“Trên đường hướng về ngày mai của các nghề truyền thống Huế, tôi gặp được trúc chỉ” - nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã bắt đầu tham luận của ông như thế tại hội thảo về nghề truyền thống Huế tháng 4-2013.
Trúc chỉ là cái tên do dịch giả Bửu Ý đặt nên. Trúc là tre, chỉ là giấy. Đó là một loại giấy được làm từ nguyên liệu cây tre, kết quả của hơn 10 năm lặn lội tìm kiếm và học hỏi khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam, sang tận Lào, Thái Lan của họa sĩ Phan Hải Bằng, giảng viên Trường đại học Nghệ thuật Huế.
Tinh tế của tre
“Trúc Chỉ là một đóng góp quan trọng cho việc khôi phục làng nghề truyền thống Huế. Trong tất cả các đề tài nghiên cứu của Trường đại học Nghệ thuật Huế thì đây là đề tài có tính ứng dụng cao nhất từ trước đến nay”.
TS Phan Thanh Bình |
Phòng trưng bày các sản phẩm trúc chỉ của Phan Hải Bằng và cộng sự đặt ở số 4 Triệu Quang Phục, TP Huế. Người xem không khỏi ngỡ ngàng khi biết rằng các sản phẩm như túi xách, đèn lồng, nón, giấy in tranh, giấy viết thư pháp… đều được làm từ cây tre.
Đã nhiều lần làm thử bằng các chất liệu như rơm, bèo, chuối, bã mía… nhưng không thành công, Hải Bằng thử sức với tre và nhận ra chỉ có tre mới đủ độ tinh để tạo ra được sản phẩm như ý muốn.
“Trên cơ sở quy trình làm giấy dó truyền thống, tôi dùng nguyên liệu tre thay thế nguyên liệu vỏ dó để tạo nên loại giấy này” - họa sĩ Hải Bằng chia sẻ. Bắt đầu là chẻ nhỏ tre ra rồi phân loại ruột, vỏ, sau đó ngâm với nước vôi suốt đêm, rồi nấu và nghiền thành bột giấy. Tiếp đó, đổ bột lên khuôn rồi cho vào máy ép khô nước.
Để tạo ra hình ảnh, hoa văn trên giấy, họa sĩ phải đặt hình ảnh đó lên trên giấy và phun nước trước khi phơi khô. Điểm đặc biệt ở đây, mỗi sản phẩm là một độc bản bởi các họa tiết in chìm trên đó có nét nghệ thuật độc đáo riêng. Họa sĩ dùng loại giấy đó để tạo nên các sản phẩm như túi xách, đèn lồng, nón, giấy in tranh, giấy viết thư pháp… và nhiều món hàng mỹ nghệ khác.
Trúc Chỉ nối kết các làng nghề
Ước mong về một sự kết hợp giữa trúc chỉ với nhiều làng nghề lại với nhau là điều mà Hải Bằng hướng tới. Nếu trúc chỉ chỉ tạo ra giấy và hoa văn thì chưa đủ. Cần có sự kết hợp với những sản phẩm thủ công của các làng nghề khác, như làng đan lát Bao La sẽ dùng tre tạo ra khung cho bức tranh bằng giấy trúc chỉ, hoặc có thể là in tranh làng Sình lên loại giấy này thay cho giấy dó.
“Trúc chỉ là giấy, nhưng không chỉ là giấy, mà đó là một sự kết hợp”. Họa sĩ Hải Bằng nói rằng mỗi làng nghề có nét độc đáo riêng, làm sao kết hợp hài hòa để cho ra một sản phẩm chung. Thông qua sự kết hợp này sẽ giúp các làng nghề thoát ra khỏi những tư duy cũ kỹ để đến với sự sáng tạo mới.
“Trong mắt tôi, trúc chỉ là một sản phẩm tuyệt vời bởi các lẽ sau: kết hợp giữa trí thức, nghệ sĩ với người lao động, kết hợp được nhiều ngành truyền thống, tạo được công ăn việc làm cho nhiều người. Vừa có nghệ thuật truyền thống vừa có giá trị kinh tế thị trường. Thu hút được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, có khả năng tạo ra nhiều mặt hàng mới, có thể chuyển giao công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất...” - nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã kết lại như thế.
Theo PHAN THÀNH ( TTCT)
Sáng 15/7, tại xã Hương Vân – huyện Hương Trà, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Hương Trà, Phòng Văn hóa – Thông tin, Ủy ban Nhân dân xã Hương Vân tổ chức “Trại sáng tác Văn học Hương Vân năm 2011”.
SHO - Vào lúc 20 giờ tối ngày 9/7, trên bãi biển Lăng Cô, huyện Phú Lộc đã tổ chức khai mạc lễ hội “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới” năm 2011 nhân kỷ niệm 2 năm Lăng Cô được công nhận là một trong những Vịnh biển đẹp nhất thế giới.
