Trữ tình khúc ca “Mùa thu Huế”

10:07 26/03/2009
VĂN THU BÍCHTừ bao đời nay, tình yêu Huế vẫn mãi chìm sâu trong lòng những người con xứ Huế, dù đang sống trên đất Huế hoặc đã biền biệt xa xứ và Huế mộng mơ cũng len nhẹ vào hồn du khách khi đến thăm vùng đất thần kinh này.

Có một ngày thu từ đất Quảng về thăm xứ Huế, nhà thơ Vạn Lộc lại âm thầm ngắm nhìn núi Ngự sông Hương mà lòng ngẩn ngơ thương nhớ người xưa. Khi thả hồn phiêu du theo phong cảnh giang sơn thơ mộng của Huế yêu, những vần thơ lại dạt dào thoát thai từ bao hoài niệm ẩn sâu trong tận cùng ký ức của chị để hình thành bài thơ Mùa thu Huế.

Từ những dòng thơ chân tình của một người yêu Huế đã khơi dậy những âm điệu tha thiết yêu thương của Nguyễn Đức, người con tài hoa xứ Huế.

Anh phổ nhạc vào thơ những âm giai trầm lắng của giọng Đô trưởng với chuỗi âm luyến láy, nhấn rung thật đặc trưng và gần gũi với giọng điệu thâm trầm xứ Huế, tất cả đã thật sự làm rung cảm trái tim người nghe.

            “Em về thăm lại mùa thu Huế
            Dẫu biết bây chừ Huế thiếu Anh
            Núi Ngự trăng buồn soi lặng lẽ
            Dòng Hương sóng nước gợn mây về”

Cảm nhận Huế lại càng khắc sâu trong tâm khảm của tác giả trong một chiều lặng lẽ về thăm đất cố đô và thầm trách ai kia quá hững hờ còn lãng du trên đất khách quê người mà quên đi quê hương thân thương, nỗi lòng ấy được nhạc sĩ Nguyễn Đức khắc họa bằng những cung bậc trầm lắng với chuỗi âm giai không liền bậc, uốn lượn theo những quãng nhảy bất thường... tất cả thể hiện tâm trạng xốn xang hoài niệm về một cõi xa xưa với trái tim ngút ngàn yêu thương.

            “Quê người anh mãi làm du khách
            Phố mẹ em đang bước độc hành
            Huế! rất thân quen mà lạ lẫm
            Yêu thương không trọn, dứt không đành
            Quê người anh mãi làm du khách
            Phố mẹ em đang bước độc hành
            Nhớ nhớ thương thương vẫn trọn lời
            Thề yêu mùa thu Huế, Huế yêu thương...”

Được gắn kết từ tứ thơ chân tình của Vạn Lộc và giai điệu sâu lắng của nhạc sĩ Nguyễn Đức, ca khúc “Mùa thu Huế” khi ngân lên đã lay động được trái tim người nghe.

Có thể nói “Mùa thu Huế” sẽ góp phần làm phong phú thêm bộ sưu tập những ca khúc hay về Huế từ trước đến nay.

V.T.B
(198/08-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • DƯƠNG BÍCH HÀTheo dòng lịch sử, âm nhạc dân gian Việt Nam không ngừng hội tụ, giao thoa với nhiều nền âm nhạc của nhiều dân tộc, nhiều xứ sở, tuy nhiên, theo một dòng chảy - với truyền thống hàng nghìn năm, vẫn nguyên vẹn bản sắc của riêng mình. 54 tộc anh em, với những nét đặc trưng riêng biệt, đã tạo nên sự phong phú, đa dạng, đầy màu sắc, đầy hương vị cho nền âm nhạc nước nhà.

  • PHAN THUẬN THẢOVào lúc 5 giờ sáng ngày 31/7/2002, nghệ nhân Nguyễn Kế, một danh cầm của cố đô, thành viên xuất sắc của bộ môn Ca Huế đã vĩnh viễn từ giã cõi đời.

  • NGUYỄN XUÂN HOATrong bối cảnh tiến tới Festival Huế 2002, Hội Âm nhạc Thừa Thiên- Huế đã tập hợp 100 tình khúc Huế để giới thiệu với các bạn yêu thích âm nhạc và những người yêu Huế như một món quà trong những ngày hội. Sông Hương xin giới thiệu bài viết nhìn lại những tình khúc Huế trong thế kỷ vừa qua như một lời giới thiệu về tuyển tập này.

  • DƯƠNG BÍCH HÀ1 NGŨ TỰ NHẠCDưới triều Nguyễn, Ngũ tự nhạc không chỉ ra chính xác tính chất của một loại nhạc như tên gọi của nó. Chính Gs. Trần Văn Khê cũng nói là đã mượn từ ngũ tự đã được dùng ở thế kỷ XV để chỉ loại nhạc tế lễ khác với Giao nhạc. Theo ông, Ngũ tự nhạc là nhạc trong tế xã tắc, mỗi năm hai lần, xuân thu nhị kỳ; tế Tiên nông, một năm một lần vào mùa hạ.

  • Lần đầu đến Huế, ôm mộng ngắm bóng áo dài Đồng Khánh, tôi nghe một anh bạn vốn là một gã nhà báo kỳ cục bảo: “Mày nên gặp bà Thanh Tâm mà xin nghe ca Vè nữ sinh Đồng Khánh”.

  • LTS: Hơn 60 năm về trước (1940), Hà nội cũng như hai bậc phụ mẫu không thể ngờ rằng đứa hài nhi do mình sinh ra sẽ trở thành một trong những nhạc sỹ tài danh của thế kỷ 20 được thế giới ghi nhận khi tuổi đời mới hơn 40! Nhưng đó là sự thật, sự thật ấy có tên là Nguyễn Thiên Đạo- người được từ điển danh nhân Le Petit Larousse (1982) và Le Petit Robert (1995) tôn vinh là "nhạc sỹ tài năng, tác giả của dòng nhạc hợp lưu Đông -Tây vô cùng độc đáo".

  • Khi biết nhà bác Cẩm ở trong ngõ nhỏ bên đường Phạm Hồng Thái, đối diện với Tòa soạn Tạp chí “Sông Hương”, tôi vừa ngạc nhiên, vừa như có chút ân hận.

  • Bạn tôi nhà văn H.P.N.T có lần đã nói về một nỗi riêng của cỏi lòng gửi tới ai tri âm trên đời rằng: “Có nhiều lúc cát bụi mệt nhoài, tôi thèm ngồi yên một mình để nghe lại những bài hát Huế xưa...... Tất cả những gì đã mở được cánh cửa của tâm hồn để đi vào bên trong đều kết tinh thành những hạt long lanh gọi là kỷ niệm”...