Ngày 05/4/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Thiết lập và phát triển Tủ sách Huế” giai đoạn 2022-2025.
Buổi lễ công bố Đề án "Tủ sách Huế" vào năm 2021
Mục tiêu cụ thể, phấn đấu giai đoạn 2022-2025 xuất bản được từ 20 đến 30 ấn phẩm được in và gắn Logo Tủ sách Huế; hình thành Tủ sách Huế điện tử (App Tủ sách Huế) và cập nhật nội dung trong các ấn phẩm của Tủ sách Huế.
Theo đó, năm 2022 sẽ triển khai cập nhật danh mục đưa vào tuyển chọn Tủ sách Huế. Đăng ký bản quyền nhãn hiệu và nhận diện Logo “Tủ sách Huế”. Nghiên cứu đề xuất xây dựng tổ chức mô hình Tủ sách Huế trong cộng đồng: trạm đọc sách miễn phí, điểm sách, đường sách. Xây dựng khung giá sách; triển khai định giá các ấn phẩm đã xuất bản thuộc “Tủ sách Huế” đối với sách không thuộc đặt hàng của nhà nước. Tuyển chọn và xuất bản từ 03 đến 05 ấn phẩm để đưa vào Tủ sách Huế. Xây dựng Quỹ Phát triển Tủ sách Huế. Hình thành không gian Tủ sách Huế trong hệ thống thư viện công cộng cấp tỉnh và huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thí điểm mô hình Tủ sách Huế trong các trường đại học và 10 trường trung học phổ thông.
Năm 2023 sẽ triển khai tuyển chọn và xuất bản từ 05 đến 08 ấn phẩm để đưa vào Tủ sách Huế. Triển khai xây dựng App Tủ sách Huế, cập nhật nội dung và khai thác, quản lý hoạt động App Tủ sách Huế. Hình thành không gian Tủ sách Huế trong hệ thống thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, các thư viện chuyên ngành, thư viện đại học địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhân rộng mô hình Tủ sách Huế trong các trường đại học, cao đẳng và trường THPT trên địa bàn tỉnh. Triển khai xây dựng: trạm đọc sách miễn phí, điểm sách, đường sách. Tổ chức sơ kết thực hiện Đề án giai đoạn 2022-2025.
Năm 2024 sẽ triển khai tuyển chọn và xuất bản từ 07 đến 10 ấn phẩm để đưa vào Tủ sách Huế. Nhân rộng mô hình Tủ sách Huế cho tất cả các trường phổ thông.
Năm 2025 sẽ triển khai tuyển chọn và xuất bản từ 05 đến 08 ấn phẩm để đưa vào Tủ sách Huế. Bổ sung đầy đủ nội dung Ấn phầm Tủ sách Huế vào App Tủ sách Huế, các không gian Tủ sách Huế đã thực hiện từ năm 2022-2025. Tổ chức tổng kết thực hiện Đề án giai đoạn 2022-2025.
Việc thiết lập và phát triển Tủ sách Huế nhằm mục tiêu, nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Huế, con người Huế; phát triển văn hóa đọc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; góp phần hình thành nên tầm vóc con người Huế trong thời kỳ hội nhập và phát triển trên nền tảng văn hóa truyền thống và di sản. Đồng thời, nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ và nhân dân về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của Tủ sách Huế trong việc phát triển văn hóa - xã hội của tỉnh…
Nguyên Phương
Huế là kinh đô của Việt Nam trong một thời gian khá dài dưới hai triều đại : Tây Sơn (1788 - 1801) và Triều Nguyễn (1802 - 1945). Huế còn lưu giữ trong lòng một khối lượng đồ sộ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc ta. Unesco đã công nhận quần thể di tích cố đô và nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa thế giới. Kinh thành cố đô Huế với Thành lũy hình ngôi sao hiện nay còn tồn tại duy nhất ở Việt Nam.
(SHO) - Theo đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020” vừa được Bộ VH-TT-DL phê duyệt, đến năm 2020 du lịch biển phải có được ít nhất 6 điểm đến du lịch tầm cỡ quốc tế, trong đó có Lăng Cô – Cảnh Dương.
Ngày 05/9, Hội Sân khấu tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc Trại sáng tác kịch bản sân khấu năm 2013.
