Trải qua hàng trăm năm với bao biến thiên lịch sử, đến nay, cố đô Huế vẫn còn lưu giữ được những vết tích của một đấu trường độc nhất vô nhị trên thế giới - đấu trường Hổ quyền, đây không chỉ là nơi từng diễn ra những trận quyết chiến đẫm máu giữa hai loài voi - hổ, mà còn là cuộc thị uy quyền lực tuyệt đối của triều đại nhà Nguyễn.
Đội tượng binh của nhà Nguyễn. Ảnh tư liệu.
Tượng binh (voi chiến) là một lực lượng đặc biệt, hiếm khi sử dụng trong các trận chiến nhưng một khi đã sử dụng thường rất hiệu quả. Những đội Tượng binh thực sự rất mạnh mẽ, được xem là những "cỗ xe tăng" càn quét mọi chiến trường... Để xây dựng được một đội tượng binh hùng mạnh có nhiều phương pháp, nhưng cái cách mà nhà Nguyễn sử dụng để huấn luyện voi chiến đã khiến cho cả thế giới phải ngả mũ kính phục.
Chiến thần hay những “cỗ xe tăng” cổ đại
Tượng binh là một lực lượng đặc biệt, có sức công phá vô cùng khủng khiếp trên chiến trường, tuy nhiên không phải trận chiến nào cũng thích hợp sử dụng tượng binh. Tượng binh chỉ thích hợp khi đối mặt với một lực lượng đông đảo quân địch ở vị trí thoáng rộng hơn là đuổi theo những tên lính lẻ tẻ ở nơi có địa hình phức tạp. Voi chiến rất khỏe và hung dữ, chỉ cần dùng thân hình khổng lồ của mình càn qua giẫm đạp là có thể phá vỡ bất kỳ đội hình hay thế trận tác chiến nào. Da voi cũng đủ dày để chống lại các loại cung tên, giáo mác nếu lực đâm không quá mạnh. Đối mặt với tượng binh thì hầu hết các đạo quân đều mất hết sỹ khí, tinh thần và nhanh chóng rơi vào tình trạng hoảng sợ.
Ở Việt Nam, Tượng binh không phải cánh quân chủ lực của Đại Việt nhưng thực tế cho thấy voi đã được huấn luyện và sử dụng chiến đấu ở nước ta ít nhất là từ thời Hai Bà Trưng (khoảng năm 40 sau công nguyên). Những năm sau đó, voi chiến đã thể hiện ưu thế khi đối đầu với kỵ binh Mông Cổ và những đạo quân khác. Đặc biệt, vào thế kỷ 17, riêng chuồng voi ở kinh đô Thăng Long có trên 200 con. Nếu tổng huy động voi chiến trên toàn quốc có thể lên đến 2.000 con voi trận cho một trận chiến.
Đây là một lực lượng hùng mạnh và ghê gớm, có khả năng phá vỡ trận địa quân địch trên phạm vi rộng, gây kinh hoàng trong hàng ngũ địch. Trong những trận chiến của vị tướng vĩ đại Quang Trung, đại pháo đã được đặt trên lưng voi chiến và biến nó thành một chiếc xe tăng đúng nghĩa, điển hình là trận đánh thành Ngọc Hồi làm quân Mãn Thanh phải kinh hoàng khiếp đảm.
Khi hình thái chiến tranh hiện đại bắt đầu, voi chiến trở nên lỗi thời trước sức mạnh của đại bác. Tuy nhiên, nhà Nguyễn vẫn tiếp tục huấn luyện voi chiến trong đội cấm binh của quân đội. Các vua Triều Nguyễn cũng được xem là những tín đồ "sùng" voi chiến bậc nhất. Bằng chứng là không chỉ dành nhiều "ưu ái" cho voi trên chiến trường mà ngay sau khi thống nhất giang sơn, lên ngôi hoàng đế, vua Gia Long đã cho xây dựng Long Châu Miếu (hay còn gọi là Điện Voi Ré) để thờ bốn con voi dũng cảm nhất trong đội tượng binh nhà Nguyễn.
Đây là những con voi đã từng "vào sinh, ra tử" lập nhiều công lớn giúp vua Gia Long thống nhất đất nước. Hiện nay, vẫn còn có bốn bài vị đề tên và tước hiệu được vua Gia Long phong cho bốn con voi lập nhiều công trạng gồm: Đô Đốc Hùng Tượng Ré; Đô Đốc Hùng Tượng Bích; Đô Đốc Hùng Tượng Nhĩ và Đô Đốc Hùng Tượng Bôn được đặt trong miếu Long Châu.
Những cuộc săn lùng “chúa tể rừng xanh”
Các triều đại nhà Nguyễn đã tốn không ít công sức và tiền của, thậm chí đổi cả bằng máu để xây dựng nên một đội tượng binh hùng mạnh, thiện chiến bậc nhất trong lịch sử. Một trong những chính sách mà triều Nguyễn áp dụng thành công nhất, đó chính là dùng tiền làm "hoa mắt" các phường thợ săn, khiến họ bất chấp hiểm nguy quyết chí "bán mạng" vào rừng săn hổ dữ về dâng lên vua lĩnh tiền thưởng. Để hợp thức hoá kế hoạch này, nhà Nguyễn đã khéo léo lồng ghép việc này vào chính sách ban thưởng cho quân, dân diệt trừ được nạn thú dữ.
