Sáng 6-1, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác văn học, nghệ thuật năm 2019, triển khai công tác năm 2020 và trao giải thưởng văn học nghệ thuật 2019.
Tác giả Vi Khánh Tuyết (Hà Giang) nhận giải A với tác phẩm "Then Tày - từ góc nhìn văn hóa".
Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe nhà văn Đỗ Kim Cuông, Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Việt Nam báo cáo tình hình công tác năm 2019 và phương hướng hoạt động năm 2020. Sau đó, các đại biểu đã có những ý kiến, tham luận nhằm thúc đẩy nền văn học, nghệ thuật nước nhà phát triển trong năm tới.
Theo đánh giá của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, năm qua, các hội đã tổ chức trại sáng tác cho hàng nghìn văn nghệ sĩ, chương trình ca múa nhạc, triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh… để lại ấn tượng với các văn nghệ sĩ và công chúng.
Về giải thưởng VHNT năm 2019, tính đến ngày 25-12-2019, Ban tổ chức đã nhận được 10 tác phẩm có giá trị của 10 Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, 457 tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả thuộc 60 Hội VHNT tỉnh, thành phố gửi xét giải. Giải thưởng đã phản ánh khách quan các tác phẩm VHNT của các tác giả là hội viên các tỉnh, thành phố vẫn duy trì và đi theo khuynh hướng truyền thống; các tác giả trẻ thể hiện sự tìm tòi, đổi mới nhưng nội dung, chủ đề vẫn bám sát đời sống và truyền thống, đạo lý của dân tộc. Đặc biệt, nhiều tác phẩm đã đi vào đề tài thời sự của đất nước.
![]() |
Trao giải thưởng VHNT năm 2019 cho các tác giả là hội viên các hội chuyên ngành Trung ương. |
Về tổ chức chọn, chấm giải, hội đồng giải thưởng các hội đã sàng lọc để chọn những tác phẩm có chất lượng để trao giải. Ban tổ chức trao 10 giải thưởng cho các tác giả là hội viên các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương; 63 giải thưởng cho các tác giả là hội viên các Hội VHNT địa phương, trong đó có 1 giải A, 8 giải B, 22 giải C, 25 giải Khuyến khích, 7 giải tác giả trẻ.
Truyện ngắn “Chuyến tàu mùa thu” của tác giả Trần Hải Vân (Hà Tĩnh) đoạt giải B, gồm 20 truyện ngắn, được hội đồng đánh giá có nội dung đa dạng, phong phú, đề cập nhiều vấn đề. Giải thưởng thơ năm 2019 không có giải A, giải B được trao cho tác phẩm “Ngồi gỡ tơ trời” của Trương Công Tưởng (Bình Định). Tập thơ có nhiều bài viết về tình yêu và cuộc sống đời thường. Bằng cách nhìn đa chiều, lối viết phóng khoáng, tác giả đã tạo được nét riêng trong thơ mình…
Nguồn: Khánh Huyền - QĐND
. Hai năm sau kể từ khi Julia Kristeva đưa ra khái niệm liên văn bản (intertextuality), Roland Barthes đã đi xa hơn nhiều qua một tuyên bố gây sốc: Cái chết của tác giả (The Death of the Author, 1968). Những quan niệm mới mẻ của các nhà khoa học một thời từng là trụ cột của chủ nghĩa cấu trúc đã chính thức khép lại vai trò của isme này và mở ra giai đoạn hậu cấu trúc. Trong quan niệm mang tính gây hấn của họ, người đọc, từ chỗ là kẻ bên lề, đã chính thức bước vào vị thế trung tâm với tư cách là kẻ có quyền năng tối thượng trong việc thiết lập mối quan hệ và ý nghĩa giữa văn bản và liên văn bản, giữa văn bản và các thiết chế văn hóa đã tạo ra nó(1).
Tiểu thuyết về giải phóng miền Nam Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.1975 của nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh đã vượt qua tiểu thuyết về chiến tranh biên giới phía Bắc Mình và họ của Nguyễn Bình Phương, tác giả xuất sắc của văn học đương đại.
