Trần Lan Vinh - một nửa nỗi niềm

09:50 09/06/2009
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO        (Đọc tập thơ ''Độc thoại trước mặt trời'' của Trần Lan Vinh- NXB Văn học Hà Nội- 2003)Trên thi đàn văn học Việt Nam hiện đại, sự thiếu vắng những cây bút nữ đã trở thành một vấn đề cần được chú trọng. Hầu như mỗi khi phụ nữ cầm bút, điều họ quan tâm nhất đó là sự giải bày tâm sự với ngàn ngàn nỗi niềm trắc ẩn. Nếu viết là một cách để sẻ chia tâm sự thì Trần Lan Vinh là một trường hợp như thế.

Nhà thơ Trần Lan Vinh

Tập thơ ''Độc thoại trước mặt trời'' là một cách nhìn nhận mới về lý lẽ cuộc đời, về tình yêu đôi lứa, về những thân phận làm người trên cõi nhân gian trong cách nhìn của Trần Lan Vinh. Đó là cuộc độc thoại không chỉ dành riêng cho những người thân mà tác giả còn mong muốn được lặp lại cả những niềm đau, nỗi trống trải và cả chát chua bởi cuộc đời. Thân phận của một con người trước những ngã rẽ thật sự là một câu hỏi không dễ trả lời.
Mùa thu mang số phận
Tích năm tháng cuộc đời
Trời xanh như lời giải
Mang nắng về hồi sinh

Đó là một trong những triết lý nhân sinh của Trần Lan Vinh trước vòng tuần hoàn của số phận. Cái gì sẽ hồi sinh? Đó là sự sống vĩnh hằng và những nỗi niềm trong một phút giây tâm hồn thăng hoa. Thơ Trần Lan Vinh là những tâm sự mộc mạc được viết ra với bao cung bậc đa thanh của tâm hồn. Phụ nữ làm thơ không yếu đuối đã là một thành công nhưng Trần Lan Vinh lại rất vững tin trong cách viết. Thơ chị chảy như ngọn suối ngọt ngào từ thượng nguồn, rót vào tâm hồn người đọc nỗi cảm thông và chia sẻ chân tình. Ví như:
Đơn giản vậy mà sao không hiểu
Khi tình yêu đốt cháy cô đơn
Đôi lứa gọi về hoang dại
Nhốt nhua bằng những nỗi khát khao
                    (Bao giờ nguyệt thực có đôi)

Thơ buông tâm sự là lẽ đương nhiên nhưng với Trần Lan Vinh thì ''Độc thoại trước mặt trời'' là những gì mà chị tích góp được trong cuộc sống. Sự thể nghiệm một phong cách thơ mới, độc đáo là cái tài của người viết, nhưng để đứng vững trên thi đàn với phong cách ấy là một chuyện dài. Có người sống để đời cũng chỉ có một bài thơ! Nhưng hiếm hoi thay! Ngày nay xuất hiện khá nhiều người làm thơ với bạt ngàn tập thơ được in bán khắp các hiệu sách...đó là ngàn lẻ một chuyện thơ. Tôi muốn nói tới sự khẳng khái trong phong cách thơ Trần Lan Vinh. Hẳn chị đã phải cố gắng rất nhiều khi trau chuốt ngôn từ. Xuyên suốt tập thơ của chị là tình yêu. Dẫu có nói nhiều hay ít thì đây cũng là những bài thơ tình có sự cách tân giữa thơ truyền thống và thơ hiện đại. Lối cách tân của chị được biểu hiện ở thể thơ, tứ thơ và cách sắp đặt từ ngữ. Có khá nhiều câu thơ viết rất đắt:
Thời gian vô dạ khúc
Hình như đêm dậy thì
           (Giao cảm)

Sự phá cách trong thơ Trần Lan Vinh không chỉ bó hẹp ở một mô típ cũ. Thơ chị có sự dấn thân. Sự dấn thân ấy mang lại cho chị những giây phút thăng hoa bất chợt để bờ môi run lên những cảm xúc chảy rần rật qua thái dương. Có thể tình yêu là giọt mực màu xanh mà con người ta cần phải sống để uống cạn nguồn thi hứng ấy. Người làm thơ có tâm hồn là người biết hiến dâng mình cho nghệ thuật. Nghĩa là phục vụ cái đẹp. Phục vụ con người thưởng thức cái đẹp. Nghệ thuật không bắt ép anh phải thế này, phải thế kia. Mà ngược lại anh phải điều chỉnh nghệ thuật theo cách của riêng mình. Trần Lan Vinh không phô bày vốn liếng một cách trần trụi. Chị cố gò mình trong tấm gương chỉ có khuôn mặt nông sâu của mình. Đó là một vòng tay ôm người yêu không trọn, một ánh mắt mẹ già khắc khoải đợi chờ con mình sau chiến tranh, một lá thư viết từ chiến trường, một cơn mưa hồi sinh cái chết... thơ chị không ít tìm thấy sự lãng mạn. Thơ chị viết rất thực và đời thường. Nhưng nó không sáo rỗng. Ngược lại, thơ Trần Lan Vinh mang một hơi thở dịu ngọt của người con gái miền Bắc đam mê miền Nam, đam mê những cơn mưa trắng trời Tây Nguyên trong những đoản khúc mùa. Khó nhận ra chị cố tâm dành phần lớn số bài thơ trong tập ''Độc thoại trước mặt trời'' cho Tây Nguyên. Chị có nhiều duyên nợ với mảnh đất này:
Cao nguyên...
Lửa rầm tích giấc ngủ Ba dan
Gương mặt xưa
Cát bụi khắp tượng mồ
Tiếng sỏi vỡ
Ném âm thanh gió...
            (Nhịp cồng chiêng)

