Với 17 truyện ngắn gọn gàng, tập truyện ngắn “Gió thổi trước hiên nhà” vừa được NXB Văn học ấn hành, mở ra một thế giới ngổn ngang, đa tạp của cuộc sống đời thường từ miền quê đến phố thị với đủ mọi cung bậc cảm xúc, những cảnh đời buồn vui, đặc biệt là những thân phận đàn bà nhọc nhằn, cay đắng.
Trong tập truyện của Mai Thị Hồng Quế, nhân vật chính đa phần là phụ nữ, những người phụ nữ có vẻ đẹp từ sâu trong tâm hồn phía sau vẻ bề ngoài mộc mạc hương đồng gió nội và lấm lem bùn đất ruộng vườn, những người phụ nữ vừa giàu trắc ẩn, đa mang vừa kiên cường, bền bỉ. Đâu đó cuộc đời họ có bóng dáng của những nhân vật nữ trong văn học, là nàng Kiều ba chìm bảy nổi, thị Nở dở hơi bất hạnh, chị Dậu nghèo khổ mà khí chất ngời ngời hay cô Mị lùi lũi như con rùa trong xó cửa,… Đó là những mảnh đời bé nhỏ, những kiếp người lo toan, nhọc nhằn, bị số phận dồn đẩy, quăng quật như của Thắm, Phong, Loan… Cái nhìn của người phụ nữ Mai Thị Hồng Quế về phụ nữ xuyên qua lớp vỏ bề ngoài có khi chao chát, đáo để, có khi lỡ lầm, yếu đuối để soi thấu từng ý nghĩ thầm kín, ước vọng thẳm sâu của chính họ. Đồng cảm, sẻ chia với thân phận của phụ nữ, tác giả luôn tạo cho nhân vật nữ của mình một vẻ riêng: vật lộn, lam lũ trong cuộc mưu sinh hằng ngày, vẫn chắt chiu những khoảnh khắc lắng lại để nghĩ ngợi, để vấn vương.
Trải qua nỗi cay đắng, tủi nhục, người phụ nữ dần ý thức về chính mình, biết sống cho bản thân mình. Đây có lẽ là trăn trở nhiều nhất trong tập truyện, khi trong cuộc sống, có bao nhiêu cơn “gió thổi trước hiên nhà”, buộc mỗi người phụ nữ sẽ tự tìm cho mình một cách ứng xử, một câu trả lời không giống nhau.
Trong truyện “Bóng chiều”, đằng sau câu chuyện cuộc tình gá tạm ngắn ngủi cay đắng, bẽ bàng của lão và thị là nỗi buồn thấm thía về phận người, là những ẩn ức không thể hóa giải của người đàn bà lỡ làng cô độc. Truyện “Chạy trốn” là một ca rối loạn tâm lý điển hình của thời hiện đại, trong bi kịch hôn nhân gia đình, nhận biết tất cả nhưng vô phương giải quyết, nhân vật rơi vào cuộc chạy trốn trong tâm tưởng để cho tiếng nói độc thoại nội tâm và những dồn nén chất chứa từ sâu thẳm tự cất lên. Tác giả có ý thức làm mới lối kể chuyện khi sử dụng mô-típ giấc mơ, ở đó bản năng và khát khao làm mẹ của người phụ nữ được hiện hình, chuyển hóa thành những giấc mơ về đứa con đã mất và tiếng gọi mẹ trong mơ ấy khiến người phụ nữ mạnh mẽ hơn bao giờ hết, có thể dám vượt qua tất cả và đánh đổi mọi thứ để được làm mẹ (Đi qua những giấc mơ).
Truyện của Mai Thị Hồng Quế không quá dữ dội, phức tạp nhưng cũng không dễ dàng, đơn giản, mỗi truyện đều luôn dùng dằng, day dứt giữa những trạng thái và những chất vấn. Cần sống cho mình và biết tự yêu thương mình như thế nào? Những ranh giới nào giữa tình yêu và lầm lạc, nhu cầu thể xác và tâm hồn, cái bản năng và lý trí? Lỗi lầm và lạc lối hay là hành trình đi tìm chính mình?
Nam Lê là nhà văn người Úc gốc Việt. Tập truyện ngắn mang tên The boat (Con thuyền) của anh do Thiên Nga và Thuần Thục dịch, Nxb Hội Nhà văn ấn hành năm 2011 đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá. Qua việc diễn giải một số khía cạnh thi pháp của tập truyện ngắn Con thuyền, bài viết mong muốn phần nào lan toả những vẻ đẹp của văn chương Nam Lê đến bạn đọc trong nước.
Nhà xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt hai tập tản văn mới trong bộ “Viết cho những điều bé nhỏ” chào đón Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019: “Tết xưa thơ bé” của tác giả Hương Thị và “Nhớ ơi là Tết” của tác giả Thái Hương Liên.