Chiều ngày 03/9, tại Nhà Lục giác ( đường Trịnh Công Sơn - TP Huế), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình biểu diễn chào mừng kỷ niệm Ngày Âm nhạc Việt
(SHO). Đến nay, đã có 138 đơn đăng ký tham gia danh mục bảo vệ nhà vườn thuộc các phường: Kim Long, Thủy Biều, Vỹ Dạ, Thuận Lộc, Phú Nhuận.
(SHO) - Bộ VHTTDL vừa đồng ý chi 1,84 để phòng trừ côn trùng hại gỗ tại di tích làng cổ Phước Tích, tỉnh Thừa Thiên Huế.
(SHO) - Ngày 2/9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu Tháng Vàng du lịch tại di sản Huế. Chương trình kéo dài từ 2/9 đến 30/9/2013
Liên hoan là một hoạt động văn hóa lớn nhằm phát huy và đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang trên địa bàn toàn tỉnh.
Những bức tranh gạo của họa sĩ trẻ Phạm Đình Thái, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, để lại ấn tượng cho người xem không chỉ vì nét mộc mạc, gần gũi từ chất liệu, hình ảnh mà còn ẩn chứa một nghị lực phi thường.
Ngày 02/9, giải đua ghe truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra với sự tham dự của 8 ghe đua ưu tú của các huyện và thị xã, phường trong toàn tỉnh.
Nhân kỷ niệm 68 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày 02/9, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chức triển lãm ảnh "Di tích Huế, ký ức và hiện tại".
(SHO). Có trên 600 năm tuổi, Làng cổ Phước Tích chứa trong mình một tiềm năng lớn lao để phục vụ cho du lịch. Những năm gần đây, Nhà nước và các tổ chức quốc tế đã quan tâm tạo điều kiện cho Phước Tích những cơ hội mới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa làng cổ…
Đó là kiến nghị của lãnh đạo sở Văn hoá,Thể thao và Du lịch trong buổi làm việc về tình hình thực hiện chương trình công tác năm 2013 và dự kiến kế hoạch năm 2014 của Sở với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế.
“Trên đường hướng về ngày mai của các nghề truyền thống Huế, tôi gặp được trúc chỉ” - nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã bắt đầu tham luận của ông như thế tại hội thảo về nghề truyền thống Huế tháng 4-2013.
Sáng nay 26-8, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích miếu Long Thuyền với tổng dự toán đầu tư cho dự án khoảng 1,3 tỷ đồng, từ nguồn vốn sự nghiệp và nguồn xã hội hóa.
(SHO).Lễ hội đang diên ra cho đến hết ngày hôm nay, 23/8. Nghi thức cúng tế Thần Biển vẫn được người dân nơi đây coi trọng nhất. Tối qua, 22/8, Lễ hội Cầu ngư năm 2013 với chủ đề Phong Hải biển nhớ, đã khai mạc tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Hàng nghìn người dân và du khách đã về khai hội.
(SHO). Hôm qua, 22/8, tại Đình Thanh tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang đã diễn ra Lễ đón nhận bằng công nhận làng nghề truyền thống.Làng nghề truyền thống hoa giấy Thanh Tiên được hình thành cách đây khoảng 300 năm.
(SHO). Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Thừa Thiên-Huế vừa tài trợ 300 triệu đồng để phục chế bộ Biên chung, một loại nhạc cụ của nhã nhạc cung đình Huế vốn bị thất truyền từ đầu thế kỷ 20. Lễ ký kết tài trợ đã diễn ra sáng ngày 22/8, tại thành phố Huế.
(SHO) Đến nay đã có gần 30 đoàn nghệ thuật thuộc 23 quốc gia và vùng lãnh thổ ở các châu lục đăng ký tham gia Festival Huế lần thứ 8 – năm 2014.
(SHO). Cách đây 2 hôm, UBND huyện Nam Đông vừa tổ chức khởi công xây dựng nhà Gươl mới tại xã Thượng Nhật. Ngôi nhà sẽ xây dựng rộng 70 m2, trên diện tích 1.500 m2, với tổng kinh phí 500 triệu đồng do Cộng hòa Pháp tài trợ.