“Tay chơi” Nguyễn Quang Sáng rời xa cõi tạm, “trưởng lão” Tô Hoài về với “Cát bụi chân ai,” nhà văn của đất và người phương Nam - Anh Đức về với đất Mẹ, tác giả của “Biển và chim bói cá” - nhà văn Bùi Ngọc Tấn kết thúc hành trình sống và viết…
"Những đỉnh núi du ca" là công trình nghiên cứu mới nhất về tộc người H'mông của nhà nghiên cứu trẻ Nguyễn Mạnh Tiến (ảnh bên), người đã cố công lang thang suốt ba năm trên khắp miền núi phía Bắc mà trọng tâm là cao nguyên đá Đồng Văn để tìm kiếm cho mình một lối tiếp cận khả dĩ nhất để giải mã những phản ứng phức tạp của tộc người vừa đặc biệt, vừa hấp dẫn nhưng cũng không ít bí ẩn.
"Có một phố vừa đi qua phố" - tập di cảo của cố tác giả Đinh Vũ Hoàng Nguyên - là một trong bốn tác phẩm văn học đoạt giải "Văn học Nghệ thuật Thủ đô 2014".
Nhà văn quân đội có tiếng Đình Kính (Hải Phòng) viết ở nhiều lĩnh vực: Tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, kịch bản phim. Mảng chủ đề lớn mà ông đeo đuổi là biển và những người lính biển, với các tác phẩm “Sóng cửa sông” (1976), “Đảo mùa gió” (1978), “Lính thủy” (1978), “Người của biển” (1985) - Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng, “Sóng chìm” (2002), “Huyền thoại tàu không số” (2012) - 2 tác phẩm này đều đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn VN. Phóng viên Báo Lao Động đã phỏng vấn ông…
Trong tiểu thuyết Xác phàm, nhà văn Nguyễn Đình Tú dùng hình ảnh “mùi buồn” để gợi lại ẩn ức về một cuộc chiến tranh.
Bất kỳ người cầm bút nào cũng đều mơ ước rằng tác phẩm của mình sẽ trở thành sách gối đầu giường của hàng triệu người. Sao chúng tôi - những nhà văn, nhà thơ Việt Nam lại không mong muốn một ngày tác phẩm của mình hiện diện trên các ngôn ngữ của dân tộc khác chứ?
NGUYỄN NHẬT ÁNH
Tạp văn
Nhà văn Tô Hoài - tác giả của cuốn sách "Dế mèn phiêu lưu ký" khiến bao thế hệ bạn đọc Việt Nam say mê - đã từ trần vào trưa 6.7.2014 tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 95 tuổi.
Nobel Văn học là đỉnh cao nhưng không phải đỉnh cao nào cũng làm hoan hỉ tất cả mọi người. Việc lựa chọn của viện Hàn lâm Thuỵ Điển những năm gần đây chắc chắn sẽ làm chạnh lòng những ai đã trót yêu thích thế giới văn chương của Kafka, Jorge Louis Borges, Umberto Eco, Robbe – Grillet, Italo Calvino…
Ngày nay, nhìn lại chủ trương cách mạng của Phan Châu Trinh cách đây hơn một thế kỷ, một lần nữa chúng ta lại thấy tầm nhìn của một người mang khát vọng Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh.
Lần nào ra Hà Nội, dù dài ngày hay chỉ là thoáng chốc, nhà văn Trần Thùy Mai cũng tới ngồi uống cà phê ở nhà hàng Thủy Tạ nhìn ngắm hồ Gươm và hẹn bạn bè tới gặp gỡ chuyện trò. Hỏi vì sao chị chỉ chọn mỗi chỗ này, Trần Thùy Mai bảo: “Là vì ở đây là “Hà Nội nhất”, lại có thiên nhiên bao quanh, giống như bờ sông Hương ở Huế vậy…”.