Cho dù được biểu đạt bằng thể loại gì, từ tản văn, truyện ngắn hay du khảo, thì người đọc vẫn nhận ra ở Nguyễn Trương Quý một tấm lòng thiết tha với Hà Nội. Anh vừa ra mắt cuốn sách thứ 8, du khảo Một thời Hà Nội hát (NXB Trẻ ấn hành), cũng nằm trong mạch nguồn đó.
Chân dung Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lê Minh Khuê... được khắc họa trên trang viết trong trẻo của nhà thơ.
Sách của tác giả Nhật là bản hòa tấu giàu cung bậc cảm xúc, khắc họa tình người, tình yêu âm nhạc trước cuộc sống khốc liệt.
65 tác phẩm xuất sắc được trao tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2018 của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tại Hội nghị tổng kết, trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 diễn ra ngày 9/1 ở Hà Nội.
Chúng ta đi tìm trong thơ tiếng nói của chính mình. Chúng ta nói trong những ước thúc chặt chẽ của ngôn ngữ và âm nhạc. Chúng ta nói chúng một cách tự do.
Cuốn sách “Vào mùa trăng” tập hợp 50 bài thơ tình được sáng tác trải dài theo năm tháng của giáo sư-nhà giáo nhân dân Hà Minh Đức - một trong những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam.
Theo thông tin từ Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, nhà văn Trần Kim Trắc đã qua đời vào ngày 17-11-2018 tại nhà riêng trên đường Cống Lở, phường 15, quận Tân Bình. Tuy nhiên, vì lý do riêng nên gia đình không phát tang; vậy nên công chúng mới được thông báo cách đây hai ngày.
Tác giả Đông Mai kể về tuổi thơ thiếu vắng cha mẹ, đời sống nhọc nhằn trong cuốn "Xuân Quỳnh - một nửa cuộc đời tôi".
Bên cạnh dòng văn học thị trường ăn khách, không ít tác giả trẻ thế hệ 9X đang chọn dấn thân vào mảng đề tài vừa nghe đã khiến người đọc ngần ngại: chiến tranh!
2018 có lẽ là một năm “gặt hái” của văn nghệ Việt Nam trên trường quốc tế. Từ các cuộc thi nhan sắc, đến văn chương công chúng đều chứng kiến những giải thưởng gọi tên Việt Nam. Thậm chí, lĩnh vực xiếc vốn ít được nhắc tới thì anh em Quốc Cơ - Quốc Nghiệp cũng tạo lập những kỷ lục quốc tế và liên tục được truyền thông quốc tế xướng tên…
Sáng 26/12/2018 tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi tổng kết hoạt động năm, trao giải thưởng văn học 2018 và kết nạp hội viên mới.
Hội đồng cuộc thi sáng tác văn học trẻ lần sáu trao hai giải nhì cho tác phẩm "Wittgenstein của thiên đường đen" và "Người lạ".
Ở vào tuổi xấp xỉ 80, đi qua bao nhiêu dâu bể của đời người, ngỡ tưởng đã không còn điều gì có thể khiến ông muộn phiền, phải rơi nước mắt. Ấy vậy mà trong buổi gặp mặt bạn bè và độc giả nhân dịp ra mắt tác phẩm Vườn chanh miệt biển được tổ chức gần đây tại TPHCM, nhà văn Kiệt Tấn (ảnh) với mái tóc trắng cước, vẫn cười nói và vẫn khóc ngon lành. Xúc cảm vẫn còn đong đầy như thuở ông viết Em điên xõa tóc, Đêm cỏ Tuyết, Người em xóm học…
Chiều 15/12/2018, tại nhà sách Văn Việt (số 4 Đinh Lễ, Hà Nội), Nxb. Văn hóa - Văn nghệ Tp. HCM và nhà thơ Nguyễn Phong Việt đã tổ chức sự kiện giao lưu, kí tặng sách nhân dịp tập thơ Chỉ cần tin mình là duy nhất được xuất bản.
Các biên tập viên của tờ The Times Book Reivew vừa lựa chọn những cuốn sách hư cấu, viễn tưởng hay nhất trong năm 2018.
Nhà xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt độc giả bộ ba tác phẩm thuộc thể loại truyện đồ họa: Cô bé ganh tị, Phía sau cánh cửa và Hạ về trên đồi cỏ lau hồng. Đây có thể coi là một thể nghiệm mới của nhà văn, họa sĩ Việt Nam.
Chương trình nghệ thuật “Vừng ơi mở cửa” được ví như cuộc hội ngộ, giao lưu của các thế hệ sinh viên Văn khoa, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Khoa Văn học - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) sẽ được tổ chức tối 7-12 tại khuôn viên ký túc xá Mễ Trì - Hà Nội.
Liên tục những tin vui đến với văn chương Việt Nam: nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nhận Giải thưởng LiBeraturpreis 2018 do Hiệp hội Litprom (Hiệp hội quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin ở Đức) trao tặng cho tác phẩm Cánh đồng bất tận.