Chiều ngày 18/5, tại Bảo tàng Văn hóa Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm bộ sưu tâp áo dài xưa mang tên “Màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh” của Tiến sĩ Thái Kim Lan và nghệ thuật sắp đặt đa phương tiện của Veronika Witte.
Áo Long bào Vua Khải Định trong Bộ sưu tập Áo dài xưa của Tiến sĩ Thái Kim Lan
Sau thành công vang dội của triển lãm “Màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh” đầu năm ngoái tại Hà Nội, một lần nữa, những bộ Áo Dài Xưa lộng lấy từ Cố đô Huế thuộc bộ sưu tập cá nhân của Tiến sĩ Thái Kim Lan một lần nữa được giới thiệu và lần này tại Cố đô Huế, quê hương của những bộ áo dài lễ phục đó.
|
Tiến sĩ Thái Kim Lan kể chia sẻ về bộ sưu tập của mình |
Những chiếc áo dài được Tiến sĩ Thái Kim Lan bắt đầu sưu tập vào cuối thập niên 70 khi lần đầu tiên bà trở lại Việt Nam sau mười mấy năm du học. Bộ sưu tập chỉ gồm 12 thứ và không phải mang tầm cỡ đại bào, triều phục cung đình mà là những bộ áo dài đời thường gồm y áo của người xưa đã mặc gồm y áo của mẹ vua, ông vua cho đến các bà mệnh phụ nhu nhân theo lối cư xử hằng ngày như Áo Xiêm, áo Vua Khải Định, Áo rộng màu lửa lựu (còn gợi là áo thụng), Áo Mệnh phụ công nương... Những chiếc áo dài này nằm trong khoảng thời gian giữa thế kỷ 19 và 20 và được mẹ của Tiến sĩ Thái Kim lan truyền lại cho bà.
|
Bà Almuth Meyer-Zollitsch - Viện trưởng Viện Goethe chia sẻ với lãnh đạo tình và thành phố về Bộ sưu tập của tiến sĩ Thái Kim Lan |
Những chiếc Áo Dài Lễ Phục được đặt trong một căn phòng được sắp đặt đa phương tiện kì công, cùng với những vật dụng thường thấy hàng ngày tại Việt Nam và các video sắp đặt. Hơn 2000 chiếc đòn gánh bằng tre được sắp đặt thành một khuôn viên sàn nhà và những bộ áo dài xưa đã được trưng bày tạo nên một không gian ảo giữ cổ điển và hiện đại mà nghệ sĩ Veronika Witte đã tạo dựng.
|
Áo rộng màu lửa lựu (còn gợi là áo thụng) - Áo thời Nguyễn khoảng đầu thế kỷ 20 |
Tiến sĩ Thái Kim Lan chia sẻ: “ Vẻ đẹp của những chiếc áo dài có thể gợi cho chúng ta những cảm hứng nghệ thuật chính nơi những khoảnh khắc đồng thời hiện đại của xã hội đang đổi thay từng giờ, rằng cái ngày xưa vẫn còn nhiệm vụ nhắc chúng ta về một truyền thống văn hóa Việt sâu xa và nồng hơi ấm con người, rắng cái hiện nay cần được chiếu sáng hơn từ cái xưa kia để sáng tạo nên hiện tại sẽ là quá khứ độc sáng cho mai sau, răng bảo tồn văn hóa chính là nuôi dướng mạch sống không ngừng cho thế hệ kế tiếp…”
|
Áo Mệnh phụ Công nương - Áo cung đình thời nguyễn dưới triều vua Thành Thái |
|
Áo dài lụa vàng (Còn được gọi là áo chít) |
|
Áo mệnh phụ - Đây là áo tiêu biểu của thời Nguyễn. niên đại khoảng 1905 dưới triều Thành Thái |
PA
Sáng ngày 14/12, tại UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế đã tổ chức diễn đàn Đối thoại Sử học “ Đặc điểm du lịch Thừa Thiên Huế và giải pháp phát triển”.
Sáng ngày 14/12, tại Tp Huế đã diễn ra Hội nghị quốc tế các Thị trưởng Đông Nam Á với chuyên đề “ Tài trợ và triển khai các dự án phát triển bền vững cho các đô thị Đông Nam Á”. Hội nghị do Hiệp hội quốc tế các thị trưởng nói tiếng Pháp (AIMF), Liên minh châu Âu (EU) phối hợp với TP Huế tổ chức.
Chiều ngày 10/12, tại Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị, Sở Văn hóa Thể thao phối hợp với trường ĐH Nghệ thuật đã tổ chức khai mạc triển lãm “ Hội ngộ” nhân kỷ niệm 66 năm ngày Mỹ thuật Việt Nam (10/12/1951- 10/12/2017).
