Trịnh Công Sơn - Xin tạ ơn người

16:38 29/03/2014

"Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi/Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt/ Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt/Rọi suốt trăm năm một cõi đi về"  Tôi vẫn nhớ như in cái không gian cách đây gần hai mươi năm về trước, trong một quán cà phê lụp xụp, mái lợp tranh ở đường Đặng Thái Thân, Huế, lần đầu tiên được nghe ca khúc Một cõi đi về.

Hình như khung cảnh, tâm trạng và thời khắc lúc đó đã tạo nên những gia vị đầu tiên để tôi bắt đầu thích nhạc của Trịnh Công Sơn. Và rồi thời gian sau đó, lần lượt những tác phẩm như: Diễm xưa, Hạ trắng, Ướt mi, Tôi ơi! Đừng tuyệt vọng,… được bản thân tìm nghe, thưởng thức. Những giai điệu thướt tha, nhẹ nhàng như tưới đẫm tâm hồn đã làm cho tôi yêu nhạc của ông không biết tự lúc nào.
 
Đã có rất nhiều người, nhiều soạn giả, nhiều nghệ sĩ viết về ông, cảm nhận về con người và âm nhạc của ông, đã ví ông như là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của nền âm nhạc Việt Nam đương đại. Cũng có người bảo rằng Trịnh Công Sơn là một triết gia và âm nhạc của ông là triết nhạc, với những ca từ, những quan niệm về cuộc sống, bởi “thân phận thì hữu hạn, còn tình yêu thì vô cùng”. Đâu đó, có những suy nghĩ, nhạc Trịnh làm cho con người uỷ mị, bi quan,…. Với khả năng hạn hẹp của mình, tôi chỉ dám đồng cảm với những gì bản thân cho là đúng, thế thôi. Với tôi, được ngồi một mình cùng những giọt cà phê đang nhỏ xuống ly trong chiều yên ả, ngắm sông Hương hiền hòa chở những chuyến đò, những hạt phù sa và đắm chìm trong những giai điệu ngọt ngào khó cưỡng, ví như mình đang ăn những món ngon mà không phải ai cũng cùng khẩu vị. Nhạc Trịnh đến với con người bằng sự chân thành, sự cảm thông và chia sẻ, thế nên, chỉ cần chúng ta thích nghe, là đủ, và khi đã thích, bạn hẳn sẽ thấy, Trịnh Công Sơn đã xoa dịu khán giả bằng một thứ âm thanh khá bình dị, vì một lẽ vô thường đến giản đơn, trần gian chỉ là một cuộc du ca qua kiếp người, bạn hãy sống thế nào để một mai không phải nuối tiếc, hối hận, vì cuộc đời này cần có một tấm lòng để rồi… cho gió cuốn đi.

Nếu có dịp đến Huế, bạn hãy thử ngồi nhấm nháp ly cà phê vỉa hè trên đường Nguyễn Trường Tộ, nơi có căn gác trọ mà nhạc sĩ họ Trịnh đã từng sống , ngước mắt nhìn lên hai toà tháp cổ kính rêu phong của nhà thờ Phú Cam và nghêu ngao “Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ, buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua” hẳn bạn sẽ hình dung “Trên bước chân em âm thầm lá đổ” sẽ như thế nào, tưởng tượng hình ảnh của nàng nữ sinh tên Diễm với những bước chân thong thả hoàng cung làm lay động tâm hồn của người nghệ sĩ, và không khéo, bạn sẽ cảm thấy xót xa, thấy nuối tiếc như chính bản thân mình đã từng đánh rơi tuổi trẻ, đánh rơi một điều gì đó thiêng liêng không tìm lại được bao giờ. Càng đắm chìm vào âm nhạc của Trịnh Công Sơn, hẳn bạn sẽ thấy, Huế và đạo Phật luôn phảng phất trong từng giai điệu, từng ca từ của ông, vì đơn giản, nghe nhạc Trịnh làm cho chúng ta thấy thương yêu con người và cuộc sống, thấy tâm hồn mình hướng thiện, thấy cuộc sống trở nên vô thường trước những bon chen toan tính, những cám dỗ của vật chất và lo toan bề bộn.

