ngự chế minh văn cổ khí đồ ngoài phần trưng bày trực quan, các trang sách còn được trình chiếu trên thiết bị sách tương tác nhằm mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị khi đến tham quan.

Ngự lịch thời Nguyễn ( 1802 - 1945) ( trái) và Thể sách do Hoàng đế Tự Đức ban cho Triệu Phi Nguyễn Thị Cẩm, tước Thiện Phi năm 1880( Phải)

 

Sách phong Hòa Tần Nguyễn Văn Thị đời Minh Mạng (1820 - 1841) sách cải cấp năm Tự Đức thứ 13 (1860)

 

 

 

 

Phương Anh

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Chiều ngày 3/5, tại số 96 đường Trương Gia Mô, Tp Huế đã diễn ra Lễ khai trương Công ty cổ phần in ấn & quảng cáo Tân Phát. Tới dự có đông đảo các ban ngành lãnh đạo, người thân, bằng hữu, đối tác, các phóng viên báo chí trên địa bàn tỉnh.

  • Tối 1/5, tại Sân khấu Bia Quốc Học, Huế, Lễ bế mạc Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ V, năm  2013 đã diễn ra trong một không gian lộng lẫy, trang nghiêm, mang v đẹp cung đình xứ Huế.

  • Trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013, chiều ngày 1/5 tại công viên Phan Bội Châu, 19 Lê Lợi - Huế,  đã diễn ra Lễ tế tổ bách nghệ  và Lễ rước tôn vinh Nghề truyền thống.

  • Trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013, vào lúc 6 giờ, ngày 1/5 tại bờ sông Hương, công viên trước trường Hai Bà Trưng đã diễn ra lễ khai mạc Hội đua thuyền trên Sông Hương.

  • Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Chương trình ca múa nhạc đặc biệt chào mừng 38 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất tổ quốc 30/4 và ngày Quốc thế lao động 1/5 của Nhà hát nghệ thuật ca kịch Huế đã thu hút đông đảo những người yêu mến âm nhạc. Buổi biểu diễn được tổ chức vào đêm 30/4 tại Sân khấu Bia Quốc Học. 

  • Nếu là một người hoài cổ hẳn bạn sẽ chọn lựa cách nói này: Lạc vào không gian Festival nghề truyền thống Huế 2013 như lạc vào giữa nghìn xưa. Đi dọc theo bờ con sông Hương thơ mộng, trải dài trên đường mang tên của một thi nhân, chúng ta sẽ cảm tưởng như chính mình đang chạm vào nghìn xưa, đang nghe những tiếng thì thầm của tiền nhân vọng về trong từng thớ gỗ, từng mảnh đất nung, từng tấm lụa thêu diệu kỳ....

  • Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Chương trình ca múa nhạc “Sức sống mới” của Câu lạc bộ Âm nhạc Trung tâm văn hóa thành phố Huế đã thu hút đông đảo những người yêu mến âm nhạc. Buổi biểu diễn được tổ chức vào đêm 29/4 tại Sân khấu Bia Quốc Học. 

  • THĂNG HOA KỸ THUẬT DỆT MAY TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC

    Chương trình trình diễn thời trang quốc tế “Sự biến đổi kỳ diệu” tại sân khấu quảng trường Quốc Học (Huế) đã thật sự chinh phục được công chúng bởi chất lượng nghệ thuật của nó. Đây là hoạt động trong khuôn khổ lễ hội quốc tế dệt may Métamorphoses -Festival nghề truyền thống Huế năm nay.

  • Trong không gian văn hóa Festival nghề truyền thống Huế 2013, nếu một ai đó dừng lại ở bảo tàng Văn hóa Huế (23-25, Lê Lợi) sẽ được trông thấy những điệu vũ lạ lùng. Nói điệu vũ thực ra là một cách nói bóng bẩy trước sự mềm mại, tinh tế, tài hoa của con người trong việc biến thiên nhiên thành cái đẹp để phục vụ cho cuộc sống không ngừng hướng tới cái mỹ của mình. Đó là điều nhiều người thấy  trong Triển lãm quốc tế Dệt may “Hóa thân” (Metamorphoses) của các nghệ nhân quốc tế.