Chuyện ban thưởng cho những quân dân diệt trừ được thú dữ có từ thời vua Gia Long. Năm 1804, năm Gia Long thứ ba, trước nạn thú dữ hoành hành ở nhiều địa phương, vua ban lệ cho các thành, doanh, trấn, đạo, đặc biệt lưu ý đến phàm dân ở chân núi có ác thú ra sức đặt bẫy bắt hổ dữ mỗi con được thưởng 30 quan tiền.
Đến triều Minh Mạng, mức thưởng cho những ai diệt được hổ được triều đình gia tăng, chỉ riêng số tiền thưởng cho mỗi đuôi hổ đã là 10 quan. Tuy nhiên, thấy việc kêu gọi nhân dân săn bắt hổ không mấy hiệu quả nên vua Minh Mạng đưa ra quyết sách thứ hai: "Vì dân trừ hại là trách nhiệm của quan binh". Trên cơ sở đó, vua ban dụ cho khắp Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, Án sát các trực tỉnh nếu nghe hạt mình có tin báo về hổ làm hại phải đem binh săn bắt hoặc phái một viên quản vệ quản cơ đến hiệp đồng với viên phủ huyện sở tại đặt cách săn hổ.
Trước nghiêm lệnh ấy của đấng chí tôn, phong trào diệt thú dữ diễn ra rộng khắp địa phương nên từ năm Minh Mạng thứ 9 đến năm thứ 19 (1838), nạn thú dữ càn quấy tạm lắng, thiên tử chẳng phải nhọc tâm ban chỉ dụ kêu gọi, đốc thúc quan binh phải nỗ lực tiêu diệt thú hoang hung dữ như mọi năm. Thế nhưng đến năm Minh Mạng thứ 20 (1839), tình hình nghiêm trọng trở lại và vua Minh Mạng lại ban dụ lệnh cho Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, Án sát ở các hạt từ Quảng Bình trở vào Nam nơi nào có nhiều vết qua lại của hổ dữ thì quan tỉnh ấy phải thân hành đem quân, hoặc phái lãnh binh, hoặc phái một viên quản vệ tới hiệp đồng với viên phủ huyện ra sức bắt giết.
Bỏ mạng giữa đại ngàn
Năm Minh Mạng thứ 21, khi hay tin hạt Thừa Thiên (gần kinh thành) lâu nay thú dữ mất tích bỗng dưng xuất hiện vết hổ ra vào, vua Minh Mạng liền phái phó vệ úy Võng Thành đem đến 300 biền binh đi truy lùng hổ dữ với tiền thưởng cao ngất ngưởng, mỗi đuôi hổ được thưởng 30 quan, cao gấp 3 lần phần thưởng năm Minh Mạng thứ 18. Và để tránh việc đang yên lành nay thú dữ xuất hiện, theo lệnh vua, các tỉnh nổi tiếng về nạn thú dữ hoành hành gồm Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa mỗi tháng một lần hoặc vài tháng một lần thường thay phiên nhau đem biền binh tới các rừng rú thuộc hạt săn bắn rộng rãi nhằm xua hết thú dữ để trừ hại cho dân. Như những lần ban dụ khác, lần này thiên tử cũng lưu ý: "Nếu coi thường không quan tâm để săn thú rừng, làm cho dân phải lo, trở ngại cho đường ngựa trạm hoặc đến chậm trễ thì chỉ hỏi tội quan tỉnh ấy".
Vào thời vua Thành Thái, lệ thưởng cho người bắt được cọp rất cao: "Lệ trước bắt được một con cọp chỉ thưởng 30-40 quan, nay chuẩn trở đi phàm xã dân bắt được cọp bất kể đường sá xa gần đều cho đem móng, đuôi và bộ da trình nạp, ai bắt được một con cọp thưởng 100 quan". Trong suốt thời gian này, những cuộc săn lùng mãnh hổ đã diễn ra vô cùng khốc liệt, vô số thợ săn và binh lính đã phải bỏ mạng giữa đại ngàn. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều mãnh hổ bị giết và bắt sống. Những con hổ bị bắt sống được bí mật đưa về kinh thành, cắt hết móng vuốt, nhốt trong chuồng sắt, chờ ngày hội lớn sẽ đem ra hiến tế, làm "địch thủ" cho đội tượng binh hoàng gia giày xéo...