Chiều ngày 8/12, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế và Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm Ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12/1951 - 10/12/2017).
Sáng ngày 23/11, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế thuộc Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội thảo Khoa học về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội thảo nhằm hưởng ứng kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11).
Chiều ngày 22/11, tại trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị đã diễn ra lễ khai mạc “Gặp gỡ” chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam.
Chiều ngày 20/11, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi Tổng kết chuyến thâm nhập thực tế sáng tác, giao lưu, trao đổi về chủ đề “Di tích lịch sử văn hóa và đời sống của đồng bào Tây Bắc” tại tỉnh Hà Giang.
Sáng 20/11 tại trường Đại học Nghệ thuật Huế đã diễn ra Triển lãm “ Vì môi trường xanh” chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Sáng ngày 14/11, UBND Thành phố Huế và thành phố Geyongju – Hàn Quốc đã phối hợp tổ chức Hội thảo chuyên đề “ Bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản Văn hóa Thế giới”. Hội thảo diễn ra nhân kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc kết hợp kỷ niệm 10 năm hợp tác kết nghĩa giữa thành phố Huế và thành phố Gyeongju.
Chiều ngày 13/11, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống phối hợp với Đại học Huế tổ chức Chương trình Gala phát động Cuộc thi “Biến đổi khí hậu với cuộc sống” với chủ đề Lũ lụt, hạn hán và hành động của chúng ta.
Sáng ngày 10/11, UBND tỉnh đã tổ chức buổi họp đánh giá công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai do mưa lũ gây ra trong những ngày qua và triển khai các phương án đối phó với cơn bão số 13.
Trong hai ngày 3- 4/11, Hoàng gia Vương quốc Thái Lan tổ chức Lễ dâng y Kathina tại chùa Huyền Không, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà và lễ chúc mừng Thượng tọa Pháp Tông được Quốc vương Bhumibol Adulyadej sắc phong tước vị Chao Khun cho Thượng tọa Pháp Tông, trụ trì chùa Huyền Không.
Cầu Trường Tiền là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương ở Huế. Đây cũng là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu thép.
Sáng ngày 29/9/2017, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Hội Bảo tồn Di sản Văn hoá Đức (GEKE) phối hợp tổ chức Lễ khởi công và triển khai thực hiện Dự án bảo tồn, phục hồi cổng, bình phong, non bộ kết hợp đào tạo kỹ thuật chuyên sâu tại điện Phụng Tiên, Đại nội Huế do Bộ Ngoại giao CHLB Đức tài trợ thông qua Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam, cùng với nguồn vốn đối ứng của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 29/9, Tại Bảo tàng văn hóa Huế đã diễn ra buổi giới thiệu hai cuốn sách “Phủ Dương Xuân thời các chúa Nguyễn - Tiền thân cung điện Đan Dương, Son lăng của hoàng đế Quang Trung ở Huế” và “Thiền Lâm - ngôi chùa lịch sử Thiền viện đầu tiên lớn nhất ở xứ Đàng Trong” của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân.
Tối ngày 26/9, tại Hội trường Đại học Huế (số 3 Lê Lợi) đã diễn ra Đêm giao lưu nghệ thuật và âm nhạc “Vọng Cố đô”. Chương trình do gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhà thơ Nguyễn Duy phối hợp tổ chức.
Sáng ngày 26/9, tại Khách sạn Indochine Palace, thành phố Huế đã diễn ra Hội nghị Đối tác chính sách về Phụ nữ và Kinh tế APEC lần thứ II. Đây là sự kiện đầu tiên của tuần lễ diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC năm 2017, với tư cách Việt Nam là nước chủ nhà đăng cai tổ chức APEC năm 2017.
Nhằm chào đón một sự kiện quan trọng là Tuần lễ APEC diễn ra tại thành phố Huế, sáng ngày 26-9, một cuộc triển lãm tác phẩm nghệ thuật mang tên “ Sức sống mới” đã được tổ chức tại Imperial Art.
Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Huế, Phòng Quản lý Đô thị thuộc UBND TP. Huế vừa có thông báo về việc quy định phân luồng, điểm đỗ xe, tạm dừng các tuyến đường xung quanh khu phố đi bộ thuộc khu phố Tây (đường Chu Văn An - Phạm Ngũ Lão - Võ Thị Sáu).
Ngày 20/9, UBND Thành phố Huế đã làm lễ khởi công công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà vườn Đoàn Kim Khánh, phường Kim Long - một ngôi nhà vườn Huế xưa đẹp cổ kính với không gian sân vườn xanh mát.