Sáng 3/7, tại Tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã diễn ra buổi gặp mặt, giao lưu giữa các nhà thơ, nhà văn Cố đô Huế với các nhà thơ, nhà văn Nguyễn Hữu Hồng Minh, Văn Cát Tiên, Vương Huy.
Sau gần một năm thi công (từ tháng 8/2010), sáng ngày 30/6, báo Tuổi Trẻ đã tổ chức lễ khánh thành và chính thức đưa vào sử dụng trụ sở Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Huế; đây là văn phòng thứ 8 được xây dựng mới trong hệ thống 11 văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ trên các vùng miền của đất nước.
Chiều ngày 24/6/2011 (nhằm ngày 23/5 Ất Mão), tại Đàn Âm hồn (cạnh cửa Nhà Đồ), phường Thuận Hòa, Huế, người dân đã tổ chức Lễ tế Âm hồn nhân sự kiện ngày thất thủ Kinh đô cách đây 126 năm (23/5 Ất Dậu - 5/7/1885).
Nhân kỷ niệm 86 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo tỉnh đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải báo chí Thừa Thiên Huế lần thứ IV năm 2011, diễn ra vào tối ngày 20/6, tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế.
Sáng ngày 18/6, tại hội trường Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phối hợp với Viện Văn học Việt Nam và gia tộc bà Đạm Phương Nữ Sử tổ chức hội thảo khoa học “Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Đạm Phương Nữ sử (1881-2011)”.
Hôm qua, 14/6, Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên-Huế) sẽ hoạt động trở lại, sau khi ngừng các chuyến bay để sửa chữa từ 3/5/2011 đến nay.
“Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX - 2011 đã chính thức khai mạc vào sáng ngày 09/6, tại thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông, diễn ra trong hai ngày 09 và 10/6/2011.
Chiều 5/6, tại Trung tâm văn hóa Phương Nam, 15 Lê Lợi- Huế, đã diễn ra triển lãm ảnh “Ấn tượng sắc tộc châu Á”, đây là nhứng bức ảnh được nhà nhiếp ảnh người Pháp Laval Sebatien ghi lại trong các chuyến đi tại nước Việt Nam, Lào và Capuchia.
Chiều ngày 29/5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế đã diễn ra buổi giới thiệu tác phẩm “Văn hóa ẩm thực Huế” của GS.Bs Bùi Minh Đức với sự tham dự của đông đảo bạn đọc Huế.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh và UBND huyện Nam Đông vừa thống nhất kế hoạch tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX (diễn ra tại huyện Nam Đông từ ngày 8/6 - 10/6/2011).
Sáng ngày 28/5, Nhà Thiếu nhi Huế đã phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Thành đoàn và Phòng GD&ĐT thành phố Huế lễ trao giải cuộc thi viết “Cây bút tuổi hồng”, buổi lễ diễn ra tại sô 8 Lê Lợi, Huế.
Theo lời mời của Hội cứu tế bình dân Pháp, Đoàn công tác của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch do Thứ trưởng Lê Tiến Thọ làm trưởng đoàn đã có chuyến công tác sang Cộng Hòa Pháp để bàn bạc, thảo luận về việc tham gia Festival Huế 2012. Tham gia Đoàn còn có Giám Đốc Trung tâm Festival Huế Nguyễn Duy Hiền.
Sáng ngày 17/5, tại Cố đô Hoa Lư đã diễn ra cuộc Tọa đàm “Sắc thái thơ mỗi vùng kinh đô xưa và nay”, do Hội VHNT Ninh Bình đăng cai tổ chức. Tham dự có lãnh đạo các Hội VHNT và gần một trăm nhà thơ đến từ 5 vùng kinh đô xưa và nay: Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nội, Phú Thọ.
Chiều ngày 10/5 (08/4 Âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế, Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản đã khai mạc triển lãm “Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam”, chương trình nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2555.
Sáng ngày 09/5, tại Nhà khách Bình Dương, thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Tạp chí Văn nghệ Quân đội và Tạp chí Sông Hương đã tổ chức bế mạc Trại sáng tác văn học Miền Trung - Tây Nguyên.
Sau bốn ngày diễn ra với nhiều hoạt văn hóa nghệ thuật, tối ngày 03/5, Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ IV - 2011 với chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế” đã chính thức bế mạc tại quảng trường Ngọ Môn, Huế.
Vào lúc 20 giờ, tối ngày 30/4, Festival Nghề truyền thống Huế 2011 với chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế” đã chính thức khai mạc tại quảng trường Ngọ Môn, Huế.
Sáng 30/4, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ khánh thành bức tượng “Cô gái Việt Nam” của nhà điêu khắc- hoạ sỹ Lê Thành Nhơn tại công viên Hai Bà Trưng, bên bờ sông Hương thơ mộng.