Như hơi thở của người con miền cao nguyên đầy gió. Lồng ngực của người thơ bật lên những thanh âm vui tai, cuộc sống bộn bề nhưng vẫn biết ngẩng lên nhìn lại chính cảm xúc mình. Trần Lan Vinh mơ về Tây Nguyên trong một nụ hôn rạng trời chiều để đổ nắng lên mà hong khô những đợi chờ khắc khoải. Có những câu thơ như rơi xuống bởi một dấu chấm lửng hững hờ nhưng lại là sự cố ý của người ninh cất nó. Chị đã bước qua sợi dây ràng buộc với những nỗi niềm xanh rực màu nắng phương Nam, biết lột tả được sự khác nhau trong tiếng gió đại ngàn. Đôi lúc trong thơ mình, Trần Lan Vinh có chút vội vàng như sợ thời gian làm phôi phai tất cả. Chị đã dùng những dấu chấm lửng buông câu. Nét độc đáo trong phong cách thơ Trần Lan Vinh là thế. Chị không câu nệ. Chị làm thơ để tỏ nỗi lòng mình. Những bài thơ như ''Nỗi nhớ'', ''Độc thoại trước mặt trời'', ''Ám ảnh thời gian'', ''Tự bạch'', “Mạch đá trắng''... của chị đã gây được sự xúc động thực sự. Với người đọc kỹ tập thơ ''Độc thoại trước mặt trời'', hẳn cũng có chung suy nghĩ giống tôi. Tuy vẫn còn đâu đó trong ''Độc thoại trước mặt trời'' một vài câu thơ chưa được trau dồi chu chỉnh, nhưng có thể nói rằng người viết đã lột tả được cái tâm của mình trên cương vị một người mẫn cảm, thấu hiểu và không ưa câu nệ một điều gì. Trong thơ chị có nỗi ám ảnh đầy nghịch lý giữa cái hôm nay và điều đã đến hôm qua. Cũng như con người ta không thể giải quyết được vuông vức hai việc một lúc, bởi vậy thơ Trần Lan Vinh mới có sức thuyết phục bạn đọc.

Những khát khao của một người cầm bút là muốn mình thể hiện thành công suy nghĩ lên trang viết. Trần Lan Vinh là người như thế. Trong cái ồn ào của cuộc sống hôm nay, tìm thấy tâm hồn thanh tịnh đã khó. Tôi vẫn hy vọng rằng ''Độc thoại trước mặt trời'' sẽ không còn phải tự mình độc thoại, mà đó là một nửa nỗi niềm thơ gửi tới mọi người bằng tình yêu cuộc sống hôm nay.

N.T.A.Đ
(176/10-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN THỊ THANH LƯU

    Đã từ rất lâu rồi, tôi hài lòng với việc đọc thơ trong màu xám của một nỗi tuyệt vọng - nỗi tuyệt vọng không bao giờ phân tách nổi trắng đen giữa đám sương mù xám đặc dường như chỉ có dấu hiệu đậm dần lên trong những lớp lang chữ nghĩa, trong cách ngắt nhịp, buông vần.

  • MAI VĂN HOAN

    Lẽ ra tôi không viết bài này. Thiết nghĩ văn chương thiên biến, vạn hóa, mỗi người hiểu một cách là chuyện bình thường. Tốt nhất là nên tôn trọng cách nghĩ, cách cảm thụ của người khác.

  • TRIỀU NGUYÊN

    1. Đặt vấn đề
    Nói lái được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp thông thường, và trong văn chương (một lối giao tiếp đặc biệt). Để tiện nắm bắt vấn đề, cũng cần trình bày ở đây hai nội dung, là các hình thức nói lái ở tiếng Việt, và việc sử dụng chúng trong văn chương.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ  

    (Đọc tiểu thuyết “Huế ngày ấy” của Lê Khánh Căn, Nxb. Quân đội nhân dân, 2006).

