Trưng bày sách cổ hiến tặng và giới thiệu tác phẩm " Ngự chế văn minh cổ khí đồ"

10:31 19/04/2023

Sáng 19/4, tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế tố chức khai mạc trưng bày với chủ đề Sách cổ hiến tặng và giới thiệu tác phẩm “Ngự chế minh văn cổ khí đồ”.

Cắt băng khai mạc triển lãm

Triển lãm đã trưng bày và giới thiệu đến công chúng các hiện vật là sách cổ, công văn, sắc bằng thời Nguyễn do các cá nhân, tổ chức hiến tặng cho Bảo tàng cổ vật cung đình Huế trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến nay gồm: sách Thánh chế thì lục tập, tập hợp 39 bài thơ của hoàng đế Minh Mạng do ông bà Andue de Cuozet cựu thẩm phán sống tại Marseille (Pháp) hiến tặng năm 2008. Bốn cuốn địa bạ do ông Lê Gia (thành phố Huế) hiến tặng năm 2010. Sách Kỹ thuật của người An Nam do bà Bùi cấm Hà Lê Thái (Việt kiều Pháp) hiến tặng năm 2013. 12 cuốn sách gồm Ngự chế minh văn cổ khỉ đồ, Điền tô sai dư thuế lệ, Giao tự đại lễ, Tự Đức Thánh chế thi tam tập, Đại Nam thực lục chính biên đệ tứ kỷ (Quyển 69), sách thơ bằng chữ Nôm do ông Hoàng Việt Trung (thành phố Huế) hiến tặng năm 2021 và 2023. Sắc bằng, công văn do ông Vĩnh Hượt (thành phố Huế) hiến tặng năm 2023. Bộ sách Trung Hoa từ điển (6 tập) và sách Tường đính cổ vãn bình chú do ông Trần Đức Anh Sơn (thành phổ Huế) hiến tặng năm 2023.

Ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao tặng 12 cuốn sách cổ cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, trong đó có cuốn " Ngự chế văn minh cổ khí đồ" 


Ngoài ra, Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế còn giới thiệu đến công chúng các hiện vật thuộc sở hữu của Bảo tàng như đồng sách, thể sách, ngự lịch...

Ông Nguyễn Phước Hải Trung (bên phải) - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế giới thiệu về các cuốn sách cổ được trung bày tại triển lãm


Đặc biệt, lần trưng bày này giới thiệu tác phẩm Ngự chế minh văn cổ khí đồ của vua Minh Mạng. Năm 1838, hoàng đế Minh Mạng cho đúc 33 món đồ đồng phỏng theo hình dáng đồ vật của các triều đại Thương, Chu tới Hán gọi là “bác cố đồ”. Năm 1839, vua cho đổi tên gọi là "cổ khí đồ". 33 cổ khí này gồm chủ yếu là các vật đựng như Đỉnh, Lịch, Đôn, Quỹ, Tôn, Dữu, Cô, Hòa, Giả, Hồ, Di, Bôi và Xa.

Bìa sách (bản in) và Chu ấn cuốn sách Ngự chế minh văn cổ khí đồ


33 đồ cố khí thế hiện hùng tâm của Minh Mạng muốn xây dựng Đại Nam thành một quốc gia cường thịnh, thái hòa như các triều đại thịnh trị trong lịch sử phong kiến.

 Trưng bày nội dung cuốn sách Ngự chế minh văn cổ khí đô (bản in)


Nhà vua đã cho vẽ hình các cố khí, đã tự viết các bài minh văn để khắc trên từng cô khí đó. Các bài minh văn cùng hình vẽ này được tập hợp, san định lại, khắc trên mộc bản và in thành sách Ngự chế minh văn cổ khí đồ. Hiện nay, mộc bản cuốn sách này vẫn còn được lưu ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV tại Đà Lạt.

Đỉnh đồng do Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế sưu tầm năm 2015


Theo Thông báo Hán Nôm học 2004 (tr.225 - 247), ở bài “Giới thiệu tác phẩm Ngự chế minh văn cổ khí đồ của Minh Mạng”, văn bản tác phẩm này hiện còn lưu trữ được hai bản: một bản in được lưu trữ tại Thư viện Paris, Pháp (có ký hiệu EFEC.VIET/A/ART/1) và một bản in đang được lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm (có ký hiệu A. 147). Điều đó cho thấy, bản sách cổ Ngự chế minh văn cổ khí đồ được hiến tặng và trưng bày tại Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế dịp này chính là bản thứ 3 được biết đến.

Sách Thánh chế thi lục tập (quyển 10), tập hợp 39 bài thơ của Hoàng đế Minh Mạng và Sách Tiền đính Cổ văn bình chủ


Tác phẩm Ngự chế minh văn cổ khí đồ ngoài phần trưng bày trực quan, các trang sách còn được trình chiếu trên thiết bị sách tương tác nhằm mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị khi đến tham quan.

Ngự lịch thời Nguyễn ( 1802 - 1945) ( trái) và Thể sách do Hoàng đế Tự Đức ban cho Triệu Phi Nguyễn Thị Cẩm, tước Thiện Phi năm 1880( Phải)

 

Sách phong Hòa Tần Nguyễn Văn Thị đời Minh Mạng (1820 - 1841) sách cải cấp năm Tự Đức thứ 13 (1860)

 

 

 

 

Phương Anh

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sáng 18-7, tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Văn nghệ dân gian đã tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2010 - 2015.