Trong tình yêu, hẳn chúng ta cũng biết, yêu chính là chất xúc tác, là men nồng để Trịnh Công Sơn chắp bút viết nên những bản tình ca bất hủ, là một nhạc sĩ đa tình nhưng luôn yêu hết mình, yêu đến mức hình như trước khi rời xa cuộc sống này, trái tim của ông vẫn đập những giai điệu du dương, thổn thức, dẫu có thể hình bóng là một ai đó đã từng lướt qua trong cuộc đời. Chỉ tiếc rằng, mỗi mối tình của ông hình như đã được sắp xếp bởi định mệnh, cho nên chỉ đi qua ông nhưng lại bước vào hiện hữu trong âm nhạc của ông đến hôm nay và tận mai sau.

Xa Huế, tôi vẫn giữ thói quen nghe nhạc của Trịnh Công Sơn, nhờ vậy, tôi lại tìm cho mình được những người bạn cùng sở thích, cùng một niềm đồng cảm, và qua đó, lại được chiêm nghiệm rõ hơn về nhac Trịnh, một thứ âm nhạc không giới hạn không gian, thời gian, tuổi tác và đối tượng người nghe. Khi những giai điệu du dương được cất lên, ai cũng cảm thấy tâm hồn như lắng đọng, tái tê, thổn thức bởi tình yêu, thân phận và quê hương. Thấy yêu hơn cuộc sống này cùng gia đình ruột thịt, thấy thương nòi giống máu đỏ da vàng, thấy quý những phút bình yên.

“Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng

Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh”

Con người chúng ta, vốn dĩ, sống để yêu thương nhau còn chưa đủ, vậy nên đừng làm đau đớn nhau giữa cuộc đời này, bởi vì:

“Dù đến rồi đi, tôi cũng xin tạ ơn người”.

Theo Ngọc Khánh (motthegioi.vn)

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • SHO - Chiều ngày 11/9, Viện Goethe phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi họp báo giới thiệu Liên hoan phim Đức tại Việt Nam lần thứ 3 và lần thứ 2 tại thành phố Huế, buổi họp báo diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí - Số 09 Phạm Hồng Thái, Huế.

  • SHO - Chiều ngày 7/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế  đã tổ chức khai mạc phòng triển lãm tranh - ảnh với chủ đề “Biển đảo quê hương”, diễn ra tại 26 Lê Lợi, thành phố Huế. Đây là thành quả đợt đi thực tế sáng tác của các văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế tại biển đảo Phú Quốc nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung.

  • SHO - Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, chiều ngày 30/8 (14/7 Âm lịch), Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế đã tổ chức buổi Lễ Cài hoa hồng và chương trình văn nghệ mừng Vu Lan, diễn ra tại số 15 Lê Lợi, Huế.

  • Chiều ngày 28/8, Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh thêu “Tâm Kinh mùa báo hiếu” của nghệ nhân Lê Văn Kinh, diễn ra tại 15 Lê Lợi, thành phố Huế. 

  • SHO - Chiều ngày 26/8, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền đã tổ chức Bế mạc Trại sáng tác Văn học Quảng Điền 2012, buổi bế mạc diễn ra trên du thuyền trong không gian thơ mộng của Phá Tam Giang.

  • SHO - Chiều ngày 18/8, Hội Nhà văn, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế và Ủy ban nhân dân thị xã Hương Thủy đã tổ chức bế mạc Trại sáng tác Văn học - Âm nhạc (Hương Thủy) năm 2012, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin thị xã Hương Thủy. 