  • Người hiện đại nhìn thấy gì trong những cổ vật của người xưa? Không hẳn để nhiều nhà sưu tầm, những nghệ sỹ lớn lại đam mê cổ vật đến như thế. Trong những cổ vật luôn chưa ẩn những khía cạnh văn minh nhất định của một nền văn hóa.

  • Đối với người phương Tây, lý tính là yếu tố mạnh nhất trong con người của họ. Nhìn vào lich sử nghệ thuật từ hội họa, âm nhạc, điêu khắc, văn học... kể cả những lĩnh vực như triết học, khoa học... của phương Tây, chúng đều dựa trên căn nền của lý tính được soi rọi từ ánh sáng của khoa học. Nhìn về phương Đông, có một sự khác biệt, người phương Đông thiên về trực cảm nên nghệ thuật phương Đông ẩn chứa những vùng miền mà tư duy nghệ thuật dựa trên căn nền lý tính khó lòng khơi mở được.

  • Trong cuộc sống hiện đại, với sự tiến triển của khoa học công nghệ thì càng ngày người ta càng ý thức được giá trị của nghề thủ công. Ý nghĩa của nghề thủ công nằm sâu trong giá trị truyền thống, trong những vỉa tầng văn hóa được hun đúc bởi thời gian và những nỗ lực bảo lưu của con người. Đến với Festival Nghề truyền thống Huế 2013, chúng ta từng bước được cảm nhận sức mạnh truyền thống trong tâm thức của mỗi con người, mỗi vùng miền văn hóa. Rất nhiều không gian văn hóa mang đậm giá trị của nghề truyền thống được trưng ra trong kỳ Festival lần này.

  • Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, cuộc triển lãm tranh sơn mài Màu xưa diễn ra tại Văn phòng Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế thực sự đã trở thành một không gian thu hút công chúng yêu mến nghệ thuật. Đây là một không gian đậm màu sắc hoài cổ. Khi bước vào không gian này người ta nhận thấy những nét trầm tích của Huế xưa, một Huế dịu dàng, nữ tính với những vỉa tầng văn hóa sâu đậm.

  • KHÁNH THÀNH BẢO TÀNG TƯ NHÂN ĐẦU TIÊN

    Sáng ngày 26/4, tại nhà số 114 Mai Thúc Loan (TP Huế), Lễ khánh thành Nhà Bảo tàng tư nhân đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn - bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Huế đã được tổ chức. Đây có thể nói là một sự kiện quan trọng làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa Huế.

  • Đây là kỳ festival có sự tham gia của hơn 30 làng nghề với gần 200 nghệ nhân đến từ 28 tỉnh thành, với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt” đang hứa hẹn nhiều cảm xúc và ý nghĩa.

  • Sáng 27/4/2013, Lễ khai mạc Không gian tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề đã diễn ra tại Công viên Tứ tượng, thành phố Huế trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013.

  • 180 gian hàng đến từ 28 tỉnh thành

    Một trong những hoạt động chính nằm trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Hội chợ Triển lãm Làng nghề Việt Nam (TLLNVN) vừa được khai mạc tối 26/4 tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế.

  • Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về Festival Nghề truyền thống Huế 2013 và các hoạt động trong khuôn khổ chuỗi hoạt động Kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp (12/41973 - 12/42013), UBND thành phố Huế, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2013 đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu về Festival Nghề truyền thống Huế vào chiều ngày 25/4 tại Hội trường Ủy ban MTTQ Việt Nam, số 5 đường Hà Nội, Huế.

  • Chiều ngày 24/ 4, tại Văn phòng Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ khai mạc trại sáng tác văn học Quảng Trị - Cồn Cỏ năm 2013. Tới dự có đông đảo các văn nghệ sỹ, các phóng viên báo chí trên địa bàn tỉnh.

  • Chiều 11/4, Trung tâm Phật giáo Liễu Quán Huế tổ chức buổi lễ trao tặng số tiền bán tranh từ triển lãm tranh “Hướng thiện” của họa sĩ Võ Quang Hoành cho một số cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt và các tổ chức hoạt động từ thiện trên địa bàn.