  • Chiều 16/7/2010, tại trụ sở Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhiếp ảnh tỉnh đã tổ chức Đại hội toàn thể lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010-2015.

  • Chiều ngày 14/7, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 7 Lê Lợi, Thành phố Huế, Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp cùng với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Thừa Thiên Huế đã khai mạc triển lãm "Hành trình tới tương lai - Mỹ thuật Thế hệ mới Nhật Bản".

  • Sáng 7/7, ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan trong tỉnh đã có chuyến viếng thăm Đại sứ quán nước Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam để chào xã giao và trao đổi một số hoạt động hợp tác giữa hai bên.

  • Chiều ngày 4/7, tại đàn Âm hồn, phường Thuận Hòa, Huế, người dân đã tổ chức Lễ tế Âm hồn nhân sự kiện ngày thất thủ Kinh đô cách đây 125 năm (23/5 Ất Dậu- 5/7/1885).Nên chăng tái thiết đàn âm hồn và tổ chức lễ tế âm hồn 23.5 ở quy mô thành phố?

  • Ngày 1/7, Vòng sơ khảo khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, Cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt 2010 đã được tổ chức tại cố đô Huế, khởi đầu chuỗi sự kiện sơ khảo khu vực trong nước.

  • Tối ngày 20/6, tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Hội nhà báo Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải thưởng giải báo chí Thừa Thiên Huế lần thứ III năm 2010.

  • Chiều ngày 22/5, NXB Trẻ và Công ty Truyền thông Sơn Ca đã tổ chức lễ ra mắt hai ấn phẩm: “Thơ tình xứ Huế” và “Buffet truyện ngắn miền Trung” tại Trung tâm Dịch vụ Festival, 11 Lê Lợi, Huế.

  • Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2010), sáng nay 18-5-2010 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ Dâng hoa báo công lên Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lễ phát thưởng các tác phẩm tiêu biểu viết về Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, và khai mạc triển lãm chuyên đề “Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh”.

  • Sáng 16/5, tại Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán Huế, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc Tuần văn hóa Phật giáo, hưởng ứng Ðại lễ Phật đản - Phật lịch 2554, hướng đến Fetival Huế 2010 và kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

  • Chiều ngày 13/5, tại Phủ Tùng Thiện Vương, số 91 Phan Đình Phùng, Huế, Hội đồng gia tộc Phủ Tùng Thiện Vương phối hợp với Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày mất của một nhà thơ tài hoa Tùng Thiện Vương - Nguyễn Phúc Miên Thẩm (1870-2010). 

  • Sáng ngày 1/5, tại tại bến đò Cồn Tộc, xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế, UBND huyện Quảng Điền đã tổ chức lễ hội Sóng nước Tam Giang lần đầu tiên, diễn ra trong hai ngày 01- 02/5/2010.

  • Ngày 28/4, Hội Đô thành hiếu cổ tại Pháp (AAVH) phối hợp với Trung tâm Hợp tác quốc tế và Nhà tri thức TP Huế đã tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Nghi lễ hoàng cung và lễ hội ở Huế vào đầu thế kỷ XX”, được diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Huế.

  • Đó là chủ đề đêm thơ được Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Phòng VHTT huyện Quảng Điền phối hợp tổ chức, diễn ra vào tối ngày 27/4, tại Trung tâm Văn hóa huyện. Đây là hoạt động hưởng ứng Lễ hội Sóng Nước Tam Giang lần đầu tiên  được tổ chức tại Quảng Điền vào ngày 1-2/5 sắp đến và hướng đến Festival Huế 2010.

  • Sáng ngày 24/2, tại cuộc gặp mặt các doanh nghiệp du lịch và lữ hành, ông Ngô Hòa- Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng Ban tổ chức Festival đã công bố địa điểm và chính sách giá vé cho khách trong nước và quốc tế khi vào xem các chương trình nghệ thuật tại Festival Huế 2010.

  • Đó là chuyến hành trình do Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương tổ chức vào ngày 12/4 vừa qua theo lời mời của Hội VHNT Phú Thọ, đây là hoạt động nằm trong chương trình hướng về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, chào mừng Quốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch).

  • Tối ngày 8/4 (ngày 24/2 năm Canh Dần), tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ tế Xã Tắc năm 2010 tại đàn Xã Tắc, phường Thuận Hòa, thành phố Huế, Lễ tế được thực hiện trang nghiêm với đầy đủ các nghi thức truyền thống.

  • Ngày hội “Sóng nước Tam Giang” được UBND huyện Quảng Điền tổ chức lần đầu tiên sẽ diễn ra trong hai ngày 01- 02/5/2010, tại bến đò Cồn Tộc, xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế, với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, nghệ thuật phong phú, đa dạng mang đậm dấu ấn của vùng quê sông nước.

  • Chiều ngày 30/3, tại Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức Hội nghị giao ban báo chí quý I/2010.

  • Sáng ngày 26/3, tại quảng trường Ngọ Môn, tỉnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ mittinh kỷ niệm 35 năm ngày quê hương hoàn toàn giải phóng (26/3/1975- 26/3/2010).