  • SHO - Tiếp sau cuộc Gặp mặt Cộng tác viên Tạp chí Sông Hương tại thành phố Hồ Chí Minh hết sức thành công, tối 16/8, buổi Gặp mặt Cộng tác viên Tạp chí Sông Hương tại Đà Lạt đã được tổ chức tại khán phòng Nhà Sáng tác VHNT Đà Lạt, số 2 Yên Thế. Đến dự, có đông đảo các cộng tác viên của Tạp chí tại Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng…, từ Trường đại học Đà Lạt, đại diện các Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại Đà Lạt, Bảo Lộc - Lâm Đồng…

  • SHO - Chiều 15/6/2012, Phòng triển lãm tranh “Màu trong sương” đã được tổ chức khai mạc tại sảnh đường Khách sạn Đà Lạt Hoàng Gia, 80A đường Nguyễn Chí Thanh, Đà Lạt. 

  • SHO - Chiều ngày 11/8, tại Nhà hàng Đất Phương Nam, số 46 đường Huỳnh Tịnh Của, thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt Cộng tác viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là dịp để Tạp chí Sông Hương gửi lời tri ân đến các cộng tác viên, những người đã gắn bó, góp phần làm nên văn hiệu của Tạp chí trong từng giai đoạn phát triển. 

  • SHO - Sáng ngày 11/8, Ủy ban nhân dân thị xã Hương Thủy phối hợp với Hội Nhà văn, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc Trại sáng tác Văn học - Âm nhạc năm 2012, diễn ra tại xã Thủy Bằng, Hương Thủy.

  • SHO - Chiều ngày 03/8, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức bế mạc trại sáng tác Văn học Nghệ thuật viết về đề tài Nông thôn mới năm 2012. 

  • Chiều ngày 30/7, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế và UBND huyện Phong Điền đã tổ chức Bế mạc Trại sáng tác Trẻ năm 2012, diễn ra tại hội trường UBND huyện.

  • Chiều ngày 25/7, Liên hiệp các hội VHNT và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Bế mạc trại sáng tác Mỹ thuật 2012 với chủ đề Biển đảo quê hương.

  • SHO - Sáng ngày 26/7, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội - Huế, Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Hội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề Nghệ thuật Tuồng trong đời sống hiện nay.

  • SHO - Chiều 20/7, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Hà Nội tổ chức Khai mạc trại sáng tác mỹ thuật Biển đảo quê hương và phòng triển lãm tranh Gặp gỡ tháng bảy của các họa sỹ Hà Nội và Thừa Thiên Huế, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.

  • Chiều 15/7, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm “Thư gửi con” của TS. Thái Kim Lan, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán  - Huế.

  • SHO - Tối ngày 14/7, tại Nhà Văn hóa thành phố Huế, Liên hoan sân khấu Kịch chuyên nghiệp toàn quốc - 2012 đã chính thức khai mạc; Liên hoan do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.

  • SHO - Sáng ngày 11/7 (nhằm ngày 23/5 Nhâm Thìn), tại chùa Ba Đồn, phường An Tây, thành phố Huế, Công ty Cổ phần đầu tư Văn hóa Du lịch Đất Việt và UBND phường An Tây đã tổ chức Lễ cầu siêu và Lễ tế âm linh cô hồn, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, những bá tánh xả thân vì nước và đồng bào tử nạn trong biến cố thất thủ Kinh đô cách đây 127 năm (23/5 Ất Dậu - 5/7/1885).

        >> Đàn Âm hồn - di sản văn hóa tâm linh đang bị xâm hại

  • UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Quyết định số 1229/QĐ-UBND ngày 9/7/2012 về việc thành lập Bảo tàng Văn hoá Huế trên cơ sở nâng cấp Nhà bảo tàng Huế.

  • SHO - Là một trong ba công trình phục vụ tế lễ do nhà Nguyễn lập ra gồm: Đàn Nam Giao để tế Trời, Đàn Xã Tắc để tế Đất và Đàn Âm hồn để tế vong hồn những người hy sinh vì nước trong ngày Kinh đô thất thủ 23/5 Ất Dậu -1885. Quan trọng là vậy nhưng đến thời điểm này, Đàn Âm hồn vẫn chưa được các cơ quan chức năng công nhận là di tích và đang bị xâm hại...