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    (Đọc “Song Tử” của Như Quỳnh de Prelle)

  • VŨ TRỌNG QUANG

    Trần Thiên Thị viết tắt TTT hay đọc là 3 Tê, tôi liên tưởng đến những T thơ ca:

  • GIÁNG VÂN

    Tôi gọi chị là “ Người truyền lửa”.

  • LGT: Trong khi giở lại tài liệu cũ, tình cờ chuỗi thơ xuân năm Ất Dậu 2005 của Thầy Trần Văn Khê xướng họa với chị Tôn Nữ Hỷ Khương và anh Đỗ Hồng Ngọc rơi vào mắt.

  • Là một nhà văn có sự nghiệp cầm bút truân chuyên và rực rỡ, sau cuốn tiểu thuyết “Chuyện ngõ nghèo”, có thể coi như cuốn tự truyện của nhà văn, Nguyễn Xuân Khánh chủ trương gác bút. Bởi ông biết mỗi người đều có giới hạn của mình, đến lúc thấy “mòn”, thấy “cùn” thì cũng là lúc nên nghỉ ngơi.

  • Nhà văn Ngô Minh nhớ ông và bạn văn cứ gặp nhau là đọc thơ và nói chuyện đói khổ, còn nhà thơ Anh Ngọc kể việc bị bao cấp về tư tưởng khiến nhiều người khát khao bày tỏ nỗi lòng riêng.

  • Tháng 4.1938, Toàn quyền Đông Dương đã “đặt hàng” học giả Nguyễn Văn Huyên thực hiện công trình Văn minh Việt Nam để dùng làm sách giáo khoa cho bộ môn văn hóa VN trong các trường trung học. Một năm sau, công trình hoàn thành nhưng lại không được người Pháp cho phép xuất bản.

  • NGUYỄN VĂN MẠNH
     
    Kỷ niệm 140 năm ngày sinh Cụ Huỳnh Thúc Kháng

  • MAI VĂN HOAN

    Vào một ngày cuối tháng 5/2016 nhà thơ Vĩnh Nguyên mang tặng tôi tác phẩm Truyện kể của người đánh cắp tượng Phật Thích Ca Mâu Ni vừa mới “xuất xưởng”.

  • Trong đời sống học thuật, nhất là khoa học xã hội, có rất nhiều thân danh dành cho số đông, công chúng (quen xem tivi, nghe đài đọc báo) nhưng cũng có những tiếng nói chỉ được biết đến ở phạm vi rất hẹp, thường là của giới chuyên môn sâu. Học giả Đoàn Văn Chúc là một trường hợp như vậy.

  • Dồn dập trong ba tháng Tám, Chín, Mười vừa qua, tám trong loạt mười cuốn sách của nhà nghiên cứu về Lịch sử Việt Nam thời Tây Sơn Nguyễn Duy Chính liên tiếp ra đời (hai cuốn kia đã ra không lâu trước đó). Cuộc ra sách ồ ạt này cộng thêm việc tác giả về thăm quê hương đã thu hút sự chú ý của bạn đọc và các nhà nghiên cứu ở Việt Nam.

  • NHƯ MÂY

    Chiều 14/8/2016 không gian thơ nhạc bỗng trải rộng vô cùng ở Huế. Hàng trăm độc giả mến mộ thơ Du Tử Lê và bạn bè văn nghệ sĩ từ các tỉnh Kiên Giang, Đắk Lắk, Quảng Nam, Quảng Trị, Đà Nẵng, Hà Nội đã về bên sông Hương cùng hội ngộ với nhà thơ Du Tử Lê.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ
          Trích Tự truyện “Số phận không định trước”

    Từ ngày “chuyển ngành” thành anh “cán bộ văn nghệ” (1974), một công việc tôi thường được tham gia là “đi thực tế”.

  • NGÔ MINH

    Nhà văn Nhất Lâm (tên thật là Đoàn Việt Lâm) hơn tôi một giáp sống, nhưng anh với tôi là hai người bạn vong niên tri kỷ.

  • NGUYÊN HƯƠNG

    Ở Huế, cho đến hôm nay, vẫn có thể tìm thấy những con người rất lạ. Cái lạ ở đây không phải là sự dị biệt, trái khoáy oái oăm mà là sự lạ về tư duy, tâm hồn, tư tưởng. Thiên nhiên và lịch sử đã vô cùng khoản đãi để Huế trở thành một vùng đất sản sinh ra nhiều cá nhân có tầm ảnh hưởng lan tỏa. Và trong số những tên tuổi của Huế ấy, không thể không nhắc đến cái tên Thái Kim Lan.