Chiều ngày 10/7, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi tọa đàm “Về bản di chúc của vua Tự Đức và về một tấm bản đồ của quân đội triều Nguyễn” do nhà nghiên cứu, diễn giả Trần Viết Ngạ trình bày, diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.
Tấm bản đồ của quân đội triều Nguyễn.
Bản đồ quân sự của triều đình Huế được vẽ năm 1858 và được lưu giữ tại Bảo tàng lưu trữ quốc gia Pháp. Năm 2003, tại Pháp có một cuốn sách quý thu thập được nhiều tài liệu về Đông Dương, mãi đến năm 2015, nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc được những người bạn ở Pháp tặng sách và thông qua nhiều kênh tư liệu khác nhau nên nhà nghiên cứu đã tìm được bản đồ. Lúc đó bản đồ đã được chụp lại, scan và đánh số ký hiệu nhưng rất mờ và không thể đọc được. Sau đó nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc tìm hiểu thêm từ bản đồ đen trắng của vua Tự Đức có vẽ núi sông và Đại Nam nhất thống toàn đồ, bản đồ vẽ dưới thời Minh Mạng (1838) , trong đó có nhiều chi tiết về thủy - hải lộ. Tác giả đã dựa vào hai bản đồ và ước lệ, bổ sung thông tin trên bản đồ quân sự và đọc rõ gần hết bản đồ.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Phó chủ tịch phụ trách Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu tại buổi tọa đàm |
Đây là bản đồ quân sự duy nhất mà ta có trong nguồn sử liệu về việc Pháp đánh chiếm– Đà Nẵng và sự phòng thủ của triều đình vào những năm 1858 đến 1960. Bản đồ được viết bằng hai thứ tiếng là tiếng Việt và tiếng Pháp đã cho thấy sức mạnh của quân dân ta ra sức xây dựng, đoàn kết chống Pháp. Từ bản đồ cũng đã chỉ rõ được Nguyễn Tri Phương cùng với quân dân ở đây đã tiến hành thực hiện những kế sách đánh Pháp hợp lý, cho lập đồn Liên Trì và đắp lũy dài bằng cát từ Hải Châu cho đến Phúc Ninh, rồi chia quân ra phòng giữ. Cùng với việc xây dựng đồn lũy, Nguyễn Tri Phương còn vận dụng nhiều cách đánh sáng tạo như đánh du kích làm tiêu hao lực lượng của Pháp hay cùng với nhân dân lấy lưới bủa vây làm cho bánh lái, chân vịt của tàu Pháp bị vướng gặp khó khăn trong lúc di chuyển.
![]() |
|
Nhà nghiên cứu , diễn giả Trần Viết Ngạc tại buổi tọa đàm |
Nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc cho rằng bản đồ đã giúp chúng ta ứng dụng được trong thực tế hiện nay, đó là đánh giá được việc vẽ đồ án trong thiết kế xây dựng, nghiên cứu được hành chính như sông, suối, đường giao thông, bến đò, cầu ruộng, trằm, khu dân cư…Đặc biệt bản đồ đã chỉ ra được 108 làng xã, và một số cơ sở kinh tế.
Tại buổi tọa đàm, nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc cũng dành một phần lớn thời gian để phân tích về bản di chúc của vua Tự Đức. Trong lúc quân Pháp đang chiếm đánh triều đình, loạn lạc xảy ra khắp nơi, trách nhiệm của vua Tự Đức ngày càng lớn. Sau khi lâm bệnh, vua Tự Đức trăn trở việc chọn ai là người kế vị. Cuối cùng, vua Tự Đức chọn vua Dục Đức lên ngôi vì vua Dục Đức tuy có nhiều tính xấu mà trong di chúc vua tự Đức viết rằng: “ Nhưng vì có tật ở mắt nên hành vi mờ ám, sợ sau này thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm cũng là điều chẳng tốt chưa chắc đã làm nên việc lớn, nước có vua lớn tuổi điều này may mắn cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây”, vì vậy tình hình đất nước lúc bấy giờ buộc vua Tự Đức phải chọn một ông vua lớn tuổi để chăm lo chính sự.
Phương Anh
Sáng ngày 04/5, Trường Cao đẳng Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU ngày 08/8/2023 của Ban thường vụ Tỉnh ủy và thông tin về định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và hưởng ứng Lễ phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.
Chiều 3/5 tại UBND xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, Hội Nhà văn Thừa Thiên phối hợp UBND xã Vinh Xuân tổ chức khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi” năm 2024.
Tối 29/4/2024, tại bãi tắm Thuận An, phường Thuận An - TP Huế đã diễn ra chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024.
Tối 27/04, tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế đã diễn ra khai mạc Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 với chủ đề “Ẩm thực Huế với bốn phương”.
Thực hiện Kế hoạch 168-KH/BTCTW, ngày 04/4/2024 của Ban Tổ chức Trung ương về tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024, nhằm tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng trên các phương tiện thông tin đại chúng và mở rộng phạm vi, tầm ảnh hưởng sâu rộng của Giải báo chí về xây dựng Đảng; Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ III - năm 2024.
Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại do Ban Chỉ đạo Công tác Thông tin đối ngoại Trung ương tổ chức hàng năm nhằm ghi nhận, tôn vinh các tác giả/nhóm tác giả có tác phẩm/sản phẩm xuất sắc trong lĩnh vực thông tin đối ngoại (TTĐN).
Với định hướng đưa thành phố Huế trở thành một trong những thành viên của Mạng lưới thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực sáng tạo ẩm thực vào năm 2025, “Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024” được UBND thành phố Huế tổ chức nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Huế, hướng đến tổ chức thường niên để phục vụ người dân địa phương, khách du lịch trong nước và quốc tế.
Sáng ngày 21/4, tại đường Lê Duẩn (TP Huế) đã diễn giải chạy thứ 18 trong hệ thống giải VnExpress Marathon do Báo VnExpress, Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT phối hợp tổ chức.
Tối 19/4, tại phố đi bộ đường Hai Bà Trưng (TP. Huế), Sở Du lịch tổ chức sự kiện “Huế - Chào hè 2024”. Đến dự chương trình có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.
Sáng ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Chiều 12/4, UBND huyện Phú Lộc vừa tổ chức buổi họp báo chương trình kỷ niệm “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới - 15 năm Xây dựng và Phát triển”.
Sáng ngày 10/4, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Ban Bảo trợ Điện Huệ Nam và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức khai hội Lễ hội Điện Huệ Nam 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ lễ hội mùa hạ Festival Huế 2024.
Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia với chủ đề “Tự hào một dải biên cương lần thứ III” do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức.
Chiều ngày 06/4, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty TNHH năng lượng môi trường EB Thừa Thiên Huế tổ chức lễ Khánh thành dự án Nhà máy điện rác Phú Sơn.
Chiều ngày 6/4, tỉnh Thừa Thiên Huế vinh dự đón đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương đến tham dự Lễ khởi khởi công Dự án Đầu tư xây dựng bến Tổng hợp - container số 4 và số 5 cảng Vsico Chân Mây, tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.
Sáng ngày 06/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế giai đoạn 2 thuộc Bệnh viện Trung ương Huế - một trong 5 bệnh viện hạng đặc biệt được Chính phủ và Bộ Y tế lựa chọn để nâng cấp trở thành bệnh viện ngang tầm quốc tế.
Sáng ngày 06/4, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 nhằm công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung đô thị đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cũng như giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế, định hướng phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế đến với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.