Sáng ngày 4/9, tại TP Huế, Ủy bạn nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn hoc nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ trao tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ VI.
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu tại buổi lễ
Đến dự có ông Bùi Thanh Hà – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Thái Sơn – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu tại lễ trao giải |
Cứ 5 năm một lần, Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế là sự kiện hân hoan và sôi động nhất của văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế và văn nghệ sĩ các tỉnh thành trong cả nước sáng tác về Thừa Thiên Huế.
Ban tổ chức đã nhận được 179 tác phẩm, công trình của 94 tác giả, nhóm tác giả đăng ký tham dự giải thưởng. Sau vòng sơ khảo và chung khảo, Ban tổ chức đã chọn ra 56 tác phẩm, công trình đạt giải, trong đó: Giải A gồm có 8 tác phẩm, công trình; giải B có 19 tác phẩm, công trình và giải C có 29 tác phẩm, công trình.
Cụ thể: Kiến trúc 02 công trình, Múa 04 tác phẩm, Mỹ thuật 07 tác phẩm, Nhiếp ảnh 09 tác phẩm, Sân khấu 05 tác phẩm, Âm nhạc 09 tác phẩm, Văn nghệ dân gian 04 tác phẩm, Văn học 16 tác phẩm.
![]() |
Chất lượng các tác phẩm, công trình sáng tạo, nghiên cứu có những nét nổi trội, mang tính sáng tạo độc đáo |
Chất lượng các tác phẩm, công trình sáng tạo, nghiên cứu đã có những nét nổi trội, mang tính sáng tạo độc đáo, chất lượng của một số chuyên ngành đã nâng lên rõ rệt như Văn học, Múa, Sân khấu, Văn nghệ dân gian,... Các tác phẩm được giải thưởng là kết quả của quá trình học hỏi, lao động nghệ thuật gian khó, là quá trình chiếm lĩnh và nghiền ngẫm hiện thực đời sống và hiện thực tâm trạng một cách sâu sắc để thể hiện thành đặc trưng nghệ thuật ngôn từ, hình tượng và tư tưởng theo từng loại hình riêng. Các tác phẩm đều kết tinh được chiều sâu và chiều rộng của hiện thực, tầm cao của tư tưởng triết mỹ...
Lực lượng sáng tác trẻ tiếp tục khẳng định mình với những gương mặt triển vọng cho nền văn học nghệ thuật tỉnh nhà như Lê Minh Phong, Lê Vũ Trường Giang, Phan Tuấn Anh, Nguyễn Thị Huệ, Lê Ngọc Thái, Nông Thanh Toàn, Lê Tấn Thanh, Mai Trung…
![]() |
Trao tặng giải A cho 8 công trình, tác phẩm xuất sắc |
Giải thưởng VHNT Cố đô lần thứ VI có nhiều tác phẩm hay, có chất lượng nội dung giá trị nghệ thuật và mang tính nhân văn sâu sắc, phản ánh đúng thực chất chất lượng của phong trào VHNT và đội ngũ văn nghệ sĩ hùng hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế. Một số chuyên ngành đã có dấu hiệu chuyển biến tích cực trong hoạt động sáng tạo, nghiên cứu như Văn nghệ dân gian, Sân khấu, Múa…
![]() |
Trao tặng giải B cho các tác giả đạt giải |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: “Giải thưởng VHNT Cố đô là giải thưởng danh giá nhất dành tặng những tác phẩm văn học, nghệ thuật xuất sắc nhất của những tác giả tiêu biểu nhất trong đội ngũ văn nghệ sĩ trên các lĩnh vực. Các tác giả có tác phẩm, được trao tặng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần VI, bằng tài năng sáng tạo đặc biệt và sức lao động bền bỉ, đã sáng tạo nên các tác phẩm có giá trị đặc biệt về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền văn học, nghệ thuật tỉnh nhà và đất nước.”
Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã biểu dương, chúc mừng những thành tựu to lớn mà đội ngũ văn nghệ sĩ đã đạt được trong những năm qua, nhiệt liệt chúc mừng các tác giả được trao tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô Huế lần thứ VI, đồng thời đề nghị Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Văn hóa, các Sở Ban ngành địa phương tiếp tục quan tâm, động viên, khích lệ đội ngũ văn nghệ sĩ phát huy tài năng, năng lực sáng tạo, quảng bá văn học nghệ thuật với ý thức đầy đủ về trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình. Chăm lo phát hiện, bồi dưỡng, trân trọng và phát huy các tài năng văn học nghệ thuật, tôn vinh các văn nghệ sĩ trên cơ sở cống hiến của họ đối với đất nước”.
![]() |
|
|
Phương Anh
Sáng ngày 26/05,tại Khu du lịch phục hồi sức khoẻ nước khoáng Thanh Tân, huyện Phong Điền, Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức tổng kết, bế mạc Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật Thanh Tân 2009.
Sáng ngày 18/05, Đài Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch nước tặng thưởng và kỷ niệm 10 năm phát sóng truyền hình.