Vùng đất thiêng của voi chiến
Ông Phan Thanh Hải (Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế) cho biết, Điện Voi Ré nằm trong quần thể di tích Cố đô được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới năm 1993 và được Nhà nước công nhận là Di tích văn hóa cấp quốc gia năm 1998. Nguyên tại vị trí xây dựng Miếu Long Châu, trước đây đã có mộ một con voi thời các chúa Nguyễn gọi là mộ Voi Ré. Truyền thuyết về mộ Voi Ré được lưu truyền trong dân gian xứ Huế như sau: Trong cuộc chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh, có một dũng tướng nhà Nguyễn cưỡi voi chiến đấu với quân Trịnh bị tử trận, con voi thương tiếc chủ đã chạy về phía nam Đồi Thọ Cương rống lên thảm thiết và chết. Người dân trong vùng đắp mộ cho con voi trung liệt ấy và gọi là mộ Voi Ré. Vì thế, sau khi thống nhất được đất nước, vua Gia Long quyết định xây Long Châu Miếu ngay tại vị trí mộ Voi Ré như là đất đắc địa mà loài voi đã chọn, nên dân gian gọi là Điện Voi Ré.
Theo BẠCH HƯNG (Người Đưa Tin)
Sáng ngày 27/4, tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Bảo tàng Mỹ thuật Huế (17 Lê Lợi, Huế), Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, phối hợp cùng Bảo tàng Mỹ thuật Huế triển lãm gốm Nhật “YAKISHIME – Dáng hình của Đất”.
Sáng ngày 27/4, Trung tâm BTDT cố đô Huế đã tổ chức Triển lãm "Cây kiểng, phong lan 3 miền” tại vườn Cơ Hạ, vườn Thiệu Phương - Đại Nội Huế.
Chiều ngày 24/4/2023, Bảo tàng Mỹ thuật Cécile Le Pham ( 53 Hàm Nghi) đã chính thức mở cửa đón tiếp, phục vụ công chúng đến tham quan.Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ.
Chiều ngày 23/4, tại Tạp chí Sông Hương, Chiều 23/4, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương tổ chức chương trình giới thiệu tuyển tập “Thời tôi mặc áo lính” của nhà văn Nguyễn Quang Hà.
Ngày 22/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tổ chức lễ bế mạc trại sáng tác Văn học nghệ thuật “Phong Bình - Miền quê yêu dấu” năm 2023, tại UBND xã Phong Bình (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Chiều ngày 21.4, tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế (Quốc Tử Giám Huế), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ II năm 2023.
Sáng ngày 20/4, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã tổ chức khai mạc Ngày Hội đọc sách hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2023.
Chiều ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế đã diễn ra buổi tọa đàm giới thiệu về 2 bộ tiểu thuyết Từ Dụ Thái hậu và Công chúa Đồng Xuân của nhà văn Trần Thùy Mai.
Sáng ngày 19/4, Thư viện Tổng hợp tỉnh đã tổ chức chương trình Khai mạc chuỗi các hoạt động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2023.
Sáng 19/4, tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế tố chức khai mạc trưng bày với chủ đề Sách cổ hiến tặng và giới thiệu tác phẩm “Ngự chế minh văn cổ khí đồ”.
Sáng ngày 18/4, tại Lầu Tàng Thơ – TP Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 2 năm 2023 và Triển lãm “ Lưu dấu lịch sử, khám phá Tàng Thơ Lâu”. Tham dự có đồng chí Hoàng Khánh Hùng – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Sáng sớm 16/4, hơn 10.000 VĐV từ khắp mọi miền đã tham gia tranh tài ở các cự ly 5km, 10km, 21km, 42km tại giải chạy VnExpress Marathon Imperial Huế 2023 do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo điện tử VnExpress tổ chức.
Sáng ngày 15/4/2023, tại Làng cổ Phước Tích, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật tỉnh, Huyện ủy Phong Điền tổ chức khai mạc Trại sáng tác văn học, nghệ thuật với chủ đề “Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”. Tham dự có Đồng chí Hoàng Khánh Hùng, UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Chiều ngày 14/4, Tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã diễn ra buổi khai mạc Triển lãm chuyên đề “Một số dòng tranh dân gian tiêu biểu của Việt Nam và nghề thủ công truyền thống Huế”.
Sáng 14/4, UBND thành phố Huế tổ chức họp báo Festival Nghề truyền thống Huế 2023.
Chiều ngày 13/4, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Công ty Cổ phần Truyền thông Hexa Media tổ chức khai mạc Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế với chủ đề “Huế - Nét đẹp Cố đô”.
Sáng 11/4, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2022. Thừa Thiên Huế đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng PCI năm 2022 (tăng 02 bậc so với 2021).
Ban tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế 2023 vừa thông tin về kế hoạch tổ chức chương trình “Tri ân dòng Hương” tại Festival nghề truyền thống Huế 2023. Đây là lần đầu tiên Chương trình được tổ chức nhằm tri ân, bày tỏ sự cảm kích với dòng sông Hương với bề dày lịch sử đã ban mùa màng hoa trái và trầm tích văn hóa xứ sở.
Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế Huế 2023 có chủ đề “Nét đẹp Cố đô” sẽ được tổ chức từ 12 - 20/4. Lễ hội do Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty Hexa tổ chức.