Sáng ngày 17/05, huyện miền núi A Lưới, Thừa thiên Huế đã tổ chức Lễ hội mừng mùa A Riêu với nghi thức đâm trâu truyền thống. Nghi thức này nằm trong khuôn khổ ngày hội Văn hóa - Thể thao - Du lịch các dân tộc miền núi Thừa Thiên - Huế lần thứ VIII-2009, diễn ra từ ngày 16 đến 18/05.
Chào mừng 119 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890- 19/05/2009), tối ngày 16/05, tại Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) đã tổ chức Tổng kết và trao giải cuộc thi tác phẩm báo chí viết về đề tài “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Sáng ngày 16/05, tại Khu du lịch phục hồi sức khoẻ nước khoáng Thanh Tân, huyện Phong Điền, Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với đơn vị sở tại tổ chức Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật năm 2009.
Hưởng ứng tháng hành động vì Trẻ em, chiều ngày 15/05, tại số 4 Hoàng Hoàng Thám, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế- Trung tâm VHTT-TT huyện Hương Thuỷ- Phòng VHTT thành phố Huế đã phối hợp tổ chức phòng triển lãm tranh “ Sắc màu tuổi thơ” cho các em thiếu nhi huyện Hương Thuỷ.
Chiều ngày 07/05, tại Art Gallery Café Sông Như số 14 kiệt 7 đường Nguyễn Công Trứ, thành phố Huế, đã khai mạc triển lãm phòng tranh Mộng Du.
“ Last holidays” (Những ngày ngày nghỉ đã qua), đó là tên của triển lãm vào ngày 04/05, tại số 04 Hoàng Hoa Thám, thành phố Huế. Với hơn 200 bức ảnh chụp qua nhiều thời kỳ khác nhau về những kỷ niệm đẹp với Thiên An bằng hình ảnh từ đen trắng đến màu.
Chiều ngày 3/5/2009 (9/4 âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán- Huế đã khai mạc triển lãm với chủ đề: "Di sản văn hóa Phật giáo Phú Xuân", một trong những chương trình nằm trong các hoạt động của Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2553 tại thành phố Huế, kéo dài từ ngày 02 đến 09/5 (từ 08 đến 15/04 âm lịch).
Nằm trong chương trình phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong việc xã hội hóa hoạt động văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Vườn Quốc gia Bạch Mã tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật chủ đề “Ấn tượng bạch Mã 2009”. Trại bao gồm một số hoạt động như: Triển lãm ảnh đẹp Bạch Mã, Thư pháp với môi trường, sáng tác thơ văn, nhạc, ảnh... Trại sáng tác văn học nghệ thuật diễn ra từ ngày 29/ 04 đến 01/ 05/ 2009...
Số 243 tháng 5/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...
Nhân kỷ niệm 34 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, sáng ngày 25/04, đoàn Chi hội Nhà Văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế đã tổ chức đi thực tế sáng tác tại công trình xây dựng hồ Tả Trạch ở thượng nguồn sông Hương, thuộc xã Dương Hoà, huyện Hương Thuỷ.
Với chủ đề "Nghề truyền thống Huế - Bản sắc và phát triển", Festival nghề truyền thống 2009 diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 110 năm cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba, được tổ chức vào ngày 12 đến 14/06, nhằm tôn vinh các nghề truyền thống gốm sứ, sơn mài và pháp lam...
Mấy ngày gần đây giới hoạ sỹ ở Huế rất xôn xao về việc 12 bức tranh tranh nude ( khoả thân)của hoạ sỹ Nguyễn Kim Đính không được tham dự triển lãm, tranh của anh bị Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ( VHTTDL) Thừa Thiên Huế xếp loại “ 12 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Kim Đính có một số bức chất lượng nghệ thuật chưa cao, có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ” .
Tối ngày 7/4, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế ( thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) đã tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật tại Nghinh Lương Đình và dạ nhạc tiệc trên thuyền cung đình.
Số 242 tháng 4/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...
Chiều ngày 27/03, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “ Việt Nam, con người và đất nước tôi yêu”, gồm những tác phẩm ảnh đen, trắng về đất nước và con người Việt Nam của nghệ sỹ nhiếp ảnh Nhật Bản Takaiwa Shin.
Tối ngày 24/03, tại trụ sở hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi giao lưu, trao đổi giữa với nhà văn Võ Nhị Xuân Hà (Phó Ban công tác Nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam) về văn học trẻ hiện nay.
Sáng ngày 27/03, tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Câu lạc bộ (CLB) UNESCO thơ Đường Việt Nam đã tổ chức Ngày hội thơ Đường Việt Nam lần thứ IV, với hơn 500 đại biểu từ các tỉnh, thành trong cả nước về dự.
Tối ngày 25/03, Trung tâm BTDT CĐ Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyễn Khoa Điềm tại bến Nghinh Lương Đình, nhằm giới thiệu đến với công chúng yêu thơ chân dung thơ của một nhà thơ xứ Huế và những đóng góp của ông đối với dòng thơ hiện đại Việt Nam.